Cập nhật nhanh nhất giáo án Ngữ Văn lớp 10 ( cả năm) được soạn đầy đủ, chi tiết 5 hoạt động. Các tiết học đều được phân tích rõ từng hoạt động, bám sát chương trình sách giáo khoa
I. Về kiến thức: - Hiểu được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam cùng quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
- Nắm vững hệ thống vấn đề về thể loại của văn học Việt Nam và con người trong văn học Việt Nam.
II. Về kĩ năng:
- Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam.
6352

Bìa sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 học kì 1 , kì 2​
Trích bài giảng minh họa:

CHỦ ĐỀ: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
Tiết 27- KHDH
Ngày soạn:
Ngày dạy
:
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.
I. Về kiến thức:
-
Nắm được khái niệm cơ bản của ngôn ngữ sinh hoạt
- Nắm được đặc trưng cơ bản để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác
- Vận dụng tốt lí thuyết để làm bài tập thực hành
II. Về kĩ năng:
-
Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ.
III. Phẩm chất:
- Coi trọng việc diễn đạt trong giao tiếp, có sự lựa chọn từ ngữ cho phù hợp
- Ý thức giữ gìn sự trong sáng, tình yêu và niềm tự hào với Tiếng Việt.
IV. Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ đúng phong cách để đạt được hiệu quả giao tiếp
- Các năng lực khác: Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo
- Phẩm chất: Ý thức giữ gìn sự trong sáng và tình yêu, niềm tự hào đối với tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án/ Thiết kế bài học/ sgk
- Kế hoạch phân công nhiệm vụ theo nhóm
- Cách đặt câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh
- GV tổ chức dạy học theo PP dạy học dự án và trả lại tác phẩm về cho học sinh.
II. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem lại kiến thức về Tiếng Việt ở cấp THCS
- Nắm chắc kiến thức của bài học " Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết"
- Chuẩn bị bài mới:
+ Đọc trước SGK bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
+ Soạn các câu hỏi trong từng phần và làm các bài trong phần luyện tập.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- GV kiểm tra bài cũ :

CH: Trình bày đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ?
- GV giới thiệu bài mới:


HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
-Mục tiêu: - Nắm được khái niệm cơ bản của ngôn ngữ sinh hoạt
- Nắm được đặc trưng cơ bản để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác
-Phương tiện: Sách giáo khoa.
-Phương pháp, kĩ thuật: Đọc ghi nhớ, tư duy, trình bày một phút,

Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- GV yêu cầu 1 HS tự đọc

  • GV yêu cầu hs tự đọc








II. GV hướng dẫn HS tìm hiểu phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- GV yêu cầu HS đọc mục II trong Sgk và nêu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (theo kĩ thuật trình bày một phút)
- HS nêu 3 đặc trưng cơ bản
- GV hướng dẫn hs tìm hiểu từng đặc trưng cụ thể
GV phát vấn:
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau: Vì sao trong giao tiếp ngôn ngữ lại mang tính cụ thể ?

Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chốt lại vấn đề



GV phát vấn:
- Tính cảm xúc được biểu hiện như thế nào trong gioa tiếp?
- HS suy nghĩ và trả lời
- GV hướng dẫn và gợi ý, sau đó chốt lại vấn đề





GV phát vấn:
Ngoài phương diện ngôn ngữ ra tính cảm xúc con biểu hiện ở đâu?



GV phát vấn: Em hiểu thế nào về tính cá thể ?
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chốt lại vấn đề


Sau khi tìm hiểu kĩ về 3 đặc trưng cơ bản, GV cho HS rút ra khái niệm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ?
I. Ngôn ngữ sinh hoạt
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

* Khái niệm:
Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, quan điểm…, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
- Dạng nói: độc thoại, đối thoại.
- Dạng viết: nhật kí, thư từ, hồi ức cá nhân.

II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
1. Tính cụ thể

- Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cụ thể:
+ Có địa điểm và thời gian cụ thể (buổi trưa, khu tập thể).
+ Có người nói cụ thể (các nhân vật)
+ Có người nghe cụ thể ( các nhân vật trong cuộc thoại).
+ Có đích lời nói cụ thể (Lan, Hùng gọi Hương đi học, mẹ Hương khuyên Lan, Hùng…)
+ Có cách diễn đạt cụ thể qua việ dùng từ ngữ phù hợp với đối thoại.
"Dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt là tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, con người, cách nói năng, từ ngữ diễn đạt.
- Trong giao tiếp hội thoại ngôn ngữ phải cụ thể, càng cụ thể thì người nói và người nghe càng hiểu nhau, ngôn ngữ càng trừu tượng, sách vở thì càng gây khó khăn cho giao tiếp.
2. Tính cảm xúc
Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cảm xúc biểu hiện :
- Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ tình cảm qua giọng điệu.
- Những từ ngữ có tính khẩu ngữ và biểu hiện cảm xúc rõ rệt: gì mà, gớm…
- Những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc: câu cảm thán; những lời đáp gọi…
→ Đặc trưng thứ hai của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cảm xúc. Không có lời nào nói ra mà không có cảm xúc.
- Tính cảm xúc còn thể hiện ở những hành vi kèm lời như: vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ. Vì vậy ngôn ngữ sinh hoạt gắn liền với các phương tiện giao tiếp đa kênh.
- Người tiếp nhận nhờ những yếu tố cả xúc mà hiểu nhanh hơn cụ thể hơn những điều nói ra.
3. Tính cá thể
- Mỗi người có một giọng nói khác nhau.
- Ngoài giọng nói, mỗi người có cách dùng từ ngữ, lựa chọn kiểu câu riêng. Qua giọng nói, qua từ ngữ và cách nói quen dùng có thể nhận biết lời nói của ai, tuổi tác giới tính, cá tính, địa phương…
* Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hàng ngày.

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP
-Mục tiêu: HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập
-Phương tiện: Sách giáo khoa.
-Phương pháp, kĩ thuật: Đọc ghi nhớ, tư duy, trình bày một phút,

Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
III. GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần luyện tập

* CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ như sau:
+ Nhóm 1: làm bài tập 1 (trang 127)
+ Nhóm 2: làm bài tập 2 (trang 127)
+ Nhóm 3: làm bài tập 3 (trang 127)






- HS thảo luận nhóm từ 5 - 7 phút.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung
- GV nhận xét hướng đến nội dung cần đạt.
HS tự làm BT 3
III. Luyện tập
Bài tập 1. (trang 127)
Gợi ý

- Ngôn ngữ trong nhật kí “Đặng Thuỳ Trâm” mang đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
+ Tính cụ thể: thời gian là đêm khuya không gian là rừng núi, “Nghĩ gì đấy Th. ơi”, “nghĩ gì mà”
+ Tính cảm xúc: giọng điệu, câu nghi vấn, từ ngữ được viết theo dòng tâm tư.
+ Tính cá thể : Ngôn ngữ của một con người giầu cảm xúc: Đáng trách quá Th. ơi, Th có nghe…

2. Bài tập 2 (trang 127)
Gợi ý

- Từ xưng hô: mình - ta; cô - anh
- Ngôn ngữ đối thoại: có nhớ ta chăng/ Hỡi cô yếm trắng
- Lời nói hàng ngày: mình về; ta về;
Lại đây đập đất trồng cà với anh



3. Bài tập 3 (trang 127)
HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, VẬN DỤNG
(Học ở nhà)​
-Mục tiêu: HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao.
-Phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu
-Phương pháp, kĩ thuật: Đọc ghi nhớ, tư duy, trình bày vấn đề.
* CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bài tập: Hãy ghi lại cuộc trò chuyện giữa bạn và bố mẹ trong gia đình và nhận xét lời đối đáp trong cuộc trò chuyện ấy theo những đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ?- HS làm việc cá nhân

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, BỔ SUNG
- Vận dụng tốt trong giao tiếp hằng ngày
- Tìm đọc thêm cuốn Phong cách học và các phong cách chức năng Việt ( Hữu Đạt, NXB văn hóa-thông tin Hà Nội,2000)

File giáo án đầy đủ và chi tiết tại đây. Tải hoàn toàn miễn phí:
 

Đính kèm

  • GIÁO ÁN VĂN 10 NĂM 20-21 CẢ NĂM giaoanchuan.docx
    825.1 KB · Lượt xem: 3
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top