giáo án Ngữ văn 10 tuần 24: Tình cảnh lẻ loi người chinh phụ, yêu cầu sử dụng tiếng việt

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án Ngữ văn lớp 10 tuần 24 tập trung nâng cao phần tiếng việt. Đây là phần rất quan trọng trong bài học của tuần này. Đặc biệt qua các tác phẩm của văn học giúp ta có những kĩ năng viết văn, nghị luận qua tác phẩm : " Tình cảnh lẻ loi người chinh phụ ", yêu cầu sử dụng tiếng việt

6884



Tiết 70,71 -KHDH

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHỦ ĐỀ: THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

(Trích Chinh phụ ngâm – Bản dịch Đoàn Thị Điểm)



I. Mức độ cần đạt

1. Kiến thức

Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến, đòi quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi thể hiện qua việc miêu tả thế giới nội tâm đầy những mong nhớ, cô đơn, khao khát,... của người chinh phụ.

2. Kĩ năng

Đọc - hiểu, tiếp cận thể loại ngâm khúc.

3. phẩm chất

- Giáo dục ý thức cảm thông và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam;

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ trung đại Việt Nam.

- Năng lực đọc – hiểu các khúc ngâm trong văn học trung đại Việt Nam.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người chinh phụ xưa;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tuưởng à nghệ thuật của tác phẩm;

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.

II. Chuẩn bị

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Tranh ảnh về nhà thơ, hình ảnh người chinh phu, chinh phụ, khúc ngâm, ;

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

III. Tổ chức dạy và học.

1. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Tính cách nhân vật Lưu Bị trong Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” khác nhau như thế nào?

3. Tổ chức dạy và học bài mới:


HĐ 1. KHỞI ĐỘNG

-Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.

-Phương tiện: Máy chiếu.

-Phương pháp, kĩ thuật: kể nhanh, tư duy nhanh, trình bày một phút.


CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

Hoạt động của Thầy và tròChuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
- GV giao nhiệm vụ: Các em đã học đoạn trích nào của Chinh phụ ngâm trong chương trình THCS? Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích đó?
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Người khuê phụ trong bài thơ “Khuê oán” của Vương Xương Linh từng thốt:
“Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hốt giao phu tế mịch phong hầu”
Nỗi niềm này một lần nữa chúng ta lại bắt gặp trong “Chinh phụ ngâm”.Đây là đoạn trích trong khúc ngâm được xem là tiêu biểu cho thể loại khúc ngâm trong văn học Việt Nam
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.

- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.


- Có thái độ tích cực, hứng thú.

HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục tiêu: Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, hiểu được nội dung và những nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích.

-Phương tiện: Sách giáo khoa.

-Phương pháp, kĩ thuật: Đọc ghi nhớ, tư duy, trình bày một phút,




Hoạt động của GV - HSKiến thức cần đạt

*CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- Giáo viên giao nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân.
- HS báo cáo.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
* Bước 1: Trình bày nét chính về tác giả Đặng Trần Côn?
Hoàn cảnh sáng tác, nội dung, thể thơ của tác phẩm “Chinh phụ ngâm” ? Vấn đề dịch giả ?
Chủ đề đoạn trích ?

Nhấn mạnh, mở rộng một số vấn đề:
- Về dịch giả: có thuyết nói là của Phan Huy Ích, nhưng thuyết phổ biến hơn là Đoàn Thị Điểm. (Sự đồng cảm của nữ sĩ trong thời gian chồng đi sứ sang Trung Quốc).
- Thể thơ: nguyên tác là thể trường đoản cú (các câu dài, ngắn không đều), còn bản diễn Nôm là thể thơ song thất lục bát.
- GV giới thiệu khái quát:
+ Tình trạng loạn lạc của xã hội Việt Nam ở những năm 30 – 40 của thế kỉ XVIII (thời kì “Chinh phụ ngâm ra đời”).
+ đề tài người vợ lính khá phổ biến trong thơ đường, trong ca dao.
(NL thu thập thông tin)
I. Tìm hiểu chung
Tác giả, dịch giả và tác phẩm, vị trí đoạn trích (SGK).
1. Tác giả Đặng Trần Côn (? - ?)
- Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII
- Ngoài “Chinh phụ ngâm”, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán.
2. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm”:
a) Hoàn cảnh ra đời:
(SGK)
b) Thể thơ
- Nguyên tác: thể trường đoản cú. (câu thơ dài ngắn không đều nhau)
- Bản dịch: thể thơ song thất lục bát.
c) Nội dung:
- Sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
- Khao khát tình yêu hạnh phúc lứa đôi.
d) Về dịch giả:
Vấn đề dịch giả của bản dịch hiện vẫn chưa rõ.
+ Có ý kiến cho rằng là của Đoàn Thị Điểm.
+ Lại có ý kiến cho rằng là của Phan Huy Ích.
3. Đoạn trích:
Chủ đề: Tình cảnh, tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ trong thời gian chồng đi đánh trận không có tin tức.
GV cùng HS tìm hiểu chú thích chân trang.
* Bước 2: Tìm hiểu nỗi cô đơn của chinh phụ trong cảnh một mình bên đèn, ngoài hiên (16 câu đầu)
Gọi HS đọc 8 câu thơ đầu.
Nhận xét động tác của người chinh phụ có gì đặc biệt?
Nhấn mạnh: người chinh phụ rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại trong hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành báo người chồng sắp trở về mà không nhận được một tin tức nào? Cách tả này cho thấy sự tù túng, bế tắc của chinh phụ .
Tìm điệp ngữ bắt cầu và phân tích tác dụng của nó?
Hình ảnh hoa đèn, ngọn đèn gợi cho em nhớ đến tác phẩm nào đã học?
GV gợi ý, hướng dẫn HS phát hiện ra các ý chính:
- Người bạn duy nhất lúc này là ngọn đèn vô tri, vô giác. Điệp ngữ bắc cầu: “đèn biết chăng – “Đèn có biết” : tâm trạng buồn triền miên kéo dài lê thê trong thời gian và không gian dường như chẳng bao giờ dứt.
- Hình ảnh ngọn đèn gợi nhớ bài ca dao trữ tình quen thuộc:
“ Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
………………….”
Bên cạnh hình ảnh đèn, ngoại cảnh đã tác động đến người chinh phụ như thế nào?
Nhấn mạnh: dùng thiên nhiên, tự nhiên để diễn tả tâm trạng là biện pháp quen thuộc của văn học trung đại theo kiểu:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
+ tiếng gà oe óc gáy: thao thức suốt đêm
+ bóng cây hòe: gợi cảm giác hoang vắng, cô đơn, đáng sợ.
tzACMHFWcQs9IsS2p3Fi-nJ51W9yYXEZlAcLeEykQJ-_ihe2bDK1YVjegdYSjllIJ3MulVXXxM0bkW9XsslpHOvaluCsQjGxYjbOhbXxqG1fjBjG557EPbTXgNYSVPTPWNjQadA
thời gian, không gian xa cách mà nhớ thương, một khắc một giờ dài như một năm.
Ngồi một mình trong phòng, người chinh phụ đã làm gì? Tâm trạng như thế nào?
Chốt ý:
- Tả nội tâm qua ngoại hình: buồn rầu, nói không nên lời, soi gương thấy khuôn mặt đẫm lệ.
- Tả các hành động diễn ra trong phòng: gượng đốt hương, gượng soi gương đặc biệt là gượng gảy đàn vì không phù hợp, sợ điềm chẳng lành.
tzACMHFWcQs9IsS2p3Fi-nJ51W9yYXEZlAcLeEykQJ-_ihe2bDK1YVjegdYSjllIJ3MulVXXxM0bkW9XsslpHOvaluCsQjGxYjbOhbXxqG1fjBjG557EPbTXgNYSVPTPWNjQadA
thói quen, thú vui giờ đây trở nên vô nghĩa.
Khái quát tâm trạng người chinh phụ trong đoạn thơ?
GV nhận xét, chốt như phần bên
GV liên hệ hình ảnh người khuê phụ trong “khuê oán”.

* Bước 3: Tìm hiểu nỗi nhớ thương chồng nơi phương xa.
Gọi HS đọc 8 câu còn lại
Nhận xét về cách miêu tả hỉnh ảnh thiên nhiên trong đoạn thơ này?

Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn này? Tác dụng của chúng trong việc thể hiện tâm trạng của người chinh phụ ?
Định hướng:
- Thiên nhiên rộng lớn, cách trở: nỗi cách ngăn chồng vợ, nỗi nhớ khôn nguôi, không tính điếm được.
- Hệ thống từ láy, điệp ngữ bắc cầu: tình yêu thương của người vợ nơi quê nhà như nhuốm vào giọt sương, giọt mưa trong tiếng côn trùng ra rả.
GV: Vì sao người chinh phụ đau khổ?
- Người chinh phụ đau khổ vì cô đơn, vì mong muốn tha thiết được sống trong tình yêu lứa đôi, nhưng người chồng cứ xa vắng, biền biệt.
II. Đọc - hiểu văn bản
1/Tám câu đầu : Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ
- Nỗi cô đơn thể hiện qua hành động một mình dạo hiên vắng, buông, cuốn rèm nhiều lần, mong tin vui mà "Ngoài rèm thước chẳng mách tin".
- Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya ; vẫn chỉ là "Một mình mình biết, một mình mình hay".
Hai khổ thơ đầu vẽ lên hình ảnh người chinh phụ lẻ loi ở mọi nơi, mọi lúc: lẻ loi trong căn phòng vắng, lẻ loi cả khi bước ra ngoài, lẻ loi ban ngày và lẻ loi, cô độc hơn trong cảnh đêm khuya... Người chinh phụ hết đứng lại ngồi, dạo quanh "hiên vắng", “gieo” từng bước nặng nề, tấm rèm thưa hết buông xuống (rủ) lại cuốn lên (thác) nhiều lần, đặc biệt hình ảnh đối bóng với ngọn đèn trong căn phòng vắng đã cực tả cảnh lẻ loi, đơn chiếc. Hai khổ thơ kết thúc bằng một câu cảm thán với hai hình ảnh: "hoa đèn" và "bóng người":
“Hoa đèn kia với bóng người khá thương !”





2/ Tám câu tiếp : Nỗi sầu muộn triền miên.
- Nỗi sầu muộn được thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí. Người chinh phụ như đếm từng bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắc giờ "đằng đẵng như niên".
Điều đó càng được tô đậm hơn bằng hai hình ảnh so sánh. "Khắc chờ đằng đẵng như niên" và "mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa". Một so sánh với chiều dài thời gian và một so sánh với chiều rộng không gian. Hai từ láy "đằng đẵng", "dằng dặc" càng như kéo dài, mở rộng nỗi cô đơn sầu muộn đến muôn trùng.
- Tiếng gà gáy : tăng thêm ấn tượng vắng vẻ, tịch mịch.
- Bóng cây hòe: cô đơn, hoang vắng.
tzACMHFWcQs9IsS2p3Fi-nJ51W9yYXEZlAcLeEykQJ-_ihe2bDK1YVjegdYSjllIJ3MulVXXxM0bkW9XsslpHOvaluCsQjGxYjbOhbXxqG1fjBjG557EPbTXgNYSVPTPWNjQadA
tả ngoại cảnh
- Để giải toả nỗi sầu, nàng cố tìm đến những thú vui như : soi gương, đốt hương, gảy đàn nhưng việc gì cũng chỉ là "gượng". Sầu chẳng những không được giải toả mà còn nặng nề hơn.
Khổ thơ thứ tư diễn tả những gắng gượng của người chinh phụ mong thoát khỏi vòng vây cô đơn nhưng không thoát nổi (gượng đốt hương, gượng soi gương, gượng gảy khúc "sắt cầm"), nước mắt cứ đầm đìa. Những chữ "gượng" thật nặng nề, nghe thật xót xa, tội nghiệp.


3/ Tám câu cuối : Nỗi nhớ thương đau đáu.
- Nỗi nhớ được thể hiện qua một khao khát cháy bỏng - gửi lòng mình đến non Yên- mong được chồng thấu hiểu, sẻ chia. Mức độ của nỗi nhớ được gợi lên qua những từ láy thăm thẳm, đau đáu,...
- Hình ảnh thiên nhiên:
+ non Yên, đường lên trời: vô tận, xa xôi, bát ngát
tzACMHFWcQs9IsS2p3Fi-nJ51W9yYXEZlAcLeEykQJ-_ihe2bDK1YVjegdYSjllIJ3MulVXXxM0bkW9XsslpHOvaluCsQjGxYjbOhbXxqG1fjBjG557EPbTXgNYSVPTPWNjQadA
nỗi nhớ khôn nguôi.
+ Sương gió, mưa, tiếng côn trùng: lạnh lẽo, buồn nhớ, cô đơn.
+Từ láy: “thăm thẳm, đau đáu”
- Điệp ngữ bắc cầu: non Yên, trời thăm thẳm buồn nhớ triền miên, kéo dài.
- Khao khát của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian quá lớn (đường lên bằng trời).
tzACMHFWcQs9IsS2p3Fi-nJ51W9yYXEZlAcLeEykQJ-_ihe2bDK1YVjegdYSjllIJ3MulVXXxM0bkW9XsslpHOvaluCsQjGxYjbOhbXxqG1fjBjG557EPbTXgNYSVPTPWNjQadA
Đề cao quyền sống, trân trọng khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con người. (giá trị nhân đạo)
tzACMHFWcQs9IsS2p3Fi-nJ51W9yYXEZlAcLeEykQJ-_ihe2bDK1YVjegdYSjllIJ3MulVXXxM0bkW9XsslpHOvaluCsQjGxYjbOhbXxqG1fjBjG557EPbTXgNYSVPTPWNjQadA
gián tiếp lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích? (dành cho HS khá)
Nhấn mạnh:
- Đoạn trích: đề cao quyền sống, hưởng hạnh phúc lứa đôi và gián tiếp tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
Tác dụng của thể thơ song thất lục bát trong việc miêu tả nội tâm nhân vật?
III. Tổng kết
1) Nghệ thuật
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.
- Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ,...
2) Ý nghĩa văn bản
Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa ; đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.

Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 10 tuần 24 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • văn 10 tuần 24.docx
    36.5 KB · Lượt xem: 0
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top