giáo án Ngữ văn 11 tuần 21: Hầu trời, Vội vàng

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án Ngữ văn lớp 11 tuần 21: '' Hầu trời" và " Vội vàng". Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn, độc đáo của thi sĩ Tản Đà (tư tưởng thoát li, ý thức về cái tôi cá tính và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại hóa của thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do ; giọng điệu thoải mái, tự nhiên ; ngôn ngữ sinh động.

6940




Tiết 72: TT tiết dạy theo KHDH
HẦU TRỜI
  • TẢN ĐÀ -
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn, độc đáo của thi sĩ Tản Đà (tư tưởng thoát li, ý thức về cái tôi cá tính và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại hóa của thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do ; giọng điệu thoải mái, tự nhiên ; ngôn ngữ sinh động.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
- Bình giảng được những câu thơ hay.
3. Phẩm chất:
- Nhìn nhận đúng những dấu hiệu đổi mới thơ ca theo hướng hiện đại.
- Trân trọng ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của nhà thơ Tản Đà.
4. Định hướng các năng lực cần hình thành cho HS
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Tản Đà
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thơ Tản Đà
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ Tản Đà
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
B. THIẾT KẾ BÀI HỌC
I. SỰ CHUẨN B
Ị CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Sự chuẩn bị của Giáo viên
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo, soạn giảng khoa học theo hướng đổi mới phát huy năng lực học sinh.
- Tác phẩm của Tản Đà, ảnh phóng to chân dung của Tản Đà.
2. Sự chuẩn bị của Học sinh
- Chuẩn bị soạn bài kĩ lưỡng trước khi tới lớp
- Ý thức học tập nghiêm túc
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
HĐ Khởi động
-Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
-Phương tiện: Máy chiếu.
-Phương pháp, kĩ thuật: trình bày một phút.


hinh-nen-chi-hang-don-tet-trung-thu-dep57d38e935272f
tải xuống

GV đặt câu hỏi :
-Những hình ảnh trên khiến em nhớ tới tác phẩm nào đã học của tác giả Tản Đà ?
- Qua bài thơ đó, em hiểu mong muốn gì của tác giả ? Qua đó thể hiện con người tác giả là người như thế nào ?

GV dẫn vào bài : Ở lớp dưới , các em đã được làm quen với thi sĩ Tản Đà với ước muốn được làm thằng Cuội để hằng năm mỗi rằm tháng tám lại tựa vai trông xuống thế gian cười. Hôm nay các em một lần nữa sẽ bắt gặp cái chất ngông của nhà thơ của sông Đà núi Tản đó khi nghe ông kể lại câu chuyện hầu trời vừa lạ, vừa dí dỏm qua bài thơ Hầu trời .
HĐ Hình thành kiến thức
-Mục tiêu: +Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn, độc đáo của thi sĩ Tản Đà (tư tưởng thoát li, ý thức về cái tôi cá tính và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại hóa của thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX.
+Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do ; giọng điệu thoải mái, tự nhiên ; ngôn ngữ sinh động.
-Phương tiện: Sách giáo khoa.
-Phương pháp, kĩ thuật: Đọc ghi nhớ, tư duy, trình bày một phút,



HOẠT ĐỘNG 1 : HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHUNG.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH :
*HS trả lời cá nhân dựa trên bài soạn ở nhà :
  • HS theo dõi phần tiểu dẫn SGK và cho biết những nét chính về tác giả Tản Đà và bài thơ Hầu trời.
*HS thảo luận:
  • Tại sao nói Tản Đà là “người của hai thế kỷ” – “người dạo bản đàn cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang ắp sửa” (Hoài Thanh)?
















( ?) Nêu xuất xứ, thể thơ của bài thơ ?

*GV mở rộng: Nói về Trời – đây là một mô típ nghệ thuật có tính hệ thống trong thơ Tản Đà.
Ông tự coi mình là một trích Tiên - một vị Tiên bị đày xuống hạ giới vì tội “ ngông”; Ông luôn mơ thấy mình lênThượng giới, lên Thiên đình để hội ngộ với các mỹ nhân cổ kim như Tây Thi, Chiêu Quân, Dương Quý Phi và đàm đạo văn chương với các bậc tiền bối như : Nguyễn Trãi, Hàn Thuyên, Đoàn Thị Điểm , Hồ Xuân Hương…; thậm chí với cả cụ Khổng Tử. Ông còn Viết thư hỏi Giời và bị Giời mắng…).
=> Hầu Trời là một khoảnh khắc trong cả chuỗi lãng mạn đó của nhà thơ.

- GV yêu cầu HS đọc bài thơ : giọng vui, hào hứng ở đoạn đầu và ngậm ngùi, chậm rãi ở đoạn sau.
- GV yêu cầu HS phân chia bố cục. GV gợi ý HS chia theo thời gian và diễn biến của sự việc.



HOẠT ĐỘNG 2 : HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT
*Thao tác 1 : Tìm hiểu cách mở đầu bài thơ :
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp trong bàn:
+ Tác giả kể lại câu chuyện nằm mơ xảy ra vào lúc nào và nói về việc gì?Nhân vật trong câu chuyện là ai? Tâm trạng của nhân vật?
+ Nhận xét về nghệ thuật giới thiệu câu chuyện của tác giả trong phần 1 của bài thơ? (Điệp từ “thật” cùng với cách ngắt nhịp trong câu 3 -4 có tác dụng gì?)
HS thảo luận, cử đại diện từng 1 số bàn trả lời.



*Thao tác 2 : Tìm hiểu phần thứ hai của tác phẩm : Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe
- GV gọi HS đọc phần thứ hai của tác phẩm:
* CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- Giáo viên giao nhiệm vụ
- HS thảo luận khoảng 5 phút
- Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét chéo.
- GV nhận xét vàchuẩn kiến thức.


NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
Nhóm 1: Tìm hiểu thái độ của thi nhân khi đọc thơ:
+ Thái độ và giọng đọc của thi nhân
khi đọc thơ cho Trời và Chư Tiên nghe như thế nào?
+ Từ thái độ và giọng đọc thơ của thi nhân, em có cảm nhận gì về tâm hồn và tính cách của nhà thơ?
Nhóm 2: Tìm hiểu thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ:
+ Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ như thế nào?
- Gv: Nguồn cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lãng mạn hay hiện thực?
- Gv: So với thơ ca trung đại, gần nhất là các bài thơ của những chí sĩ yêu nước hồi đầu thế kỷ vừa mới được học, bài thơ này có gì mới lạ không?














*Thao tác 3: Tìm hiểu phần thứ ba của tác phẩm.
GV gọi HS đọc phần 3 của tác phẩm và thảo luận các câu hỏi theo cặp trong bàn:
+ Em có nhận xét gì về cách xưng danh của tác giả? Cách xưng danh ấy có ý nghĩa gì?





+ Theo Tản Đà, ông được Trời giao cho nhiệm vụ? Nhiệm vụ đó có ý nghĩa













+ Tác giả để trần tình cảnh ngộ của bản thân cũng là của chung nhiều nhà văn khác dưới hạ giới như thế nào?










HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN HS TỔNG KẾT
  • Khái quát nội dung bài thơ?


  • Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
*GV chia nhóm HS thảo luận về các phương diện nghệ thuật của bài thơ:
Nhóm 1: thể loại
Nhóm 2: ngôn từ
Nhóm 3: giọng thơ
Nhóm 4: cách biểu hiện cảm xúc.
* GV gợi ý: muốn thấy được những nét mới, cần đối chiếu với thơ trung đại.
-HS thảo luận và cử đại diện trình bày.
-GV chốt ý chính.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả Tản Đà :
- Tản Đà (1889 – 1939), tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu.
- Quê: Khê Thượng – Bất Bạt – Hà Tây
(Bút danh Tản Đà là do nhà thơ ghép tên của các địa danh của quê hương ông: núi Tản, sông Đà).
- Tản Đà là “người của hai thế kỷ” – “người dạo bản đàn cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang ắp sửa” (Hoài Thanh):
+ Sinh ra trong buổi giao thời, khi Hán học suy tàn, Tây học mới bắt đầu.
+ Xuất thân trong gia đình quan lại phong kiến nhưng lại sống theo phương thức của tư sản thành thị.
+ Học chữ Hán nhưng lại viết văn bằng chữ Quốc ngữ và ham học để tiến kịp thời đại.
+ Là nhà nho nhưng ít chịu khép mình trong khuôn phép nho gia.
+ Vừa sang tác theo các thể loại cũ (tứ tuyệt, bát cú, lục bát,…) ; vừa cho ra đời những bài thơ tự do theo hướng hiện đại hóa.
- Phong cách thơ Tản Đà:
+ Lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái.
+ Có thể xem thơ văn Tản Đà như gạch nối giữa hai thời đại văn học viết dân tộc: trung đại và hiện đại.
+ Tác phẩm tiêu biểu : ( sgk)

2. Tác phẩm “Hầu trời”
- Xuất xứ : In trong tập « Còn chơi » (1921).
- Thể thơ : Thất ngôn cổ phong trường thiên.
Thể thơ này gồm 4 câu/7 tiếng/khổ ; kéo dài không hạn định số câu, số khổ ; vần nhịp tương đối tự do, phóng khoáng. Có khổ vần bằng, có khổ vần trắc. Thơ tự sự trữ tình, có cốt truyện mở đầu, phát triển, kết thúc, có các nhân vật và tình tiết… nhưng được kể bằng thơ và thấm đẫm cảm xúc trữ tình.












- Bố cục :
Phần 1: Từ đầu “Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy” :Giới thiệu câu chuyện
Phần 2. Tiếp “…ta chưa biết”: Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
Phần 3: Còn lại: Thi nhân trò chuyện với Trời.


II. ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT

1. Phần 1 : Giới thiệu câu chuyện
- Khổ thơ mở đầu 4 câu có tác dụng gây nghi vấn, gợi sự tò mò: Chuyện kể về một giấc mơ nhưng tác giả lại khẳng định nó là sự thật tác giả đã trải qua khiến cho câu chuyện mang không khí vừa thực vừa ảo.
- Điệp từ “thật” (Thật hồn! Thật phách!Thật thân thể! Thật được lên Tiên…): 4 lần / 2 câu;
- Câu cảm thán, ngắt nhịp 2/2/3: khẳng định chắc chắn, củng cố niềm tin, gây ấn tượng là chuyện có thật hoàn toàn.
Ngay khổ thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận thấy một “cái tôi” cá nhân đầy chât lãng mạn, bay bổng pha lẫn nét “ngông” trong phong cách thơ của thi nhân.
=> Với lối vào đề thật độc đáo và có duyên làm cho câu chuyện tác giả sắp kể đầy lôi cuốn, hấp dẫn, gợi tò mò nơi người đọc.
2. Phần 2: Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:
a.Thái độ của thi nhân khi đọc thơ:
- Thi nhân đọc thơ một cách cao hứng và có phần tự đắc.(đọc hết văn vần văn xuôi…).
-Thi nhân kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình (Hai quyển khối tình…)
- Gịong đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái cuốn hút người nghe.
Tản Đà là một người rất “ngông” khi dám lên tận trời để khẳng định tài năng của mình.
Bởi lẽ,Tản Đà là một nhà thơ biết ý thức về tài năng và thơ văn clên Trời để khẳng định tài năng thơ văn của mình.ủa mình, dám đường hoàng bộc lộ cái “TÔI” cá thể của mình.
b. Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ:
- Thái độ của Chư Tiên:
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay.
Chư Tiên (Tâm, Cơ, Hằng Nga, Chức Nữ, Song Thành, Tiểu Ngọc )nghe thơ của thi nhân một cách xúc động, tán thưởng và hâm mộ.

- Thái độ của Trời: - Đánh giá cao;
- Không tiếc lời tán dương:
Văn thật tuyệt, Văn trần được thế chắc có ít / Nhời văn chuốt đẹp như sao băng ! / Khí văn hùng mạnh như mây chuyển! / Êm như gió thoảng, tinh như sương! / đẫm như mưa sa, lạnh như tuyết!”....
Tóm lại cả Trời và các Chư tiên đều rất thich thú, ngưỡng mộ trước tài năng của thi nhân.
Câu chuyện hư cấu, tưởng tượng được kể một cách chân thực y như chuyện có thật, thể hiện tư tưởng thoát li của tác giả trước thời cuộc.
3. Thi nhân trò chuyện với Trời
a. Xưng danh:
- Thi nhân công khai lí lịch rất rành mạch, hiện đại: tên, họ, quê, châu lục, hành tinh:
“Con tên Khắc Hiếu, họ là Nguyễn
Quê ở A Châu về Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”
Cách xưng danh đầy trang trọng, đĩnh đạc chứng tỏ một giá trị không thể phủ nhận trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền.
  • Cách tự xưng danh trong thơ văn cũng khẳng định hơn về cai tôi ca nhân của tác giả.
b.Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân:
“…Trời định sai con một việc này
Là việc “thiên lương”của nhân loại
Cho con xuống thuật cùng đời hay”.
Nhiệm vụ Trời giao cho thi nhân : Truyền bá “thiên lương” cho hạ giới - một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vinh dự vì có ý nghĩa với cuộc đời.
Với TĐ, công việc dưới trần gian của ông không chỉ là viết văn, chơi văn mà ông còn tự chất lên vai mình gánh nặng “văn chương tải đạo thiên lương”. Ông đã ý thức được trách nhiệm của mình với đời, đây cũng là một cách để tự khẳng định mình.
=> Từ trách nhiệm này, chứng tỏ nhà thơ dù lãng mạn nhưng vẫn không thoát ly hiện thực cuộc sống.Tác giả vẫn ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với cuộc đời , mong giúp đời tốt đẹp hơn.
c. Bức tranh đời sống của văn nhân dưới hạ giới:
- Tản Đà đã vẽ ra bức tranh hiện thực về cuộc sống của mình và nhiều nhà văn khác:
“ Bẩm Trời cảnh con thực nghèo khó
{...}
Biết làm có được mà dám theo”
+ Cảm hứng hiện thực bao trùm cả đoạn thơ vẽ ra bức tranh cuộc sống nghèo khó, cùng quẫn của tác giả và nhiều cây bút khác(Tản Đà còn nhiều bài thơ khác nói về tình cảnh của mình: Cảnh vui của nhà nghèo, ...)
+ Thực tế phũ phàng: Văn chương hạ giới rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, ông không tìm được tri âm nên phải lên tận trời để thỏa nguyện nỗi lòng
=> Đây cũng chính là thực tế đời sống của lớp văn nghệ sĩ nói chung thời bấy giờ với bi kịch “áo cơm ghì sát đất”: Tản Đà, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng , Xuân Diệu (Nỗi đời cơ cực...).

III. TỔNG KẾT

1. Về nội dung:
- Bài thơ thể hiện một “cái tôi” ngông nghênh, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời.
2. Về nghệ thuật:
Bài thơ có nhiều yếu tố nghệ thuật mới mẻ:
- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu;
- Ngôn ngữ thơ: ít tính cách điệu, ước lệ mà gần với tiếng nói đời thường;
- Giọng thơ: tự sự hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn
- Biểu hiện cảm xúc: phóng túng, tự do, không bị gò ép.
- Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính.
*GV nâng cao: Tác giả tưởng tượng, hư cấu nên cả một câu chuyện như muốn đưa thơ trữ tình thoát dần sứ mệnh “thi dĩ ngôn chí” của thơ xưa.
⇨ Những dấu hiệu đổi mới của thơ ca VN theo hướng HĐH. Đó là lý do khiến TĐà được đánh giá là “dấu gạch nối giữa hai thời đại thi ca” (Hoài Thanh).

Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 11 tuần 21 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • văn 11 tuần 21.docx
    177 KB · Lượt xem: 1
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top