giáo án Ngữ văn 6 tuần 24 mới nhất

Giao Vien

Moderator
Điểm
6,649
Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 24 được soạn đầy đủ, chi tiết và mới nhất theo đúng thông tư của BGD. Đặc biệt là giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 24 được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích của bài học giúp các em đọc hiểu văn bản, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân qua văn bản và có những kĩ năng viết văn, nghị luận qua văn bản : " Buổi học cuối cùng ", phương pháp tả cảnh và chương trình địa phương Tiếng Việt.

6822


Tuần:
Tiết: 93
Ngày soạn:
Ngày dạy:



CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG TIẾNG VIỆT

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương.

2. Kỹ năng:

- Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

3. Định hướng phát triển năng lực:

+ Tự học: tự nghiên cứu các đơn vị kiến thức theo sự chuẩn bị bài ở nhà, tự nhận thức.

+ Giao tiếp: lắng nghe tích cực, phản hồi tích cực.

+ Giải quyết vấn đề: Tìm những vấn đề còn khúc mắc và trao đổi.

+ Hợp tác: hoạt động nhóm

+ Sử dụng CNTT: Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học.

+ Sử dụng ngôn ngữ: trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân.

4. Thái độ:

- Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả đó.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Bảng phụ.

2. Học sinh: - Bài soạn ở nhà.

C. Phương pháp:

- Hoạt động nhóm.

D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp (1 phút).

Ngày giảngLớpSĩ số
6A1
6A2
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)

Câu hỏiĐáp án- biểu điểm
- Có mấy kiểu so sánh? Lấy ví dụ minh hoạ
- Phân tích tác dụng phép so sánh trong câu “ Thác từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng như hai bàn tay khổng lồ muốn đẩy thuyền quay trở lại”
* Yêu cầu:
- Hai kiểu (so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng)
- Dòng thác nước chảy mạnh, dữ dội -> Người đọc hình dung sự khó khăn nguy hiểm khi vượt thác


Câu hỏiĐáp án- biểu điểm
- Có mấy kiểu so sánh? Lấy ví dụ minh hoạ
- Phân tích tác dụng phép so sánh trong câu “ Thác từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng như hai bàn tay khổng lồ muốn đẩy thuyền quay trở lại”
* Yêu cầu:
- Hai kiểu (so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng)
- Dòng thác nước chảy mạnh, dữ dội -> Người đọc hình dung sự khó khăn nguy hiểm khi vượt thác

3. Bài mới. (33 phút)

* Đặt vấn đề bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Cách 1: Ai cũng mang trong mình tình yêu Tổ quốc, vậy, tình yêu Tổ quốc trong em là gì?

( Yêu biển đảo, yêu con người, tự hào về truyền thống dân tộc...)

Mỗi người có một cách thể hiện lòng yêu Tổ quốc khác nhau, có người sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, có người tự hào về văn hóa, lịch sử của quê hương, có người nuôi trong mình lòng căm thù giặc sâu sắc, có người lại ra sức học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho Tổ quốc, đó là những điều rất đáng hoan nghênh. Song, tình yêu Tổ quốc không chỉ thể hiện ở trên các khía cạnh đó, mà nó còn là việc sử dụng tiếng Việt- thứ hồn cốt của dân tộc đúng chuẩn mực. Có lẽ, dù vô tình hay hữu ý, chúng ta đã và đang làm mất đi sự giàu đẹp của tiếng Việt. Tiết học hôm nay sẽ phần nào giúp các em có ý thức trong việc giữ gìn sựu giàu đẹp của tiếng Việt

Cách 2: Đọc đoạn thơ sau và thảo luận về điều tác giả muốn nhắn gửi:

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo, như dây đàn máu nhỏ.

Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)

Gợi ý:

=> Điều tác giả muốn nhắn gửi tình yêu và thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.

Không riêng gì nhà thơ Lưu Quang Vũ, đã là người VN thì chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tiết học hôm nay sẽ phần nào giúp các em thực hiện điều này


Hoạt động Thầy – TròNội dung
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
Hoạt động 1: Một số phụ âm đầu dễ mắc lỗi
- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích.
- Kĩ thuật : hỏi và trả lời
- Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
- Phương tiện: Bảng phụ
? Nêu tên một số phụ âm đầu dễ mắc lỗi của các tỉnh miền Bắc?
I. Một số phụ âm đầu dễ mắc lỗi .
+ Các tỉnh miền Bắc: tr/ch; s/x; r/d/gi;l/n
Miền Trung, Nam?+ Miền Trung, miền Nam:
c/t; n/ng.
Các thanh: hỏi/ngã
Các nguyên âm: i/iê; o/ô.
các phụ âm đầu: v/d.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
Hoạt động 2: Luyện tập
Viết các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi:
Giáo viên đọc cho học sinh viết:
- Phụ âm đầu tr/ch: trò chơi, trằn trọc, trớ trêu, chê trách, chỉ trích, chậm chạp, trăn trở, trân trọng.
- Phụ âm đầu s/x: sầm sập, xoay sở, san sát, xum xuê, sững sờ, xa xôi, suôn sẻ, say sưa, xông xênh
- Phụ âm đầu r/d/gi: quả doi, danh giá, răng rắc, giỏi giang, dịu dàng, giáo dục, dở dang, rong ruổi, giật mình, giận dữ, giản dị, rôm rả.
- Phụ âm đầu n/l: lúa nếp, nếp nhà, nỗi niềm, long đong, lửng lơ, nao nao, lầm lũi, lấp loá, nón nà, lóng lánh, nết na, lịch lãm.
II. Luyện tập:
Bài 1:
Đối với các tỉnh miền Bắc: Nghe viết, nhớ viết những bài chứa cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi: ch/tr;l/n, gi/d/gi,...
Đối với các tình miền Trung, Nam:
+ Bài chứa cặp phụ âm cuối dễ mắc lỗi
+ Bài chứa thanh dễ mắc lỗi
+ Nguyên âm dễ mắc lỗi: i/iê; o/ô
* Đọc đúng các cặp phụ âm dễ mắc lỗi:
- Giáo viên gọi 1 số học sinh đọc lại các từ có các cặp phụ âm đã viết ở trên.
- Giáo viên nhận xét.
(GV dùng bảng phụ gọi một học sinh lên điền sau đố cả lớp nhận xét - > GV kết luận)
Lúa nếp là lúa nếp non
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
+ Tôi lên Hà Nội, tôi mua cái nồi, về nấu cơm nếp.
Đi đâu cũng nhớ quê mình
Chuyến phà Bãi Cháy dập dìu sớm trưa.
...
Nghe, viết đoạn văn (trong các vb đã học)
( GV đọc cho h/s chép)
Làm các BT trong sách Ngữ văn Địa phương.
Giáo viên hướng dẫn hs sửa các lỗi chính tả trong các bài trên.
Bài 2:
Sửa chính tả.
...ưới ...ăng khuyên đã gọi hè
Đầu tường...ửa ...ựa ...ập ...òe đơm bông

...ân nhà em ...áng quá
Nhờ ánh ...ăng áng ngời
...ăng ...òn như cái đĩa
..ơ ...ửng mà không ...ơi
Những đêm ...ào ...ăng khuyết
..ông ...ống con thuyền ...ôi
Em đi ...ăng theo bước
Như muốn cùng đi ...ơi.
Bài 3:
Điền vào chỗ trống trong các đoạn văn.


Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 24 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giao Vien,
Trả lời
0
Lượt xem
480

Đang có mặt

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top