Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 26, Tiết 99: VB:

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài học này, học sinh có được:

1. Kiến thức:

- Giúp cho học sinh thấy được được ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV.

- Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn.

2. Kĩ năng:

- Đọc-hiểu văn bản viết theo thể văn chính luận

- Nhận ra được những đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.

3. Thái độ: Tự hào về truyền thống DT. Quyết tâm giữ gìn, xây dựng đất nước hùng mạnh

4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, thẩm mĩ.

B CHUẨN BỊ.

1.GV - Tranh chân dung Nguyễn Trãi, toàn văn bài "Bình ngô đại cáo", giáo án theo CKTKN

2. HS - Học sinh soạn bài.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức
: 1’

Lớp​
Sĩ số​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
8A1​
8A2​
8A3​


2. Kiểm tra kiến thứ cũ: 5’

H: Hãy phân tích những sai trái của các tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn chỉ ra trong bài: "Hịch tướng sĩ"

+ Những sai trái: ® Hành động hưởng lạc....

®Thái độ bàng quan....

Cách nói thẳng, so sánh tương phản, điệp ngữ ® các tướng sĩ thấy rõ đúng sai.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động. Thời gian: 2phút

H: Kể tên các vb đc coi là các bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc qua các thời đại?

H: Vì sao những vb đó đc coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta

Giới thiệu bài: Nguyễn Trãi không chỉ là tác giả của những bài thơ Nôm bài Phú tuyệt vời như "Cửa biển Bạch Đằng", "Cây chuối", "Bến đò xuân đầu trại", "Côn Sơn ca"... mà ông còn là tác giả của bản thiên cổ hùng văn: Bình ngô đại cáo (1428) rất xứng đáng được gọi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 30 phút.

Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung

? Ở lớp 7 em đã học văn bản nào của Nguyễn Trãi?
- Côn Sơn ca
? Nhớ lại kiến thúc lớp 7 hãy khái quát lại những nét chính về Nguyễn Trãi?
GV: Nhận mạnh Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, Nguyễn Trãi anh hùng và Nguyễn Trãi bi kịch đều ở mức tột cùng.
?Căn cứ vào tiêu đề, hãy nêu xuất xứ và thể loại của VB?
- GV: tên đoạn trích do nhà biên soạn đặt, được trích trong "Bình Ngô đại cáo".
? Em hiểu gì về thể cáo ?(Mục đích, bố cục, lời văn, tg)
- Thể cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết
GV nói thêm về thể cáo :
+Thường viết bằng thể văn biến ngẫu
+ Yêu cầu một bài cáo : Tư tưởng phải sáng rõ, lập luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, lời lẽ đanh thép hùng hồn
+ Kết cấu bài cáo gồm 4 phần :
- phần đầu nêu luận đề chính
- p2: tố cáo tội ác quân thù
- p3: kể lại qúa trình kháng chiến
- p4: tuyên bố chiến thắng nêu cao chính nghĩa

? Em biết về những gì về tác phẩm Bình Ngô đại cáo?
?Gợi ý: Hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa tên gọi, ý nghĩa chung của t/p)

- Bình : Bình định à dẹp vong giặc giã
- Ngô : Chỉ giặc Ngô, quân Minh xâm lược (Chu Nguyên Chương khởi nghiệp đất Ngô tự xưng là Ngô vương sau trở thàng Minh tổ)
-h/c stác: trong không khí hào hùng của ngày vui đại thắng, ngày vui độc lập, đất nước sạch bóng quân thù và bước vào kỉ nguyên mới.
- Tác phẩm do Nguyễn Trãi làm thay lời của Lê Lợi tuyên bố về sự nghiệp dẹp xong giặc Ngô - “Bình Ngô đại cáo” được xem là một áng “thiên cổ hùng văn” viết bằng chữ Hán ở nước ta.
? Đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần nào của tác phẩm?
* Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu của tác phẩm
G/v nói thêm: - Đây là đoạn văn mang ý nghĩa một bản tuyên ngôn độc lập.
? ý nghĩa của đoạn văn này và toàn bộ bài cáo
- Đây là phần nêu lên luận đề chính nghĩa và từ cốt lõi xuyên suốt toàn bài . Nguyên lý nhân nghĩa và chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt
Gv: Đặt văn bản này trong bài Bình Ngô đại cáo thì chúng ta mới thấu hiểu sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Bình Ngô đại cáo ra đời trong không khí hào hứng của ngày vui đại thắng, ngày vui độc lập. Tổ quốc sạch bóng quân thù, đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phục hưng dân tộc.
Gv: Hướng dẫn học sinh đọc: Đọc với giọng điệu trang trọng, hùng hồn, tự hào. Chú ý t/c câu văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng.
Gv: đọc - gọi 2 học sinh đọc
Nhận xét cách đọc của học sinh.
?Phần v/b Nước Đại Việt ta có thể chia làm mấy nội dung cơ bản?
* Đoạn trích gồm 2 ý :
à Nêu nguyên lý chính nghĩa, bằng việc nêu ra 2 chân lý lớn : Tư tưởng nhân nghĩa và chủ quyền độc lập dân tộc à Đây là phần có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài với ý tứ và lập luận chặt chẽ
GV: chú ý 2 câu đầu
? Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa trong cuộc k/c chống quân Minh được Nguyễn Trãi nêu ra đó là gì?
-2 ND là: yêu dân và trừ bạo
Gv: Nguyên lý nhân nghĩa là nguyên lý cơ bản, làm nền tảng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo, tất cả những nội dung được phát triển về sau đều xung quanh nguyên lý này.
Gv: Giải thích nhân nghĩa: - Nhân nghĩa là khái niệm nói về đạo lý là tình thương giữa con người với nhau. Nhân là thương người. Nghĩa là điều phải, điều nên làm. Nhân là yêu, nghĩa là lý. Người có lòng nhân thì yêu người. Người có nghĩa thì làm theo lẽ phải Þ tác giả tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo hướng lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm cốt lõi.
? Việc nhân…yên dân, em hiểu yên dân có nghĩa là gì?
- Đem lại chính sách yên ổn cho dân
? Vậy theo em dân ở đây là ai? Kẻ bạo ngược là ai?
- Dân là dân nước Đại Việt ta.
- Kẻ bạo ngược là quân xâm lược nhà Minh
? Như vậy với NT nhân nghĩa còn gắn với điều gì?( ? Hđ điếu phạt có liên quan đến yêu dân như thế nào?)
- Trừ giặc Minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân.
? Nội dung tư tưởng nhân nghĩa được nêu trong bài Bình Ngô đại cáo như thế nào?
- Nhân nghĩa là lo cho dân, vì dân
?Từ nguyên lý nhân nghĩa đó, em có n/x gì về t/chất của cuộc k/c chống quân Minh của dt ta? Em có đánh giá gì về tư tưởng của NT khi viết bài cáo này?
- Là cuộc k/c chính nghĩa phù hợp với lòng dân-tư tưởng của NT là tư tưởng tiến bộ ,thân dân, lấy dân làm gốc
GV: Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yêu dân trự bạo, yêu dân là làm cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc. Muốn yêu dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. Đặt trong hoàn cảnh NT viết Bình Ngô đại cáo thì yêu dân mà tác giả nói tới là yêu dân Đại Việt đang bị xâm lược còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước. Như vậy, với NT, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc chứ không chỉ chung chung là quan hệ giữa người với người. Ta chống xâm lược là thành nhân nghĩa, là chính nghĩa. Giặc xâm lược, cướp nước là bạo ngược, phi nghĩa. Nhân nghĩa + yêu dân, trừ bạo, yêu nước, chống xâm lược bảo vệ đất nước nhân dân là chân lý. Nguyên lý nhân nghĩa gọi là tiền đề tư tưởng là cơ sở chân lý, cho mọi thắng lợi của nghĩa quân Lam sơn của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống giặc Minh, là điểm tựa và linh hồn của bài Bình Ngô đại cáo.
? Để khẳng định chủ quyền, độc lập, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
-8 câu thơ tiếp theo?

- Nền văn hiến lâu đời - Lãnh thổ
- Phong tục, tập quán. - lịch sử riêng
- Chế độ riêng.
? Để khẳng định chủ quyền đ.lập của dân tộc t/g đã dùng những từ ngữ, lời văn, hình ảnh ntn? Tác dụng?
- Cách nói cụ thể, rõ ràng, sử dụng nhiều từ ngữ thể hiện tình cảm hiển nhiên vốn từ lâu đời để tăng sức thuyết phục: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đãchia, cũng khác
- sử dụng biện pháp so sánh ta với TQ, đặt ta ngang với TQ:
“Từ Triệu ... phương”"ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia, phong tục tập quán, lịch sử.
- lời văn biền ngẫu: cân xứng nhịp nhàng
?Qua các biện pháp nghệ thuật ngôn từ /em hiểu những yếu tố nào làm nên độc lập chủ quyền của dân tộc ta?
? Ở lớp 7 các em cũng đã học một vbản được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ I đó là v.bản nào? Em hãy đọc lại b.thơ đó

- Nam quốc sơn hà
? So với thời Lý quan niệm về độc lập chủ quyền độc lập được Nguyễn Trãi bổ sung những yếu tố nào mới ?
- Văn hiến, phong tục, tập quán, lịch sử
GV: khi nghĩa gắn với yêu nước chống xâm lược thì bảo vệ độc lập của đất nước chính là bảo vệ nhân nghĩa và có bảo vệ được nước thì mới bảo vệ được dân, mới thực hiện được mục đích cao cả lòng yêu dân. Chính vì vậy sau khi nêu nguyên lý chân nghĩa. Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt trên cơ sở bình đẳng, ngang hàng với dân tộc Hán với T Hoa. Nguyễn Trãi đã phản ánh 1 cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia dân tộc. Nguyễn Trãi đã phát hiện văn hiến truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc, sự sâu sắc của Nguyễn Trãi còn thể hiện ở chỗ: Điều mà kẻ xâm lược tìm cách phủ định thì chính lại là thực tế tồn tại với sức mạnh của chân lý khách quan.
? Học sinh đọc đoạn "Vậy nên... còn ghi"
Gv: Nền văn hiến Đại Việt còn được làm rõ hơn qua các chứng cớ còn ghi trong lịch sử chống ngoại xâm.
? Các chứng cớ này được ghi lại trong lời nào.
? Tác giả dẫn ra sự kiện lịch sử trên nhằm mục đích gì?

- Lấy chứng cớ còn ghi - khái quát sự thật oai hùng chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa - thể hiện niềm tự hào dân tộc.
?Em có n/x gì về cấu trúc của câu văn?t/d?

- câu văn biền ngẫu sóng đôi
T/d: Làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch, tạo sự cân đối nhịp nhàng
?Qua phân tích vừa rồi em đọc được tư tưởng, tình cảm nào của Nguyễn Trãi?
- khẳng định độc lập chủ quyền của ta
- đề cao tự hào về truyền thống đtranh vẻ vang của dân tộc


HĐ chung






HĐ chung



HĐ chung





Lắng nghe











HĐ chung



Lắng nghe










HĐ chung






Lắng nghe



Lắng nghe









Đọc văn bản
HĐ chung








HĐ chung



Lắng nghe












HĐ chung


HĐ chung



HĐ chung





HĐ chung

T.luận nhóm cặp đôi (2p)




Lắng nghe

T.luận cặp đôi (2p)
HĐ chung

Lắng nghe
HĐ chung

I-Tìm hiểu chung
1.Tác giả

- Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.


2.Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích : “Bình Ngô đại cáo”
-Thể : cáo (sgk)

















- Hoàn cảnh ra đời:khi kháng chiến chống quân Minh kết thúc thắng lợi(1427)











-Vị trí đoạn trích: nằm ở phần đầu của tác phẩm “Bình Ngô”




















II-Đọc – hiểu văn bản

1.Nguyên lý nhân nghĩa.























- Làm cho dân được hưởng thái bình , hạnh phúc




- Chống quân xâm lược bạo ngược








2. Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền dân tộc Đại Việt.

- Nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục, tập quán riêng, lịch sử riêng, chế độ, chủ quyền riêng.

" Sức mạnh của chính nghĩa - thể hiện niềm tự hào dân tộc.

III-Tổng kêt
1.Nghệ thuật



2.Nội dung


* Ghi nhớ/sgk
Hoạt động 3: Luyện tập. Thời gian: 2 phút

? Đọc diễn cảm btĐọc diễn cảmIV. Luyện tập.
Hoạt động 4: Vận dụng.Thời gian:5 phút

? Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
HS: Trình bày ý kiến cá nhân GV: Nhận xét, đánh giá
? Thử khái quát trình tự lập luận của đtrích bằng 1 sơ đồ (sgk)
Hoạt động 5: HĐ tìm tòi, mở rộng và HĐ nối tiếp. Thời gian: 3 phút

H: Viết đ.văn nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Nước Đại Việt ta.
- HS có thể hoàn thiện ở nhà
- GV khái quát lại bài học
GV: hướng dẫn tự học: Học thuộc ghi nhớ, soạn bài: Hành động nói (t2)
Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................

.................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • NƯỚC ĐẠI VIỆT TA.docx
    32.8 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top