Độc tố tetrodotoxin trong ốc biển khiến người ăn tử vong

Đặng Yến

Moderator
Điểm
0
Vụ ngộ độc do ăn ốc biển ở Vạn Ninh là vì độc tố tetrodotoxin trong mẫu ốc cao, người bình thường có thể tử vong trong 30 phút đến vài giờ sau ăn.

Loài ốc gây ngộ độc này là gì?

Ngày 16/09, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đưa ra kết quả của mẫu xét nghiệm ốc biển của vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng gây tử vong tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Mẫu ốc được anh Nguyễn Văn Thịnh, Trần Quốc Hương cùng Hồ Văn Nhi (20 - 22 tuổi) bắt về tại vùng biển huyện Vạn Ninh buổi sáng 11/9 về ăn. Sau khi ăn, các nạn nhân có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, tê môi và tay chân, nôn ói. Trong đó anh Thịnh đã tử vong còn hai nạn nhân khác thì phải điều trị tích cực và đã qua cơn nguy kịch.

5908


Ốc bùn răng cưa (tên khoa học: Nassarius papillosus)

Kết quả xét nghiệm do Viện Hải dương học cho thấy các nạn nhân bị ngộ độc Tetrodotoxin. Kết quả xác định loài và phân tích thành phần hóa học cho biết, trong tổng số 30 mẫu vật được giám định thì có 29 mẫu là ốc bùn Răng cưa (tên khoa học Nassarius papillosus) và một mẫu là loài ốc bùn Bóng (Nassarius glans). Các chuyên gia khẳng định cả hai loài ốc này đều chưa một hàm lượng lớn chất độc tetrodotoxin.

Độc tố Tetrodotoxin là gì?

Trong văn bản chính thức được TS Đào Việt Hà, Viện trưởng Viện Hải dương học phê duyệt có nêu rõ, tetrodotoxin là chất độc thần kinh, khi vào trong cơ thể nó tác động lên hệ thần kinh trung ương. Cơ chế tác động của nó là khóa kênh trao đổi ion natri trên màng tế bào thần kinh cơ dẫn đến làm ngưng truyền tín hiệu thần kinh. Lượng ốc được thu thập trong vụ ngộ độc kể trên có hàm lượng chất độc cao hơn mức cho phép rất nhiều lần, với 5- 10 cá thể ốc đã có thể gây tử vong một người trưởng thành trong vòng 30 phút đến vài giờ sau khi ăn.

Độc tố tetrodotoxin có đặc tính bền với nhiệt, bền với acid vậy nên độc tố không bị mất đi sau khi chế biến cũng như không bị phá hủy bởi acid có trong dịch vị của dạ dày. Khi ăn thức ăn có độc tố tetrodotoxin, nạn nhân thường xuất hiện triệu chứng ngộ độc sau ăn khoảng 30 phút, bao gồm: tê lưỡi, tê môi, mất thăng bằng, đau thắt bụng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn, nói khó, nuốt khó... Trong trường hợp nặng hơn, nạn nhân có thể co giật , sùi bọt mép, hôn mê và tử vong do liệt cơ hô hấp. Điều đáng nói là không có thuốc chữa đặc hiệu để giải độc tetrodotoxin nói chung và ngộ độc ốc biển nói riêng.
Mọi người dân được khuyến cáo thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan y tế và khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Trên thực tế, đã có các trường hợp ngộ độc tương tự do ăn ốc biển đã từng được ghi nhận khá phổ biến tại các nước khu vực Thái Bình Dương. Các kết quả ghi nhận các loài: ốc Mặt Trăng (Turban), ốc Đụn (The top of shells), ốc Tù Và (Trumpet shells), ốc Hương Nhật Bản (Ivory snails), ốc Trám (Oliva)... là những loài có nguy cơ gây ngộ độc.
Tuỳ thuộc vào từng loài ốc mà chất gây độc có thể là saxitoxin (độc tố vi tảo tích lũy trong các động vật hai mảnh vỏ, một số loài cua rạn...) hoặc tetrodotoxin (độc tố trong cá nóc, mực Đốm Xanh hay cua Móng ngựa (So biển)...).

Theo TS Đào Việt Hà, chưa xác định được nguồn gốc của độc tố các loài ốc biển và nó khá phức tạp. Độc tố chỉ tồn tại trong một nhóm cá thể của loài và từng cá thể, vùng địa lý và mùa vụ lại có lượng độc tố khác nhau. Để tránh bị ngộ độc, người dân chỉ nên ăn các loài ốc chưa có tiền sử gây ngộ độc và được kiểm chứng về an toàn thực phẩm.


Sơ cứu nạn nhân bị ngộ độc Tetrodotoxin

Tại nơi dùng thực phẩm: Ngay khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu: tê môi, tê lưỡi (nạn nhân còn tỉnh, tiếp xúc tốt, ho khạc tốt):

+ Gây nôn, để bệnh nhân nằm đầu quay về một phía bên để không bị sặc

+ Sử dụng than hoạt tính: tính theo trọng lượng cơ thể, cứ 1 kg là 1 gam than hoạt tính dạng bột, pha vào nước uống.

+ Dùng than hoạt tính sớm trong 1 giờ sau ăn sẽ mang lại hiệu quả giải độc cao, không dùng cho bệnh nhân đã chuyển sang hôn mê hay ý thức không còn tỉnh táo.

+ Nếu nạn nhân tím tái, khó thở: thực hiện hô hấp nhân tạo tại chỗ. Nếu nạn nhân hôn mê, rối loạn ý thức nhưng vẫn còn thở thì đê nạn nhân nằm nghiêng sang một bên.

+ Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất:

Nguồn: Tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
Trên thực tế, đã có các trường hợp ngộ độc tương tự do ăn ốc biển đã từng được ghi nhận khá phổ biến tại các nước khu vực Thái Bình Dương. Các kết quả ghi nhận các loài: ốc Mặt Trăng (Turban), ốc Đụn (The top of shells), ốc Tù Và (Trumpet shells), ốc Hương Nhật Bản (Ivory snails), ốc Trám (Oliva)... là những loài có nguy cơ gây ngộ độc.
Tuỳ thuộc vào từng loài ốc mà chất gây độc có thể là saxitoxin (độc tố vi tảo tích lũy trong các động vật hai mảnh vỏ, một số loài cua rạn...) hoặc tetrodotoxin (độc tố trong cá nóc, mực Đốm Xanh hay cua Móng ngựa (So biển)...).
Luôn nhớ những loại có nguy cơ gây độc này.
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Đặng Yến,
Trả lời lần cuối từ
GIAO AN,
Trả lời
1
Lượt xem
536

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top