BÀI 1 : SỰ ĐIỆN LI
1. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước
- Tính dẫn điện của dung dịch axit, bazơ và muối là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.
- Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước ra ion.
- Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li. Vậy axit, bazơ và muối là những chất điện li.
2. Phân loại các chất điện li
a. Chất điện li mạnh: Chất điên li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
b. Chất điện li yếu: Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
- Sự điện li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch.
- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+
- Axit nhiều nấc
H3PO4 H+ + H2PO4–
H2PO4– H+ + HPO42–
HPO42– H+ + PO43–
Phân tử H3PO4 phân ly 3 nấc ra ion H+ nó là axit 3 nấc.
- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-
Ví dụ : Ba(OH)2 Ba2+ + 2OH-
- Tính chất của axit : Là tính chất của cation H+ trong dung dịch.
- Tính chất của bazơ : Là tính chất của anion OH– trong dung dịch.
2. Hiđroxit lưỡng tính : Là hiroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
- Các hiđroxit lưỡng tính thường gặp : Zn(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2.
- Chúng điều ít tan trong nước và có lực axit bazơ yếu.
Ví dụ : Zn(OH)2 có 2 kiểu phân li tùy điều kiện.
+ Phân li kiểu bazơ :
Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-
+ Phân li kiểu axit :
Zn(OH)2 ZnO22- + 2H+
Có thể viết Zn(OH)2 dưới dạng H2ZnO2.
3. Muối : Là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
- Muối axit là muối mà anion gốc axit còn có khả năng phân li ra ion H+.
Ví dụ : KHSO4, NaHCO3, NaH2PO4…
- Muối trung hòa : Là muối mà anion gốc axit không còn khả năng phân li ra ion H+.
Ví dụ : NaCl, (NH4)2SO4…
Nguồn: Tổng hợp
1. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước
- Tính dẫn điện của dung dịch axit, bazơ và muối là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.
- Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước ra ion.
- Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li. Vậy axit, bazơ và muối là những chất điện li.
2. Phân loại các chất điện li
a. Chất điện li mạnh: Chất điên li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
b. Chất điện li yếu: Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
- Sự điện li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch.
BÀI 2 : AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
1. Định nghĩa theo A-rê-ni-ut - Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+
- Axit nhiều nấc
H3PO4 H+ + H2PO4–
H2PO4– H+ + HPO42–
HPO42– H+ + PO43–
Phân tử H3PO4 phân ly 3 nấc ra ion H+ nó là axit 3 nấc.
- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-
Ví dụ : Ba(OH)2 Ba2+ + 2OH-
- Tính chất của axit : Là tính chất của cation H+ trong dung dịch.
- Tính chất của bazơ : Là tính chất của anion OH– trong dung dịch.
2. Hiđroxit lưỡng tính : Là hiroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
- Các hiđroxit lưỡng tính thường gặp : Zn(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2.
- Chúng điều ít tan trong nước và có lực axit bazơ yếu.
Ví dụ : Zn(OH)2 có 2 kiểu phân li tùy điều kiện.
+ Phân li kiểu bazơ :
Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-
+ Phân li kiểu axit :
Zn(OH)2 ZnO22- + 2H+
Có thể viết Zn(OH)2 dưới dạng H2ZnO2.
3. Muối : Là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
- Muối axit là muối mà anion gốc axit còn có khả năng phân li ra ion H+.
Ví dụ : KHSO4, NaHCO3, NaH2PO4…
- Muối trung hòa : Là muối mà anion gốc axit không còn khả năng phân li ra ion H+.
Ví dụ : NaCl, (NH4)2SO4…
Nguồn: Tổng hợp
Sửa lần cuối: