Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 21, tiết 77 +78, Văn bản:

ÔNG ĐỒ

(Vũ Đình Liên)​

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.

- Lối viết bình dị mà gợi cảm.

2. Kĩ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ: Giáo dục cho HS biết trân trọng những giá trị văn hoá của dân tộc.

4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, thưởng thức văn học, thẩm mĩ.

B. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Đọc văn bản, Chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Đọc, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức
: 1’

Lớp​
Sĩ số​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
8A1​
8A2​
8A3​


2. Kiểm tra kiến thức cũ: 5’

H. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ " Muốn làm thằng Cuội ". Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?

3. Bài mới :

Hoạt động 1: Khởi động. Thời gian: 2 phút

Chiếu một số hình ảnh sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam như : hội Lim, hát ả đào, cồng chiêng Tây Nguyên, hát xoan...

GV: Những hình thức sinh hoạt văn hóa mà các em là những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhưng theo thời gian, những hình thức ấy không còn phổ biến rộng rãi như trước nữa. Vậy các em có cảm nhận như thế nào và trách nhiệm của chúng ta là gì?....

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức. Thời gian: 30p’.

HĐ của GV
HĐ của HS
ND bài học

* Gọi HS đọc phần giới thiệu trong sgk
H: Nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm ?
Gv chốt



- GV nêu cách đọc - đọc mẫu - hs đọc, lưu ý chú thích
H : Bài thơ được sáng tác thời gian nào? thể thơ ? Phương thức biểu đạt ?
- Ngũ ngôn
- Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm.
H : Vì sao em xác định như thế ?
- Vì bài thơ dựng lại hình ảnh ông đồ xưa và nay, từ đó tác giả bày tỏ niềm cảm thương chân thành của mình
H: Xác định nhân vật trữ tình? – Ông đồ
H: Danh từ ông đồ được giải thích như thế nào?
- Chiếu hình ảnh: Ông đồ là người dạy học chữ nho xưa.
H : Tìm mạch cảm xúc trong bài thơ ?
- Khổ 1, 2 : Hình ảnh ông đồ thời xưa
- Khổ 3, 4 : Hình ảnh ông đồ thời nay
- Khổ thơ 5 : Nỗi lòng tác giả dành cho ông đồ
H : Đọc khổ thơ 1 - nêu ý chính ?
H : Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong thời gian, không gian như thế nào, từ ngữ thể hiện?
H : Hình ảnh ông đồ gắn với thời điểm mỗi năm hoa đào nở có ý nghĩa gì ?
- Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ truyền của dân tộc
- Ông đồ có mặt giữa mùa đẹp, vui, hạnh phúc của mọi người
H: Sự lặp lại của thời gian mỗi năm hoa đào nở, và con người lại thấy ông đồ già, với hành động bày mực tàu giấy đỏ - bên phố đông người qua có ý nghĩa gì ?
- Miêu tả sự xuất hiện đều đặn, hoà hợp giữa cảnh sắc ngày tết - mùa xuân với hình ảnh ông đồ viết chữ nho
H : Em hình dung 1 cảnh tượng ntn ở khổ thơ 1 ?
- 1 cảnh tượng hài hoà giữa thiên nhiên và con người, con người với hạnh phúc...
GV bình: Cấu trúc “mỗi...lại” cho ta thấy sự lặp đi lặp lại đã trở thành nếp, thành quy luật quen thuộc. Hoa đào từ lâu đã trở thành sứ giả báo tin xuân. Bởi vậy nói “hoa đào nở” cũng là nhắc ta cái thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới đang đến gần. Cứ khi hoa đào nở là lại thấy ông đồ già xuất hiện cùng mực tàu, giấy đỏ bên phố nhộn nhịp người đi lại sắm tết. Lời thơ từ tốn mà chứa bao yêu thương. Dẫu chỉ chiếm một góc nhỏ thôi “trên phố” nhưng trong bức tranh thơ này, ông đồ lại trở thành tâm điểm. điềm đạm và lặng lẽ, ông đồ hoà nhập vào sự náo nức, rộn ràng của cuộc đời bằng chính những cái quý giá nhất mà ông có.
Theo dõi khổ thơ 2
H : Nêu ý chính ? - ông đồ viết chữ
H : Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua các chi tiết nào ? - Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
H: Khi miêu tả về tài viết chữ của ông đồ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? - So sánh
H : Hình dung của em về nét chữ của ông đồ ?
- Nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động và cao quí
GV giảng: Từ phố đông, không gian được thu hẹp lại quanh chỗ ông đồ ngồi viết chữ. Câu thơ ấm ran sự sống bởi từ chỉ số lượng có tính chât phiếm định “bao nhiêu” và tính từ “tấm tắc” biểu đạt sự thán phục, ngợi ca, trân trọng. Người đọc tưởng như nhìn thấy trước mắt bàn tay có những ngón thon dài nhỏ nhắn của ông đồ uốn lượn cây bút.Theo đà đưa đẩy của bút lông từng nét chữ còn tươi màu mực dần dàn hiện ra mềm mại như “phượng múa rồng bay”. Dường như trong nét chữ ấy ông đồ gửi gắm tất cả cái anh hoa, khát vọng và lí tưởng của mình.Chính linh hồn và tâm huyết của người đã làm con chữ sống dậy.Câu thơ của vũ Đình Liên như cũng muốn bay lên với niềm hân hoan trong thời kì hoàng kim của ông đồ.
H : Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ 1 địa vị như thế nào trong con mắt người đời ?
- Quí trọng và mến mộ
H : Qua 2 khổ thơ đầu có người cho rằng đây là thời kỳ hoàn kim của ông đồ, em có đồng ý không, vì sao ?
- Cuộc sống có niềm vui và hạnh phúc (được sáng tạo, có ích với mọi người, được mọi người trọng vọng)
- Không phải là thời kỳ hoàn kim...báo trước sự lụi tàn của chữ nho
H: Cảm xúc nào của người viết được thể hiện ?
- Quí trọng ông đồ
- Quí trọng 1 nếp sống văn hoá của dân tộc : mến mộ chữ nho và nhà nho.
GV giảng: Người xưa quan niệm chữ nho là thứ chữ thánh hiền. Học chữ ấy không phải để kiếm sống mà mục đích cao nhất là để làm người, để có thể phò vua, trợ nước, giúp đời. Đầu thế kỉ XX, tình hình đất nước Việt Nam có sự biến động sâu sắc trên mọi lĩnh vực.Tình trạng “Âu học chưa vin được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cả cội rễ” rồi khoa thi cuối cùng của triều đình phong kiến đã làm tiêu tan bao giấc mộng vinh quy bái tổ của các đệ tử của Khổng sân Trình. Để tìm kế sinh nhai, họ chỉ còn một cách duy nhất là đi bán chữ như hoàn cảnh của ông đồ trong bài thơ. Dẫu việc đánh đổi chữ thánh hiền để lấy miếng cơm manh áo chỉ là việc cùng bất đắc dĩ, chẳng phải vui sướng, danh giá gì nhưng cái tấm tắc ngợi khen của người đời cũng an ủi được phần nào nỗi niềm của những kẻ sinh bất phùng thời. Họ súm sít thuê ông viết chữ, trầm trồ trước cái tài hoa của ông cũng có nghĩa là còn biết trân trọng tài năng và cái đẹp...

Đọc
Trình bày




Đọc
Trình bày



Giải thích


Xác định
Giải thích


Xác định



Đọc
Phát hiện

Phân tích





Phân tích





Đánh giá

Lắng nghe














Phát hiện


Phát hiện

Đánh giá


Lắng nghe

Đánh giá


Thảo luận cặp đôi (3p)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
:
- Vũ Đình Liên (1913 - 1996). Quê – Hải Dương.
- là 1 trong những nhà thơ đầu tiên của phong trào thơ mới
2. Tác phẩm :
- Sáng tác 1936. Bài thơ " ông đồ " tiêu biểu nhất cho hồn thơ của Vũ Đình Liên
- Thể thơ: Ngũ ngôn
- PTBĐ:- Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự




II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hình ảnh ông đồ trong hoài niệm của nhà thơ:
a. Trong mùa xuân năm xưa:







- Khung cảnh mùa xuân tươi tắn, sinh động với sắc hoa đào nở, không khí tưng bừng, náo nhiệt.


































- Ông đồ trở thành một hình ảnh không thể thiếu, làm nên nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc được mọi người mến mộ.
Tiết 2: 45’
Đọc khổ thơ 3
H : ý chính của khổ thơ này là gì ?
- Nỗi buồn của ông đồ vắng khách
H : những lời thơ nào buồn nhất ?
- Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
H : Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ này và nêu tác dụng ? - Phép nhân hoá
- Diễn tả nối cô đơn, hiu hắt của ông đồ
H: Em có nhận xét gì về hình ảnh ông đồ trong khổ thơ
GV bình:
Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi cảu thời gian. Nếu như trước đây : “Mỗi năm hoa đào nở” lại đưa đến cho ông đồ già “bao nhiêu người thuê viết” thì giờ đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Nhịp đi của thời gian bao hàm cả sự mài mòn, suy thoái.
Đọc khổ thơ 4
H
: Khổ thơ này nói điều gì? ông đồ hoàn bị lãng quên
H : Hình dung của em về ông đồ từ lời thơ " Ông đồ vẫn ngồ....ai hay " ?
- Lời thơ gợi tả hình ảnh ông đồ vẫn ngồi ở chỗ cũ bên hè nhưng âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người.
- Hình ảnh 1 con người già nua, cô đơn, lạc lõng giữa phố phường
H: Em hãy phân tích 2 câu thơ "Lá vàng...mưa bụi bay "?
- Trên nền giấy đỏ không còn xuất hiện những nét chữ như phượng múa rồng bay mà là nơi rơi rụng của những chiếc lá vàng. Tất cả như đang dần thấm lạnh bởi những hạt mưa bụi ngoài trời hắt vào => 1 cảnh tượng thê lương, tiều tuỵ
H: Hình ảnh ông đồ hiện lên ntn qua khổ thơ này?
H: Cảm nghĩ của em về đoạn thơ này ?
- Buồn thương cho ông đồ cũng như cho cả 1 lớp người đã trở nên lỗi thời
- Buồn thương cho những gì đã từng là giá trị nay trở nên tàn tạ và bị rơi vào quên lãng
GV bình: Nếu như trước kia, sự xuất hiện của ông đồ làm không gian và lòng người thêm náo nức.Người ta đón nhận ông bằng tất cả sự trân trọng, kính yêu. Thì giờ đây: ông “Vẫn ngồi đấy” nghĩa là ông vẫn đến theo tín hiệu của hoa đào, vẫn “bày mực tàu giấy đỏ” trên con phố dông người lại qua sắm tết. Ông chờ đợi cái súm sít, tấm tắc của người đời nhưng đáp lại chỉ là sự thờ ơ đến đáng sợ. Nghệ thuật đảo ngữ cùng kết hợp phủ định “không ai” thể hiện rõ nét cái lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm đến đáng sợ của người đời. Họ cứ đi lại, vui vẻ nói cười mà không có chút ý thức nào về sự tồn tại của ông đồ. ông đã bị họ lẵng quên, bị đẩy ra bên lề cuộc sống. Tình cảnh của ông đồ có khác gì những ông cống, ông nghề trong thơ Tú Xương:
Nào có ra gì cái chữ nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co
Thà rằng đi học làm thày phán
Tối rượu sâm phanh, sáng sữa bò
Hay: Đạo học ngày nay đã chán rồi
10 người đi học 9 người thôi
Người đọc bỗng nhói lòng bởi dáng ngồi như hoá đá của ông giữa một trời mưa bụi bay bay và những chiếc lá vàng đậu trên trang giấy.
Đọc khổ thơ 5
H
: Nhận xét và so sánh khổ thơ đầu và cuối ?
- Giống nhau: Đều xuất hiện hoa đào nở
- Khác nhau: Nếu ở khổ thơ đầu ông đồ xuất hiện như lệ thường thì ở khổ thơ cuối không còn hình ảnh ông đồ
H: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
H : Sự giống và khác nhau này có ý nghĩa gì ?
- Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến
- Con người thì không thế, họ trở thành xưa cũ
H : Cảm xúc nào ẩn sau cái nhìn của tác giả ?
- Tình xót thương
H : Hãy nêu nghĩa của ý thơ trong 2 câu kết bài ?
- Hồn: Tâm hồn, tài hoa của con người có chữ nghĩa
- Những người muôn năm cũ: Các nhà nho xưa => tâm hồn, tài hoa của các nhà nho xưa
H : 2 câu cuối bộc lộ nỗi lòng nào của nhà thơ ?
- Lòng thương cảm cho những nhà nho danh giá 1 thời, nay bị lãng quên do thời cuộc đổi thay
H: Tác giả đã gieo vào lòng người đọc tình cảm nào ?
- Thương tiếc những giá trị tinh thần bị tàn tạ, lãng quên.
GV bình:
Khổ thơ chơi vơi trong cảm giác thiếu vắng, mất mát. Hoa đào vẫn nở, một năm mới lại đến nhưng không còn được vẹn nguyên như xưa nữa. Ngôn ngữ thơ có sự chuyển đổi tinh tế từ “ông đồ già” đơn thuần chỉ tuổi tác thành “ông đồ xưa”, biến nhân vật vĩnh viễn thành “cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn” (lời Vũ Đình Liên). Văn minh, Âu hoá không chấp nhận ông, không cho ông một con đường sống nên ông phải lỗi hẹn với hoa đào.
Bài thơ khép lại bằng tiếng “gọi hồn” tha thiết của tác giả: Những người muôn năm cũ
Hồn ở đau bây giờ?
Sự mai một những giá trị truyền thống là vấn đề của đời sống hiện đại được phản ánh trong những lời thơ tự nhiên và đầy cảm xúc.

H: Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?

H: Từ bài thơ em đồng cảm với nỗi lòng của tác giả?
H. Ý nghĩa của văn bản?
- Khắc hoạ hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
Đọc
Phát hiện

Phát hiện


Phát hiện


Nhận xét
Lắng nghe




Đọc
Phát hiện
Đánh giá





Phân tích






Đánh giá
Thảo luận cặp đôi (2p)



Lắng nghe






















Đọc
Thảo luận cặp đôi (2p)


Phát hiện
Phân tích


Đánh giá

Phân tích

Đánh giá
Nhận xét

Lắng nghe

Trình bày

Đánh giá
Khái quát
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình ảnh ông đồ trong hoài niệm của nhà thơ:
b. Trong mùa xuân hiện tại:


- Cô đơn, lạc lõng giữa phố phường nhộn nhịp.

















- Cuộc đời đã thay đổi, ông đồ bị lãng quên và vắng bóng
























2. Nỗi lòng của nhà thơ:














- Đồng cảm sâu sắc với nỗi lòng tê tái của ông đồ, tiếc thương cho một thời đại văn hóa đã đi qua.

III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
Hình ảnh chi tiết, chắt lọc tinh tế, gợi cảm
2. Nội dung:
- Niềm thương cảm chân thành với 1 lớp người đang tàn tạ
- Nỗi nhớ thương cảnh cũ, người xưa
* Ghi nhớ: (sgk)
* Hoạt động 3: luyện tập. Thời gian: 5p
H: Đọc diễn cảm lại bài thơ?
- Thuyết minh ngắn về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ "Ông đồ”
IV.Luyện tập:
1. Đọc diễn cảm bài thơ
2. Thuyết minh ngắn về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ "Ông đồ”
* Hoạt động 4: vận dụng. Thời gian: 4p
H: Em hãy nêu cảm nhận của em về nét chữ của ông đồ?
Một nghệ sĩ vung bút tài hoa

H: Qua 2 khổ thơ đầu em thích nhất hình ảnh thơ nào, vì sao?
- HS tự bộc lộ - GV định hướng
* Hoạt động 5: tìm tòi, sáng tạo. Thời gian: 2p
H: Tìm những câu thơ nói về phong tục đón tết cổ truyền của dân tộc VN?
- Thịt mỡ……bánh chưng xanh.

H: hãy tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp và tìm hiểu nghĩa một số chữ nho thường treo trong nhà?
H: Hiện nay nhà nước ta có những việc làm nào nhằm gìn giữ nét đẹp văn hóa viết chữ nho?
- HS có thể hoàn thiện bài ở nhà, GV kiểm tra trong giờ sau.
- HS về nhà soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo)

IV. Rút kinh nghiệm:....................................................................................................
 

Đính kèm

  • ÔNG ĐỒ.docx
    28.6 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top