Tuần 31, Tiết 118:
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Tiếng cười chế giễu thói trưởng giả học làm sang.
-Tài năng của Mô- li- e trong việc XD một lớp hai kịch sinh động.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc phân vai văn bản kịch
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.
3. Thái độ: - Giáo dục tinh thần phê phán những thói hư tật xấu trong cuộc sống.
4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ.
B. CHUẨN BỊ.
1. GV: Soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu, bảng phụ.
2. HS - Học sinh soạn bài.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra kiến thức cũ: ? Theo J. Ru – Xô “Đi bộ ngao du” giúp có lợi gì cho chúng ta?
3.Bài mới:
? Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, các em đã được học một tác phẩm thuộc thể loại kịch sân khấu, đó là VB nào
GV: chèo Quan Âm Thị Kính Hôm nay, các em sẽ được làm quen với 1 nhà soạn kịch lớn, người có vai trò sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp qua 1 trích đoạn kịch của ông. Đó chính là “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” của Mô-li-e.
Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
(Trích “Trưởng giả học làm sang”) - Mô- li- e-
(Trích “Trưởng giả học làm sang”) - Mô- li- e-
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Tiếng cười chế giễu thói trưởng giả học làm sang.
-Tài năng của Mô- li- e trong việc XD một lớp hai kịch sinh động.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc phân vai văn bản kịch
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.
3. Thái độ: - Giáo dục tinh thần phê phán những thói hư tật xấu trong cuộc sống.
4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ.
B. CHUẨN BỊ.
1. GV: Soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu, bảng phụ.
2. HS - Học sinh soạn bài.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
Lớp | Sĩ số | Ngày dạy | Điều chỉnh |
8A1 | |||
8A2 | |||
8A3 |
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động. Thời gian: 1 phút
? Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, các em đã được học một tác phẩm thuộc thể loại kịch sân khấu, đó là VB nào
GV: chèo Quan Âm Thị Kính Hôm nay, các em sẽ được làm quen với 1 nhà soạn kịch lớn, người có vai trò sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp qua 1 trích đoạn kịch của ông. Đó chính là “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” của Mô-li-e.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 35 phút
Hoạt động của GV (Giao nhiệm vụ) | HĐ của HS | Nội dung |
?Từ phần chú thích và kiến thức của em hãy giới thiệu vài nét cơ bản về tác giả Mô- li- e. GV: Mô-li-e (1622- 1673) sinh ra ở Pa-ri, cha của ông là 1 nhà buôn dạ giàu có, sau làm hầu cận nhà vua. Ông không theo nghề cha mà bước vào nghệ thuật sân khấu. Ông cùng các nghệ sĩ khác thành lập đoàn kịch, ra mắt công chúng vào năm 1664 tại Pa-ri nhưng không thành công. Đoàn kịch phải đóng cửa 1 thời gian.Về sau, đoàn kịch của ông đã đi diễn ở các tỉnh nhỏ trong 15 năm liên tục. Trong thời gian đó, Mô-li-e vừa tham gia diễn kịch, vừa sáng tác kịch bản. Năm 1658, đoàn kịch do Mô-li-e phụ trách trở về Pa-ri, ông cho diễn vở kịch ngắn “Những bà kiểu cách rởm” và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Sau đó đoàn liên tiếp diễn nhiều vở kịch khác nữa và cũng rất thành công. - Những vở kịch của ông thường gây ra những tiếng cười vui tươi lành mạnh hoặc châm biếm, chế giễu những thói hư tật xấu của con trong xã hội Pháp đương thời - Vở kịch tiêu biểu : Lão hà tiện, Đông – Gioăng, kẻ ghét đời, người bệnh tưởng, trường học làm vợ… ? Nêu vị trí của lớp kịch “Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục” ? - Trưởng giả học làm sang (Gã tư sản học làm quý tộc) 1670 là vở hài kịch gồm 5 hồi, mỗi hồi được chia thành nhiều lớp, trong mỗi lớp có nhiều cảnh. Đoạn trích “Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục” trích hồi 2 lớp 5 – là lớp kịch kết thúc hồi kịch này GV tóm tắt ND vở kịch SGV/151 TP chế giễu Giuốc - Đanh ngoài 40 tuổi, là một người giàu có nhờ được kế thừa một tài sản lớn. Lão tấp tểnh muốn, bước chân vào XH thượng lưu. Tuy ngu dốt nhưng ông muốn học đòi những người cao sang nên thuê thày về dạy đủ các môn: âm nhạc, kiếm thuật, triết lý và cách ăn mặc. Vì ngốc nhếch ông để cho mọi người lừa bịp dễ dàng. Ông từ chối gả con gái là Luy- xin cho Clê-ông vì thấy chàng không phải là quý tộc. Sau nhờ mưu mẹo của người đây tớ, Clê- ông cải trang thành oàng tử Thổ Nhĩ Kỳ đến hỏi Luy- xin làm vợ và được ông chấp thuận ngay... *GV hướng dẫn và yêu cầu HS đọc phân vai theo nhân vật (4 HS) 1. Người dẫn: Đọc to, rõ ràng, lưu loát 2. Ông GĐ: Giọng ông chủ nhưng ngu ngơ 3. Phó may và 4. thợ phụ: nịnh hót ?Nội dung của lớp kịch này nói về điều gì? - ĐT kể về chuyện bác phó may đem lễ phục đến nhà ông GĐ, cuộc đối thoại của họ xoay quanh bộ lễ phục và những tên thợ phụ ninh hót ?Lớp lich thuộc thể loại gì ? -Hài kịch ? Em biết gì về hài kịch? - Hài kịch (kịch vui, kịch cười) là một thể loại kịch, trong đó tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm chế giễu cợt, cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội. - Đây là thể loại đối lập với bi kịch, hài kịch nhất thiết phải có hậu và vui vẻ -Hài kịch Mô - Li - e nói chung và vở “trưởng giả học đòi làm sang” nói riêng, được coi là mẫu mực của thể loại hài cổ điển (vũ khúc hài kịch) vì trong vở có xen những màn ca múa ?Căn cứ vào các chỉ dẫn, cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh? Nêu giới hạn, ND mỗi cảnh, có những nhân vật nào xuất hiện trong mỗi cảnh đó? + Lời chỉ dẫn sân khấu đã chia lớp kịch này thành 2 cảnh rõ rệt * - Từ đầu -> theo nhịp của dàn nhạc:Trước khi ông GĐ mặc lễ phục. NV gồm ông Giuốc - Đanh và bác thợ may, chủ yếu là những lời đối thoại, kèm theo là những cử chỉ động tác *- tiếp -> hết: Sau khi ông GĐ mặc lễ phục. N/v Gồm Giuốc - Đanh và một thợ phụ, có lời đối thoại mà còn được xem các thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho Giuốc - Đanh, có cả nhảy múa và âm nhạc rộn ràng(cảnh 2 đông hơn, sôi động hơn) GV: Tuy cả 2 cảnh, vẫn chỉ là lời đối thoại của ông Giuốc - Đanh với nhân vật phó may, thợ phụ, nhưng nhìn chung toàn sân khấu có cả sự theo dõi của nhân vật khác, có âm thanh phụ hoạ, cảnh 2 sôi động vui vẻ, náo nhiệt hơn ? Cuộc đối thoại diễn ra ở đâu? - Diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuốc - Đanh, một người trên 40 tuổi thuộc tầng lớp dân thành thị phong lưu ? Ông Giuốc - Đanh và bác phó may trò chuyện xoay quanh những việc gì?Sự việc nào là chủ yếu? - Cuộc đối thoại xoay quanh chuyện trang phục phục của ông GĐ : Đôi bít tất, đôi giày, búi tóc giả, lông đính mũ, song chủ yếu là chuyện xoay quanh bộ lễ phục mới với những bông hoa may ngược ? Mở đầu lớp kịch này Giuốc - Đanh xuất hiện với thái độ gì? - sắp phát khùng, bực tức ? Ông Guốc Đanh sắp phát khùng lên vì những lý do gì? + Bác phó may mang bộ lễ phục đến muộn + Đôi bít tất chật ® rách 2 mắt. + Đôi giày khiến ông đau chân ghê gớm ? Chỉ với những lý do này mà ông sắp phát khùng lên cho em hiểu tính cách gì của ông Giuốc - Đanh? - Thích ăn diện, nôn nóng, không kìm chế được bản thân ? Em hình dung dáng vẻ của ông GĐ ntn với đôi bít tất chật ® rách 2 mắt, Đôi giày chặt khiến ông đau chân ghê gớm? - mặt nhăn nhó, dáng đi không thoải mái ?Qua lời đối thoại của ông Giuốc - Đanh với bác phó may về đôi bít tất và đôi giày, em hiểu ông GĐ có thái độ ntn về những thứ đó? - -thái độ chê trách không bằng lòng ? Phó may giải thích ntn về sự cố đó? -Về đôi bít tất: Rồi nó giãn ra thì lại rộng quá ấy chứ - Về đôi giày: Không làm ngài đau đâu, ngài tưởng tượng ra thế ? Qua cách lý giải này bộc lộ tính cách gì của bác phó may?- chống chế, bảo thủ ? Trước sự lý luận bảo thủ của bác phó may, ông GĐ cự lại qua những lời nói nào? - Phải nếu tôi cứ ….sẽ rộng thật - Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lý luận hay nhỉ. ? Cách cự lại đó gợi cho em cảm nhận ông GĐ là người ntn? - Ngớ ngẩn, buồn cười. Về đôi tất chặt ông lý luận vô nghĩa: nếu…thì… Về đôi giày chặt lý luận ngó ngẩn nực cười… Vì thực chất là mình đau chân thật, nhưng với lời lý giải của bác phó may thì ông lại nghĩ là do mình tưởng tượng ra ? Sự thật nào về con người ông Guốc - đanh lộ ra chi tiết này? - Ông Guốc đanh nhận thức nông nổi, lẫn lộn, đến ngớ ngẩn, nực cười ? Trong cuộc đối thoại này, qua cách chống chế của bác phó may em hiểu bác đang ở tình thế nào? - Đuối lý ? Bởi vậy bác thoát khỏi tình thế này bằng cách nào? - Đánh lảng nói sang bộ lễ phục, đánh trúng tâm lý đang hết sức nôn nóng muốn mặc thử của ông GĐ ? Em hiểu lễ phục là gì ? -bộ quần áo may theo kiểu quy định để mặc trong các dịp đặc biệt ? Xem phim ảnh em nhận thấy lễ phục của người Pháp thế kỉ XVII có đặc điểm? -quần cộc (đến đầu gối hoặc mắt cá chân), áo chẽn (may sát người che kín từ cổ đến thắt lưng và thường may bằng vải đen), đầu đội mũ đính lông ? Bác phó may giới thiệu ntn về bộ lễ phục? - Thưa, Đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình ? Ông Guốc đanh phát hiện ra điều gì trên bộ trang phục này? -may hoa áo ngược ?Em tưởng tượng như thế nào về ông GĐ ở độ tuổi ngoài 40 tuổi khi ông mặc bộ lễ phục vải hoa nhưng may ngược? - Buồn cười, phản thẩm mỹ, lố bịch khi ông đã ngoài 40 tuổi GV: Với bộ lễ phục này trên sân khấu khán giả sẽ được trận cười nghiêng ngả ? Qua đây em biết gì về tay nghề của bác phó may?Tay nghề kém, thẩm mĩ kém ? Bác phó may đã giải thích ntn về điều này? - Đổ lối cho ông GĐ là không bảo trước - Những người quý phái đều mặc áo hoa may ngược ? Qua lý luận ấy giúp em hiểu thêm gì về bản chất của bác phó may? - Lừa bịp, láu cá của kẻ vụng chèo, khéo chống, nói sai thành đúng, chuyển từ bị động thành chủ động ? Nghe phó may giải thích như vậy ông GĐ đã nói những gì? - lại cần phải bảo may hoa xuôi ư? - Những người quý phái mặc áo hoa ngược ư - ồ thề thì bộ áo hoa nay may được đấy GV: Trước sự láu cá, lừa bịp của một tên PM tay nghề kém ông GĐ lại trả lời bằng một loạt câu hỏi, hỏi lại bác phó may ?Điều này chứng tỏ ông GĐ là người ntn? - Kém hiểu biết hơn cả bác PM ?Tiếng cười bật ra từ nhân vật ông GĐ là cười về điều gì?Sự ngu dốt nhưng lại học đòi làm sang. ? Chi tiết nào tạo nên kịch tính gây cười ở cảnh này? - Kịch tính cao: ông GĐ từ chỗ khó tính, khắt khe, chủ động của mộ ông chủ có tiền trở thành bị động trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi - Phó may chẳng tử tế gì chỉ khéo léo mồm miệng đưa đẩy. May hoa ngược vì ông vụng về,hoặc sơ suất hoặc cố tình chơi xỏ ông GĐ đã nhanh chóng chuyển từ thế bị động( bị chê trách) sang thế chủ động vừa không phải làm lại, không bị trách phạt mà làm ông chủ lúng túng ® hoàn toàn tin tưởng rằng may hoa ngược mới là sang, là mốt. => tiếng cười bật ra từ : Ông Giuốc-đanh thích sành điệu nhưng lại mù tịt về mốt-đây là sự dốt đặc của ông về văn hoá ăn mặc => tiếng cười bật ra từ : sự ngớ ngẩn vì háo danh và ngu ngốc của ông GĐ GV: Sự chênh lệch, mất cân đối giữa hình thức và ND, giữa cái bên trong và bên ngoài là nguyên tắc cơ bản tạo ra cái hài. Mô- li- e đã XD 1 NV hài bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hao giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi của Nv Ông GĐ, với hàng loạt các tình tiết gây cười như chúng ta vừa tìm hiểu ? Khi nhìn áo của bác phó may ông GĐ phát hiện ra điều gì? Vấn đề bị ăn bớt vải ? Ông GĐ phàn nàn gì về vấn đề này?Câu nào thể hiện điều đó? - Ông Giuốc - Đanh phát hiện phó may ăn bớt vải của mình, ông đã chỉ trích nhẹ: ô kìa bác ... - Đành là đẹp ... ? Khi ông Giuốc - đanh phát hiện phó may ăn bớt vải của mình thì phó may đối phó bằng cách nào? - Trước sự thật hiển nhiên, không thể biện bạch, phó may đành ngượng nghịu chống chế, rồi lảng sang chuyện khác hỏi ông Guốc đanh có muốn mặc thử lễ phục không- bằng nước cờ cao tay là đã đánh trúng tâm lý của ông Giuốc - Đanh đang muốn học đòi làm sang, đang nôn nóng , sắp phát khùng lên vì muốn được ăn diện ?Cách đối phó này có tác dụng gì? - Tác dụng : Làm ông chủ quên đi chuyện “thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ” của mình - Làm cho chuyện kịch phát triển sang một hướng mới, có tình tiết mới gây cười khi tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc - đanh lại bộc lộ ? Qua đó em nhận thấy bác phó may bộc lộ thêm tính cách gì? - Tham lam, trơ tráo, ranh ma ? Trước sự đối phó của bác phó may như vậy ông GĐ đáp lại ntn? - Đành là đẹp nhưng đáng lẽ... - chấp nhận để cho PM mời thợ phụ vào mặc lễ phục với ước mong trở thành một nhà quý phái, sang trọng GV: Đến đây bộ trang phục đã hoàn chỉnh trên người ông GĐ: Đôi bít tất lụa đứt mất 2 mắt, đôi giày chặt, bộ tóc giả, mũ đính lông, áo chẽn hoa may ngược, quần cộc. ?Em hình dung bộ dạng của ông GĐ ntn trong bộ lễ phục này? lố bịch và buồn cười ? Đến dây ông GĐ sẽ bị người đời chê cười, theo em ông ta bị chê cười về điều gì? - Có tiền muốn sang trọng nhưng do dốt nát, quê kệch thành ra nhố nhăng ? Tiếng cười ở đây có ý nghĩa ntn? - Mỉa mai, phê phán những thói hư tật sấu của ông GĐ và PM. Họ đại diện cho tầng lớp quý tộc và tầng lớp thị dân Pháp. Phê phán XH PK Pháp với trào lưu chung đua đòi, chạy theo hình thức ?Thông thường bị kẻ xấu lợi dụng đều đáng thương nhưng khi Guốc đanh bị lợi dụng lại là kẻ đáng cười vì sao thế? - Có tiền muốn sang trọng - Nhưng do quê kệch, dốt nát thành ra nhố nhăng. - Giàu có nhưng ngu dốt - Học đòi làm sang trọng khi thực chất không đáng được sang trọng. Qua cảnh 1 tính cách của các nhân vật được bộc lộ ntn? - Ông GĐ: Kém hiểu biết, háo danh, quê kệch, học đòi làm sang - PM: vụng chèo khéo chống, nịnh hót, láu cá ?Mục đích của tác giả khi xây dựng 2 nhân vật này là gì? - Chế giễu thói học đòi làm sang, những kẻ ninh hót láu cá ?Trong thực tế XH ngày nay những người như ông Giốc-đanh và bác phó may có còn không? Thái độ của em ntn trước những con người này? - lên án, chê trách, mọi người không coi trọng ?Cảnh 1 còn cho em bài học gì sâu sắc ? - Học đòi cộng ngu dốt khiến con người mù quáng, lố bịch | HĐ chung Lắng nghe HĐ chung Lắng nghe Lắng nghe Lắng nghe HĐ chung HĐ chung Lắng nghe HĐ chung Lắng nghe Lắng nghe HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung | I.Tìm hiểu chung về vb 1. Tác giả. -Mô-li-e (1622-1673) nhà hài kịch nổi tiếng nước Pháp thế kỷ XVII 2.Tác phẩm. - Vị trí: thuộc hồi II lớp 5 trong vở: “Trưởng giả học làm sang”- 1670 -Thể loại: Hài kịch - Bố cục: Gồm 2 cảnh + Ông Giuốc - Đanh và phó may + Ông Giuốc - Đanh và thợ phụ II. Đọc – hiểu vb 1. Ông Guốc - đanh và bác phó may. * Vấn đề đôi bít tất và đôi giày: - Ông Giuốc - đanh ngớ ngẩn, buồn cười - Bác phó may chống chế, bảo thủ * Vấn đề bộ lễ phục: - Bác phó may: Là kẻ lừa bịp, láu cá, vụng chèo, khéo chống - Ông Giuốc-đanh ngu dốt nhưng lại học đòi làm sang. - Phó may tham lam, trơ tráo, ranh ma - Ông Giuốc- đanh quê kệch, lố bịch => Ông Giuốc-đanh: Kém hiểu biết, kệch cỡm, lố bịch nhưng thích học đòi làm sang - Phó may: Tham lam, láu cá, nịnh hót, bịp bợm. |
GV chuyển tiếp bài học Yêu cầu HS theo dõi tiếp cảnh 2 ?Căn cứ vào các chỉ dẫn, cho biết lớp kịch 2 có những nhân vật nào xuất hiện? Em có nhận xét gì về không gian kịch trong phần 2? - Sau khi ông GĐ mặc lễ phục. Nhân vật Gồm Giuốc - Đanh và 4 thợ phụ, có lời đối thoại mà còn được xem các thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho Giuốc - Đanh, có cả nhảy múa và âm nhạc rộn ràng (cảnh 2 đông hơn, sôi động hơn) GV: Tuy cảnh 2, vẫn chỉ là lời đối thoại của ông Giuốc - Đanh với thợ phụ, nhưng nhìn chung toàn sân khấu có cả sự theo dõi của nhân vật khác, có âm thanh phụ hoạ, cảnh 2 sôi động vui vẻ, náo nhiệt hơn cảnh 1 GV:Mô - Li - e chuyển tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau ở lớp kịch này 1 cách hết sức tự nhiên và khéo léo - Tính cách trưởng giả học đòi của ông càng được thể hiện rõ trong cảnh vừa đi vừa cởi, vừa mặc trong sự giúp đỡ của 4 chú thợ phụ trong tiếng nhạc và lâng lâng sung sướng ? Cuộc đối thoại của ông GĐ và đám thợ phụ xoay quanh sự việc gì? - ông Giuốc - Đanh mặc xong bộ lễ phục và sự thay đổi cách gọi ông GĐ của đám thợ phụ. ? Khi ông Giuốc - Đanh mặc xong bộ lễ phục thì được tay thợ phụ đã gọi ông là gì? Họ đã thay đổi cách gọi này mấy lần? -Tâng bốc địa vị XH của ông , Gọi ông Giuốc - Đanh : “Ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” ? Ý nghĩa xã hội của những danh từ đó ntn? - Danh từ chỉ những địa vị XH cao quý thường dành cho giái cấp qúy tộc, thượng lưu trong XH Pháp thế kỷ XVII ? Những cách gọi ấy của đám thợ phụ thể hiện thái độ của họ đối với ông GĐ là gì? -Tôn kính, tâng bốc địa vị XH của ông ? Thái độ tâng bốc đó diễn ra theo chiều hướng ntn qua cách gọi ông GĐ của họ?Mục đích chính của họ? - phép tăng cấp-> ngày một tăng tiến - Moi tiền ông GĐ ? Qua đây giúp em hiếu được bản chất gì của những tên thợ phụ? - Thợ phụ ranh mãnh dùng mánh khoé nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc - Đanh. (thấy ông mắc mưu nên thợ phụ cứ tôn lên mãi) ? Thái độ và hành động của ông Giuốc - đanh trước cánh xưng hô của những tay thợ phụ? - Khi nghe thợ phụ gọi : + Ông lớn à ông Giuốc - Đanh nở từng khúc ruột: Ông lớn ư - y cứ ngỡ như cần mặc quần áo quý tộc là trở thành ông lớn: ấy đấy... à lập tức thưởng tiền cho 2 tiếng tôn vinh cao quý và kịp thời ấy + Cụ lớn à ông sướng đến mê mẫn tâm hồn : “ồ ồ cụ lớn… tầm thường” à tiền thưởng lại được vung ra hào phóng + Đức ông à niền vui hân hoan tràn ngập trong lòng ông: Hà hà..thưởng luôn ? Việc thưởng tiền của ông chứng tỏ ông đang khao khát điều gì? à Việc thưởng tiền cho thợ phụ sau mỗi lần gọi ông lớn, cụ lớn, đức ông chứng tỏ cái khát khao được làm quý tộc của ông mãnh liệt đến chừng nào. Ông sẵn sàng cho hết cả túi tiền để được “làm sang”, để được gọi hai tiếng ngọt ngào ?Từ đây lộ thêm đặc điểm tính cách nào của nhân vật Giuốc Đanh? - Ông Giuốc- đanh là kẻ háo danh, ưa nịnh, sẵn sàng dùng tiền để mua sự sang trọng. ?Theo em cái mỉa mai đáng cười ở đây là gì? - Kẻ háo danh được khoác danh hão lại tưởng thật - Cả cái danh hão cũng phải mua bằng tiền ?Trong cảnh này ông GĐ có những câu nói riêng nào? Tại sao ông cho rằng các chú thợ phụ gọi mình là “đức ông” là vừa phải? -Vì ông đã mãn nguyện với lời tung hô - Vì ông sợ mất tong cả tiền để thưởng cho các chú thợ phụ ->keo kiệt ? Qua những câu nói riêng của ông GĐ ở cuối màn kịch cho ta thấy được tính cách gì ở ông Giuốc - đanh? ->keo kiệt ?Tuy nhiên ông vẫn thưởng tiền cho thợ phụ mà không đắn đo gì, điều đó giúp em hiểu thêm gì về ông GĐ? -Mong muốn khát khao là trưởng giả vẫn mãnh liệt vô cùng - Câu nói riêng ở cuối đoạn vừa chứng minh cho tính cách keo kiệt và sự hào phóng bên ngoài của ông vừa làm tăng thêm tính cách hài cho nhân vật và cảnh kịch ?Kết quả của việc học làm sang của ông ntn? - Bị thợ phụ lợi dụng moi tiền ? Như vậy trong cảnh 2, hình ảnh ông GĐ nổi bật với những đặc điểm tính cách gì? - Ông G.Đanh là kẻ háo danh, ưa nịnh, sẵn sàng dùng tiền để mua sự sang trọng nên bị lợi dụng moi tiền. ?Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng kịch của Mô-li-e? - Mâu thuẫn kịch sinh động hấp dẫn, gây cười - Khắc họa rõ nét tính cách lố lăng của nhân vật qua lời nói hành động ? Lớp kịch đã làm nổi bật tư tưởng gì của Mô- li- e? - Châm biếm, mỉa mai, phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả. Mở rộng hơn là những thói hư tật xấu của giới quý tộc và tầng lớp thị dân Pháp TK 17 Gọi HS đọc ghi nhớ ? Trong lớp kịch chúng ta cười ông GĐ nhất là ở những điểm nào? Ông Giuốc - Đanh nhân vật hài kịch bất hủ : - Khán giả cười ông vì ông ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác - Cười vì thấy ông ngớ ngẫn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Cười vì thấy ông cứ moi tiền mãi để mua cái danh.. | HĐ chung Lắng nghe Lắng nghe HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung HĐ chung Thảo luận cặp đôi (2p) HĐ chung | I.Tìm hiểu chung II. Đọc - hiểu văn bản 1. Ông Guốc - đanh và bác phó may. 2. Ông Giuốc - đanh và thợ phụ - Thợ phụ là những kẻ nịnh hót, thực dụng - Ông Giuốc-Đanh là kẻ háo danh, ưa nịnh nên bị lợi dụng moi tiền. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật 2. Nội dung * Ghi nhớ/sgk |
*Hoạt động 3: Luyện tập . Thời gian: 5 phút
BT: Kể tên một số truyện cười đã học? Nêu ý nghĩa của tiếng cười - Treo biển, lợn cưới áo mới GV: Tiếng cười không chỉ có trong hài kịch, truyện cười trong Vh nước ngoài mà còn xuất hiện trong VHDG VN. Khẳng định giá trị, ý nghĩa to lớn của TC, nó không chỉ là liều thuốc bổ ích cho tinh thần như DG từng nói: “ Một nụ cười...” mà nó còn có giá trị như một thức vũ khí chiến đấu để cải thiện cs con người ở mọi nơi, mọi lúc, mọi thời đại. |
*. Hoạt động 4: Vận dung - Thời gian: 2 phútGV hướng dẫn HS về nhà viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của mình sau khi học xong văn bản “Ông giuốc …” |
*. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng - Thời gian: 2 phút? Theo em trên sân khấu, lớp kịch Ông Giuốc … mặc sẽ tạo cảm hứng gì cho người xem? Vì sao? Hài hước buồn cười Vì đó là một hiện tượng lố bịch bất thường. - GV khái quát nội dung bài học. Yêu cầu HS soạn tiếp phần 2 của văn bản: Ông Giuốc- đanh và thợ phụ |
………………………………………………………………………………………