Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản nghị luận lớp 6 (CT 2018)

Trần Ngọc

S.Moderator
Mỗi văn bản nghị luận là một đề xuất ý kiến, là trình bày tư tưởng, quan điểm của người viết trước một vấn đề của văn học hoặc cuộc sống. Văn nghị luận được tạo lập nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trức tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống…; được trình bày bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn, với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục. Vậy chúng ta cần phải có những phương pháp dạy đọc hiểu văn bản nghị luận lớp 6 như thế nào? Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đôi điều về vấn đề này. Mời quý thầy cô tham khảo.
Phương pháp đọc hiểu văn bản nghị luận lớp 6 -  giaoanchuan.png
PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC HIỂU VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 6 (CT 2018)

Trong Chương trình Ngữ văn trung học cơ sở, học sinh được học các văn bản nghị luận trung đại và hiện đại của Việt Nam và nước ngoài. Ngoài ra, còn có một số văn bản nhật dụng được viết theo phương thức nghị luận. Với CT 2018, ở cấp tiểu học chưa đặt ra yêu cầu đọc, viết văn nghị luận. Tuy nhiên, trong thực tế thì học sinh đã làm văn nghị luận rất nhiều bằng cách trả lời các câu hỏi vì sao hoặc đưa ra vô vàn các câu hỏi… đó chính là việc học sinh đang thực hành văn nghị luận.

1. Yêu cầu và quy trình dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận lớp 6

-
Thông qua việc dạy đọc hiểu văn bản nghị luận, giáo viên giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực văn học và năng lực thẩm mĩ.
- CT 2018 chủ trương bắt đầu dạy đọc hiểu văn bản nghị luận từ lớp 6 cả nghị luận văn học và nghị luận xã hội nhưng yêu cầu đơn giản:
+ Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận
+ Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
+ Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.
+ Nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

2. Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản nghị luận lớp 6

Dạy đọc văn bản nghị luận với sách giáo khoa Ngữ văn 6, Giáo viên cần chú ý mấy vấn đề sau:
- Tổ chức cho học sinh đọc kĩ văn bản nghị luận trong SGK, tìm hiểu các từ ngữ khó trong văn bản hoặc đọc thêm các văn bản nghị luận khác; không cần quá đi sâu vào tìm hiểu tác giả của bài nghị luận.
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa. Hệ thống câu hỏi ở nhiều bài học đã thể hiện tinh thần dạy học đọc hiểu theo đặc trưng thể loại như yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức về đặc điểm thể loại văn bản để tiến hành tìm hiểu văn bản; tập trung hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục, phát hiện và phân tích luận điểm, cách triển khai luận điểm, nghệ thuật lập luận… Đa số các câu hỏi trong sách giáo khoa được xếp vào hai mức độ nhận biết và thông hiểu.
- Tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận kết quả tìm hiểu các câu hỏi đã làm theo trình tự từ câu 1 – câu 4, trên cơ sở đó GV tổng kết lại nội dung của mỗi câu.
- Tổ chức cho học sinh viết đoạn văn (4-5 dòng) thể hiện cảm nghĩ của học sinh; sau đó đọc phần viết của mỗi học sinh.
Cần chú ý dạy đọc văn bản nghị luận ở tất cả các bài; giáo viên không cần nêu thêm bất kì một nội dung nào khác mà chỉ phát triển chi tiết hoặc thêm câu hỏi gợi mở từ các câu hỏi trong SGK. Vì các câu hỏi ấy đã thể hiện đủ các yêu cầu đọc hiểu của chương trình về văn bản nghị luận rồi.

Như vậy, chúng ta có thể thấy văn nghị luận bồi dưỡng cho con người những tình cảm sâu sắc, đúng đắn về thời đại, dân tộc, nhân loại. Do đó, khi hướng dẫn học sinh đọc văn nghị luận đọc văn nghị luận, cần phải giuos học sinh cảm nhận được những lời tâm huyết, những nhịp đập trái tim của tác giả, biết phân biệt cái thật, cái giả trong đời sống.
Cảm ơn quý thầy cô đã theo dõi bài viết và mong quý thầy cô thường xuyên ghé thăm giaoanchuan để tham khảo thêm nhiều tài liệu hay nhé!​
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top