Phương Pháp Dạy Toán Lớp 1 Cho Học Sinh Hiệu Quả Hiện Nay

Lê Hoàng Tuấn

Cộng tác viên
Xu
0
Phương Pháp Dạy Toán Lớp 1 Cho Học Sinh Hiệu Quả Hiện Nay

1. Giúp trẻ hiểu ý nghĩa các con số

Hãy giúp trẻ phát triển một cảm giác thật mạnh mẽ về những con số, giúp trẻ hiểu ý nghĩa những con số trước khi hiểu khái niệm cộng, trừ vì những phép tính cộng trừ cũng sẽ trở nên vô nghĩa và khó hiểu vô cùng nếu trẻ không hiểu và cảm thấy không thoải mái với những con số.

Ví dụ, giáo viên có thể hỏi trẻ có bao nhiêu cách để có thể tạo ra số 6 thì lúc đó trẻ có thể trả lời với những cặp số như 0 và 6, 5 và 1, 4 và 2, 3 và 3… Cách giải thích như thế này sẽ giúp trẻ hiểu sâu hơn về những con số và phép cộng.

2. Dạy trẻ cách đếm nhảy

Ví dụ, cho trẻ đếm cách 2 đơn vị để được dãy số 0, 2, 4, 6, 8, 10… Những dãy số như thế này sẽ giúp trẻ hiểu rằng nếu cộng chừng ấy đơn vị với nhau sẽ có số tiếp theo, ngược lại nếu trừ sẽ có số trước đó.

3. Sử dụng công cụ hỗ trợ

Sử dụng những đồ vật quen thuộc làm công cụ hỗ trợ để giúp trẻ dễ hiểu hơn về khái niệm cộng, trừ. Ví dụ, giáo viên có thể đưa cho trẻ 2 viên bi và bảo trẻ lấy thêm 3 viên nữa. Sau đó, hãy hỏi trẻ bây giờ con có bao nhiêu viên tất cả, như thế trẻ sẽ có thể học làm phép cộng một cách trực quan hơn.

Bạn cũng nên khuyến khích trẻ dùng trí tưởng tượng, ví dụ như với phép trừ, hãy cho trẻ tưởng tượng có 3 con ngựa trong chuồng, một con chạy ra thì lúc đó sẽ còn lại mấy con.

4. Những thủ thuật thú vị

Kết hợp với những thủ thuật thú vị để giúp trẻ luôn hứng thú với những phép tính cộng trừ. Ví dụ như dùng số 0 để đố vui trẻ các phép tính cộng, trừ như 100 + 0 = ? hay 9999-0=? (mặc dù trẻ chỉ học trong phạm vi số nhỏ).

5. Thay đổi hình thức học

Hãy cho trẻ luyện tập làm phép tính thường xuyên với những tờ bài tập hay những trò chơi khác nhau để trẻ không bị nhàm chán. Nếu thực hành cộng, trừ theo cách thông thường như bằng thẻ, que… mà trẻ bắt đầu thấy chán chán thì giáo viên hãy thử giới hạn thời gian làm bài để xem trẻ có thể làm nhanh đến mức nào và cũng để thay đổi không khí giúp trẻ hào hứng trở lại.

Chú ý: Không nên dạy trẻ cách làm toán bằng cách đếm ngón tay vì nó sẽ trở thành thói quen khó bỏ trong tương lai và khiến trẻ quá phụ thuộc. Mặc dù chiến lược này rất hiệu quả đối với các phép tính nhỏ, khi gặp những con số lớn hơn trẻ sẽ dễ bị bế tắc.

*Lợi ích của việc dạy toán đúng phương pháp cho trẻ:

  • Toán là môn thể thao dành cho bộ não, dạy đúng cách sẽ tạo ra một vận động viên giỏi.
  • Rèn luyện thói quen tập trung, có biện pháp ngay khi ai đó đưa ra vấn đề.
  • Giải quyết vấn đề thực tế nhanh nhẹn và hiệu quả trong công việc
  • Nhiều cơ hội khi tham gia các kỳ thi về Toán học
  • Lên các lớp lớn hơn sẽ giúp các bé không mất kiến thức vì đã được trang bị đầy đủ.
*Tác hại của việc dạy sai phương pháp:
  • Sợ học: Tác hại đầu tiên mà ai cũng có thể thấy đó là việc học nâng cao quá sức sẽ khiến học sinh sợ Toán.
  • Mất tư duy, sáng tạo: Khi học thứ gì đó quá nhiều, luyện đi luyện lại nhiều lần một vài dạng, học sinh sẽ trở thành một cái máy, cứ gặp dạng là ghép công thức, lao vào thực hiện theo những bước đã được giáo viên cung cấp. Như vậy dần dần sẽ làm mất tư duy, sáng tạo của các em.
  • Ngại tiếp thu cái mới: Chúng ta hãy hình dung, một học sinh cấp một đã được trang bị các phương pháp của tiểu học để giải thành thạo khá nhiều dạng Toán của THCS. Đến bậc THCS lại gặp lại các dạng Toán đó nhưng với phương pháp giải quyết cao cấp hơn. Vì học sinh đã biết cách giải nên thường sẽ ngại đón nhận kiến thức mới để giải quyết vấn đề mình đã giải quyết được.
  • Bắt não làm việc quá sức: Chúng ta hãy hình dung bộ não của trẻ cũng giống như thể lực, đang trong thời kỳ phát triển. Nếu chúng ta bắt trẻ em làm việc quá sức, chúng sẽ bị suy kiệt sức khỏe, còi cọc, hạn chế trong sự phát triển sau này. Có lẽ bộ não của trẻ em cũng vậy. Tôi đã gặp không ít trường hợp tự kỉ, mất khả năng linh hoạt trong cuộc sống vì học quá sức từ bé.
5640

Ảnh sưu tầm​
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top