Thần Đồng

Moderator
Xu
0
“Một số kinh nghiệm dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 theo mô hình VNEN”



PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

A- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

I. Cơ sở lí luận:


Đất nước ta đang trên đà phát triển và đổi mới từng ngày trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật... Để hội nhập với xu thế phát triển của thời đại, Đảng ta đã vạch ra phương hướng chiến lược : Giáo dục& đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế-xã hội (Văn kiện hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII tháng 12 năm 1998). Thực hiện chủ trương đúng đắn đó, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã và đang phát triển đổi mới đồng bộ giáo dục và đào tạo trong đó có đổi mới chương trình dạy học các cấp nói chung, chương trình tiểu học nói riêng.

Dự án VNEN là dự án có nội dung về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Trường tiểu học được chọn để triển khai mô hình “Trường học mới”. Đây là mô hình khá mới mẻ, thay đổi hoàn toàn phương pháp giảng dạy truyền thống “Cô giảng trò nghe” mà vẫn giữ nguyên được nội dung của sách giáo khoa và chuẩn kiến thức do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định.

Việc áp dụng mô hình VNEN vào trường Tiểu học hiện nay sẽ đạt hiệu quả cao hơn và mô hình này đang được các cấp, các ngành rất quan tâm. Mô hình trường học mới VNEN không những thay đổi phương pháp dạy mà thay đổi cả phương pháp học: học sinh tự học, tự quản lí, tự đánh giá. Mô hình VNEN là mô hình dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm. Giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Mô hình này còn có sự tham gia tích cực của cộng đồng trong quá trình giáo dục. Giáo viên tham gia dạy mô hình này đã thực sự thay đổi tư duy về dạy học, phát huy sáng tạo trong dạy học, vận dụng các hình thức dạy linh hoạt trong các tiết học, áp dụng các mô hình mới như dạy học theo góc, theo dự án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhưng khai phá mảnh đất ấy thế nào để mọi hạt nhân sáng tạo có thể nảy mầm, thành cây bén rễ tốt tươi trên đó thì cần có con người, với mong muốn là làm sao cho trẻ có được môi trường học tập và phát triển nhân cách tốt nhất. Để hiện thực hóa mong muốn đó, rất cần nỗ lực cả trong tư duy và hành động của mọi người.

II. Cơ sở thực tiễn:

Chương trình tiểu học mới nhằm kế thừa và phát triển khắc phục những tồn tại của chương trình cũ, chương trình mới đẩy mạnh đổi mới nội dung và phương pháp dạy học kèm theo dự thảo nay là bộ thay sách giáo khoa mới được ra đời trong đó có môn Tự nhiên và Xã hội. Môn tự nhiên và xã hội có một vị trí rất quan trọng, nó là một môn học gần gũi với các em học sinh. Tự nhiên xã hội là một môn học mà nội dung kiến thức trong toàn bộ chương trình được phát triển theo nguyên tắc từ gần đến xa dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến gia đình, trường học; từ cuộc sống xung quanh đến thiên nhiên rộng lớn; từ những cây cối con vật thường gặp đến Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng.

Nội dung chương trình Tự nhiên và xã hội 3 được lựa chọn rất thiết thực, gần gũi với học sinh, giúp các em dễ dàng thích ứng với cuộc sống xung quanh. Kiến thức trong mỗi chủ đề đều được tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe một cách nhuần nhuyễn; đi từ sức khỏe cá nhân trong chủ đề Con người và sức khỏe đến sức khỏe cộng đồng trong chủ đề Xã hội và sức khỏe môi trường trong chủ đề Tự nhiên.

Với quan điểm “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Trò chủ động - Thầy chủ đạo”; Đặc biệt là dạy theo chương trình mô hình trường học mới đã đáp ứng được quan điểm trên.

Trong vòng một đến hai năm trở lại đây, việc dạy thí điểm mô hình VNEN tại nhiều địa phương trong cả nước, mang lại hiệu quả tích cực, nhiều địa phương đã tự nguyện xin áp dụng mô hình này.​
- Về giáo viên:



Đến nay, gần một năm huyện nhà triển khai mô hình VNEN vào giảng dạy nhưng vẫn c
òn nhiều vấn đề chưa thống nhất xung quanh vấn đề nội dung và phương pháp dạy môn Tự nhiên và xã hội 3, bởi học sinh mới làm quen với hình thức học tập theo mô hình VNEN, nên còn lúng túng, nhút nhát, chưa tự tin, chưa biết cách học và chưa tương tác được nhiều với các bạn nên hình thức tổ chức hiệu quả còn chậm, chưa áp dụng được triệt để phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của mô hình trường học mới. Vấn đề đặt ra là: Tìm ra phương pháp dạy hợp lý để học sinh hiểu và phát huy hiệu quả tích cực, nâng cao kết quả học tập; tạo sự tự tin trong giao tiếp, đặc biệt là thay đổi cách dạy, cách học truyền thống cho cả giáo viên và học sinh phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục hiện đại, đó là một việc cần thiết đối với người giáo viên.

- Về học sinh:
 

Đính kèm

  • SKKN- TNXH lớp 3.doc
    258 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top