Sự phát triển của từ vựng, ngữ văn 9

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 5- Tiết 21, Tiếng việt:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức
:

- Từ vựng của 1 ngôn từ không ngừng phát triển.

- Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa cơ sở là gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng phát hiện, sử dụng hoán dụ, ẩn dụ

3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng tự hào và yêu quý tiếng việt, ham học hỏi trau dồi ngôn ngữ.

4. Năng lực cần đạt:

-
Năng lực chung: tư duy, vận dụng, ứng dụng…

- Năng lực chuyên biệt: đọc, cảm thụ, đánh giá, nhận xét...

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:
KHDH, tìm đọc tư liệu

2. Học sinh: xem lại các văn bản tự sự cần tóm tắt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Tổ chức(1p) :


LớpTổng sốHọc sinh vắngNgày giảngĐiều chỉnh
9A14221/9/2019
9A24220/9/2019
9A342 20/9/2019

2. Kiểm tra kiến thức cũ(1):

?
Tìm nghĩa của từ “ thuyền” trong câu ca dao

“Thuyền về nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (2 phút):


Hãy nêu nghĩa của từ Xuân trong 2 ví dụ sau:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi​

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân​

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)​
GV dẫn vào bài.

Hoạt động của GV
HĐ của trò
Nội dung bài học
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự biến đổi và phát triển của từ ngữ. Thời gian: 15 p
* GV: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Nó càng ngày biến đổi theo sự vận động của xã hội .
* Gọi HS đọc VD SGK.
? Từ “kinh tế ”trong bài thơ: “Quảng đông cảm tác” có ý nghĩa gì ?
- Là hình thức nói tắt của “Kinh bang tế thế” có nghĩa là trị nước cứu đời .
- Còn cách nói khác: Kinh thế tế dân trị đời cứu dân
? Từ nghĩa của từ “Kinh tế” em hiểu câu thơ:
“ Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế ” Có nghĩa là gì?
- Tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước cứu giúp người đời.
? Ngày nay, chúng ta có hiểu từ kinh tế như cụ Phan Bội Châu đã dùng hay không?
- Không .
? Vậy ta hiểu từ đó trong thời đại hiện nay ntn ?
? Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ


Chú ý từ in đậm (có thể nói qua n/dung đoạn trích) thơ:
Từ “Xuân”; từ “tay” trong ví dụ, từ nào mang nghĩa gốc từ nào mang nghĩa chuyển?
? Các hiện tượng chuyển nghĩa đó được tiến hành theo phương thức nào?
- ẩn dụ & hoán dụ.
? Vì sao em biết từ “xuân” được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ ? Từ tay theo ph/ thức hoán dụ ? GV: ẩn dụ từ vựng; hoán dụ từ vựng)
? Từ những VD đã PT, em có nhận xét gì về sự biến đổi và PT của từ ngữ.
* Gọi 2 HS đọc ghi nhớ



Học sinh đọc

HS trả lời
HS nhận xét
Suy nghĩ, trả lời​





HS trả lời
HS lắng nghe
HS trả lời

HS nhận xét

HS đọc ghi nhớ​
I. Sự biến đổi và phát triển của từ ngữ:
1.VD:

- Kinh tế :
+ Kinh bang tế thế (Trị nước cứu đời).
+ H/động s/xuất phát triển và sử dụng của cải vật chất.


- Nghĩa cũ mất đi, nghĩa mới được hình thành.


2. Ví dụ
:
Xuân 1: Chỉ t/gian: Mùa xuân (nghĩa gốc)
Xuân 2: Tuổi trẻ (ẩn dụ)
Tay1: Chỉ bộ phận con người .
Tay3: Kẻ buôn người (hoán dụ)


2. Ghi nhớ:

Hoạt động 3: Luyện tập. Thời gian 20 phút

Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1/ SGK 56

Xác định nghĩa của từ “chân” trong các câu :





GV cho h/s làm BT theo nhóm (Bài tập 2 , 3/ 57)


















Bài 4
: GV phân nhóm cho HS.
? Nghĩa gốc của từ “Hội chứng” là gì ? Nghĩa chuyển?
? Tương tự với từ: “ ngân hàng”, “sốt”, “vua” .


Nhóm 1 làm từ:
Hội chứng









Nhóm 2 làm từ : “Ngân hàng












Nhóm 3 làm từ: “sốt ”

VD: Anh ấy sốt đến 40oc









Nhóm 4:
Từ “vua” => Gọi đại diện các nhóm lên trình bày .
=> Đây là danh hiệu chỉ dùng cho nam giới. Còn nữ giới: Gọi là: Nữ hoàng...
VD :
- Vua toán: (Người học giỏi toán nhất lớp)
- Vua chiến trường: Loại pháo lớn, nòng dài, cỡ nòng 12 li.
Học sinh đọc

HS trả lời
HS nhận xét




HS làm BT cá nhân - trả lời

HS nhận xét














Làm BT nhóm
Suy nghĩ & trả lời
HS lắng nghe
HS nhận xét









HS trả lời
HS lắng nghe
Nhận xét-
II. LUYỆN TậP
1. Bài tập 1/56

Nghĩa của từ “chân”
a. Nghiã gốc .
b. Nghĩa chuyển theo p/ thức hoán dụ
c. Nghĩa chuyển theo p/ thức ẩn dụ .
d. Nghĩa chuyển theo p/ thức ẩn dụ .
2. Bài tập 2/57SGK
Nghĩa từ “ trà ” giống nhau đã chế biến,để pha nước uống .
Khác nhau : dùng để chữa bệnh .
Nghĩa của “ trà ” theo từ điển “trà a ti sô”
=>Dùng với nghĩa chuyển theo ph/thức ẩn dụ : Sản phẩm từ thực vật , được chế biến thành dạng khô,dùng để pha nước uống
Bài tập 3/ 57 SGK
Trong cách dùng đồng hồ điện , đồng hồ nước đồng hồ xăng .Từ “đồng hồ ”được dùng với nghĩa chuyển theo PT ẩn dụ chỉ những khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ
Nghĩa chuyển của từ đồng hồ để đếm số đơn vị điện ( nước , xăng ) đã tiêu thụ , đã mua để tính tiền .
Bài tập 4/ 57 SGK
*Hội chứng:
Tập hợp nhiều triệu trứng cùng xuất hiện cuả bệnh .
* Nghĩa chuyển: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp; Hội chứng suy giảm miễn dịch (SIDA); Hội chứng c/tranh Việt Nam (Nỗi ám ảnh, sợ hãi của các cựu chién binh và nhân dân mĩ sau chiến tranh Việt Nam kết thúc); Hội chứng bằng rởm (1 hiện tượng tiêu cực mua bán bằng cấp); Hội chứng kính thưa
(hình thức dài dòng, rườm rà, vô nghĩa vô cảm).


*Ngân hàng:
Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Cơ quan phát hành và lưu trữ tiền bạc cấp quốc gia )
Nghĩa chuyển:
Ngân hàng máu
(Lượng máu dự trữ dùng để cấp cứu các bệnh nhân), ngân hàng gien, ngân hàng trí nh ; ngân hàng đề thi (số lượng đề thi dùng để bốc thăm cho mỗi kì thi cụ thể)
Với nghĩa: kho lưu chữ NTP, bộ phận cơ thể để sử dụng khi cần thiết
Sốt: - Một dạng ốm thân nhiệt không bình thường
* Nghĩa chuyển: ở trạng thái tăng đột ngột nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh .
VD: Cơn sốt giá vẫn chưa thuyên giảm, chưa vào hè mà đã sốt tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ.
(Giá cả các mặt hàng tăng liên tục không dừng lại) => Hiện tượng khan hiếm hàng hóa.
Vua: - Người đứng đầu triều đình trong nhà nước phong kiến .
* Nghĩa chuyển: Người được coi là nhất trong 1 lĩnh vực nhất định thường là trong sản xuất kinh doanh, thể thao, nghệ thuật: Vua dầu hỏa, vua bóng đá, vua nhạc rối, vua sắt thép.
Hoạt động 4: Vận dụng (6’)
HS làm bài tập 3,4 ( Sách KTĐG/ 42, phần tự luận)HĐ CN
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS thực hiện ở nhà – 1’)
- Học phần ghi nhớ, xem lại các ví dụ và các BT đã giải
- Nắm được 2 hướng phát triển về nghĩa của từ ngữ: nghĩa cũ mất đi nghĩa mới hình thành và phát triển trên cơ sở nghĩa gốc.
- Lấy được ví dụ minh họa cho 2 hướng phát triển nghĩa của TN
- Đọc văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Tìm hiểu các chú thích trong SGK
- Ôn lại kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVII - XVIII
HĐ cá nhân
RÚT KINH NGHIỆM.................................................................................................... ,
 

Đính kèm

  • SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG.docx
    29.5 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top