Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, địa lí 12

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Bài 8. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC

CỦA BIỂN

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được các đặc điểm tự nhiên cơ bản nhất của Biển Đông.

- Đánh giá được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam.

2. Kĩ năng
- Đọc bản đồ địa hình vùng biển, nhận biết các đường đẳng sâu, thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền.

- Liên hệ thực tế địa phương (nếu có giáp biển) về ảnh hưởng của biển đối với các mặt tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thiên tai.

3. Thái độ
- Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

+ Năng lực sử dụng bản đồ.

+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê.

+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV

  • - Bản đồ Biển Đông trong khu vực Đông Nam Á, Bản đồ Tự nhiên Việt Nam.
  • - Atlat Địa lí Việt Nam.
  • - Các tư liệu về địa hình, rừng ngập mặn, thiên tai, bão lụt ở những vùng ven biển.
2. Chuẩn bị của HS
- SGK, Atlat Địa lí Việt Nam


III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Phạm vi và tính chất của Biển Đông.
- Tiềm năng và đặc điểm sinh thái của biển Đông
- Các tỉnh – thành giáp biển.
- Tính chất của Biển Đông ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta.
- Vai trò quan trọng của biển Đông đối với khí hậu Việt Nam.
- Các khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển.
- Các dạng địa hình ven biển thuận lợi cho phát triển hoạt động kinh tế.
- Các thiên tai trên biển Đông.
- Phân tích các biểu đồ, bảng số liệu liên quan.
Hình thành kỹ năng phòng chống thiên tai


IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tình huống xuất phát (6 phút)
1. Mục tiêu

- Giúp cho HS gợi nhớ lại những kiến thức.

+ Đặc điểm chung của địa hình nước ta.

+ Địa hình nước ta được chia ra làm 3 khu vực.

+ Ảnh hưởng của các khu vực địa hình đến phát triển kinh tế xã hội.

- Rèn luyện kĩ năng trình bày và khai thác Atlat cho học sinh về các đặc điểm và khu vực địa hình của nước ta.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Kiểm tra miệng.

3. Tiến trình hoạt động: GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời nhanh.

B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG (5 phút)
1. Mục tiêu
- Kiến thức: nắm được diện tích và 3 đặc điểm cơ bản của Biển Đông.

- Kĩ năng: giao tiếp, tư duy, giải quyết vấn đề.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: đàm thoại gợi mở.

- Hình thức: Cả lớp.

3. Phương tiện:

  • - Bản đồ Biển Đông trong khu vực Đông Nam Á, Bản đồ Tự nhiên Việt Nam.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ/atlat xác định phạm vi Biển Đông của nước ta, xác định vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của những nước nào?

- Bước 2: GV chỉ định 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức.

- Bước 3: GV đặt thêm câu hỏi để giảng giải cho nội dung bài, có thể hợi ý cho HS trả lời:

CH: Đọc SGK mục 1, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy nêu những đặc điểm khái quát về Biển Đông?

CH: Tại sao độ mặn trung bình của Biển Đông có sự thay đổi giữa mùa mưa và mùa khô?


- Độ mặn tăng vào mùa khô do nước biển bốc hơi nhiều, mưa ít. Độ muối giảm vào mùa mưa do mưa nhiều, nước từ các sông đổ ra biển nhiều.

CH: Gió mùa ảnh hưởng như thế nào tới hướng chảy của các dòng hải lưu ở nước ta?

- Mùa đông, gió mùa Đông Bắc tạo nên dòng hải lưu lạnh hướng đông bắc – tây nam. Mùa hạ, gió Tây Nam tạo nên dòng hải lưu nóng hướng tây nam - đông bắc.

- Bước 4: GV chốt kiến thức: Biển Đông có địa hình phức tạp, độ sâu trung bình là 1140m, nơi sâu nhất đạt 5559m, thềm lục địa khá bằng phẳng. Vùng thềm lục địa có độ sâu dưới 200m chiếm hơn ½ diện tích, trong đó vịnh Bắc Bộ, Thái Lan, eo biển Đài Loan chỉ có độ sâu dưới 100m.


NỘI DUNG
1. Khái quát về biển Đông:
- Là vùng biển rộng (3.447 triệu km2), trong đó vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta khoảng 1 triệu km2.
- Chiều dài của Biển Đông khoảng 1900 hải lí, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 600 hải lí; là biển lớn thứ 2 trong các biển của Thái Bình Dương
- Là biển tương đối kín.
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Giàu tài nguyên khoáng sản.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu ẢNH HƯỞNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐẾN THIÊN NHIÊN NƯỚC TA (20 phút)

1. Mục tiêu
- Nắm được các ảnh hưởng của Biển Đông thiên nhiên nước ta qua các yếu tố: Khí hậu, địa hình sinh thái ven biển, tài nguyên thiên nhiên vùng biển.

- Hiểu và vận dụng được kiến thức để đánh giá các nhân tố khí hậu, địa hình sinh thái, tài nguyên thiên nhiên vùng biển ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Kỹ thuật mindmap.

- Hình thức: Thảo luận nhóm

3. Phương tiện

  • - Giấy A1, bút lông nhiều màu.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia thành 8 nhóm (nhóm khoảng 5-6 HS) và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết của bản thân, trình bày ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên nước ta bằng mindmap theo các câu hỏi định hướng sau:

Câu 1 : Nêu tác động của biển Đông tới khí hậu nước ta. Giải thích tại sao nước ta lại mưa nhiều hơn các nước khác cùng vĩ độ?

- Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa, ẩm lớn, làm giảm đi tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè.

Mùa hạ gió mùa Tây Nam và Đông Nam từ biển thổi vào mang theo độ ẩm lớn. Gió mùa đông bắc đi qua Biển Đông vào nước ta cũng trở nên ẩm ướt hơn. Vì vậy nước ta có lượng mưa nhiều hơn các nước khác cùng vĩ độ.

Câu 2: Kể tên các dạng địa hình ven biển nước ta.

Câu 3 : Kể tên các điểm du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng biển nước ta?

Câu 4: Chứng minh Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.

Câu 5: Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở vùng ven biển Nam Trung Bộ?


Do có nhiệt độ cao, sóng gió, nhiều nắng, ít mưa, ít sông đổ ra biển.

Câu 6: Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta? Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở đâu? Tại sao rừng ngập mặn lại bị thu hẹp?

- Biển Đông làm cho cảnh quan thiên nhiên nước ta phong phú hơn với sự góp mặt của đa hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn...Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.


  • Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, thảo luận để giải quyết vấn đề.
  • Bước 3: Các nhóm dán sản phẩm lên bảng, GV chỉ định 1 nhóm trình bày nội dung, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
  • Bước 4: GV nhận xét phần trình bày của HS, sản phẩm của các nhóm và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm à chốt nội dung.

  • Bước 5: Các nhóm chấm điểm chéo cho nhau (GV đưa ra các tiêu chí chấm điểm).


NỘI DUNG

2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
a. Khí hậu: Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.
b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển:
- Địa hình ven biển đa dạng: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thoải với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các đảo ven bờ và những rạn san hô.
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ, …
- Nghề làm muối: phát triển mạnh ở ven biểnNam Trung Bộ.
c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan... ; trữ lượng lớn.
- Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng...


HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về THIÊN TAI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ở BIỂN ĐÔNG (10 phút)

1. Mục tiêu
- Nhận biết, đánh giá được các thiên tai do biển Đông đã và đang mang lại cho nước ta, từ đó xác định được các biện pháp khắc phục.



1 ý kiến/thành viên

5 thành viên/nhóm

5 phút hoàn thành
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Kỹ thuật XYZ – 515

3. Phương tiện
- Giấy A4, bút dạ quang.

4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV chia lớp thành 8 nhóm như ở hoạt động 2 (để dễ tính điểm) và giao nhiệm vụ:


  • Mỗi thành viên của nhóm liệt kê tên 1 thiên tai trên biển Đông vào một tờ giấy A4 trong vòng 5 phút đồng thời nêu cách phòng chống thiên tai mình đưa ra; sau đó tiếp tục chuyển cho người bên cạnh đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình.
  • Sau khi thu thập đầy đủ ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến, dùng bút dạ quang tô màu lên các ý kiến đúng và phù hợp nhất.
- Bước 2: GV chỉ định thành viên các nhóm trả lời theo hình thức xoay vòng để tổng hợp các ý kiến đúng nhất và cần thiết lên bảng à chốt nội dung.

- Bước 3: các nhóm chuyển sản phẩm thảo luận để chấm điểm chéo dựa theo nội dung thống nhất của GV. GV có thể cho HS xem một số hình ảnh về thiên tai biển Đông mang đến.

NỘI DUNG
Thiên tai:
- Bão: Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão trên Biển Đông, trong đó có 3 – 4 cơn bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta. Bão kèm theo mưa lớn, sóng lừng, nước dâng gây lũ lụt làm thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.
- Sạt lở bờ biển: Đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là ở dải bờ biển Trung Bộ.
- Cát bay, cát chảy : Lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.
C. Hoạt động luyện tập (3 phút)
1. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, rà soát lại các năng lực được hình thành, rèn luyện trong tiết học.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở.
3. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV đưa ra chủ đề, học sinh thảo luận, phát biểu ý kiến.
Chủ đề: Kể lại trải nghiệm của em về một vùng biển của nước ta mà em đã được khám phá; nếu đến nhiều vùng biển khác nhau, hãy nhận xét, so sánh đặc điểm của các vùng biển đó.
- Bước 2: HS xung phong trả lời nhanh.

- Bước 3: GV nhận xét, tổng kết bài.

D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (1 phút)
1. Mục tiêu:
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.

- Dặn dò học sinh chuẩn bị trước cho tiết học sau về tư liệu, tranh ảnh, dụng cụ học tập cần thiết.

2. Nội dung:

- HS về nhà học bài, ôn tập lại kiến thức từ đầu năm học để chuẩn bị cho tiết sau ôn trập.

- Mang theo atlat Địa lí Việt Nam.

V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………..
Nguồn: TH
 

Đính kèm

  • Địa lí 12, Bài 8.docx
    10.5 MB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top