Tiết 22 Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng (Địa lý 12)

Huyền Trang

Thành Viên
Xu
0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực -Giáo án địa lý 12
Bài 19: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH SỰ PHÂN HOÁ VỀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI GIỮA CÁC VÙNG

I-Mục tiêu:


1. Kiến thức

- Biết được mức sống của nhân dân ta ngày càng được cải thiện, tuy nhiên có sự phân hóa giữa các vùng.

2. Kỹ năng

- Vẽ, phân tích biểu đồ, bảng số liệu về sự phân hóa thu nhập bình quân/người giữa các vùng.

3. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: biểu đồ

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên
:

Bảng số liệu về thu nhập bình quân đầu người của các vùng nước ta trong SGK.

2. Học sinh : SGK vở ghi, vở bài tập, Các dụng cụ để đo, vẽ (compa, thước, bút chì…)

III. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức


Lớp 12Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
2. Kiểm tra bài cũ

Hãy trình bày tác động qua lại giữa đô thị hoá và phát triển KT-XH.

(Gợi ý nội dung ảnh hưởng của đô thị hóa đối với phát triển KT-XH)

3. Tiến trình

Hoạt động 1: Khởi động


GV đặt câu hỏi: Thế nào là thu nhập bình quân đầu người? Ý nghĩa của TNBQ đầu người đối với phát triển kinh tế xã hội? Gọi HS trả lời.

GDP/người là một trong những chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm. GDP/người còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh quốc tế.

Còn thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh “mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư”.

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xóa đói, giảm nghèo. Thu nhập bình quân đầu người được tính toán trên cơ sở cuộc khảo sát mức sống dân cư hộ gia đình do Tổng cục Thống kê điều tra định kỳ 2 năm/lần.

Vậy thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng trong cả nước có đồng đều không? Nguyên nhân nào dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập bình quân trên đầu người giữa các vùng? Bài thực hành hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi đó.

Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng năm 2004

Hình thức: Cả lớp

Phương pháp: đàm thoại

Bước 1: GV gọi HS Xác định yêu cầu của bài thực hành và xác định dạng biểu đồ thích hợp.

Vẽ biểu đồ

Bước 2: Sau khi HS xác định được dang biểu đồ thích hợp, GV yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ.

- Cả lớp vẽ trong tập (Yêu cầu: vẽ chính xác, đầy đủ thông tin, đẹp…)

Nghìn đồng BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TNBQ ĐẦU NGƯỜI/THÁNG GIỮA CÁC VÙNG NĂM 2004



Bước 3: Sau khi HS vẽ xong trên bảng->HS dưới lớp nhận xét về bài làm của bạn.

Bước 4: GV nhận xét – đánh giá.

Hoạt động 3: So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm.

Hình thức: cá nhân/Cặp

Phương pháp: đàm thoại, phát vấn.

Nhiệm vụ: Dựa vào BSL SGK các nhóm thảo luận rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân giữa các vùng (thảo luận trong 5 phút).

đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại bổ sung.

GV chuẩn kiến thức:

Mức thu nhập bình quân của các vùng đều tăng (trừ Tây Nguyên giảm ở giai đoạn 1990 – 2002) nhưng tốc độ tăng không đều. (Lấy VD để chứng minh).

Mức thu nhập bình quân giữa các vùng luôn có sự chênh lệch. (Lấy VD chứng minh).

Nguyên nhân: Do các vùng có sự khác nhau về phát triển kinh tế và số dân.

GV nhận xét thái độ làm việc của từng nhóm và đánh giá.

4. Đánh giá.

Bước 1: GV đặt câu hỏi.
- Khi làm việc với bảng số liệu thống kê em thường gặp những dạng bài nào?
- Những chú ý khi nhận xét bảng số liêu?

Bước 2: HS suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Gọi HS trả lời. HS khác nhận xét.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung chuẩn kiến thức.
- Các dạng bài:
+ Xác định dạng biểu đồ, vẽ biều đồ.
+ Tính toán.
+ Nhận xét bảng số liệu.
+ Giải thích (nếu).
Chú ý khi nhận xét bảng số liệu:
+ nhận xét số liệu cả theo hàng ngang, hàng dọc.
+ Nhận xét sự biến động tăng, giảm (? lần), (?%).


- Giáo viên nhận xét ý thức làm bài thực hành của học sinh.

- Chỉ ra các lỗi hay vi phạm của học sinh khi vẽ biểu đồ.

5. Hướng dẫn về nhà

- Yêu cầu học sinh h
oàn thành nốt bài thực hành.

- Đọc và tìm hiểu bài 20 chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

 

Đính kèm

  • Bài 19 THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH.docx
    27.5 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top