Tiết 34,Địa lí 12, Bài 31-Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

Huyền Trang

Thành Viên
Xu
0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12

Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MAI, DU LỊCH

I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức

- Phân tích được tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội, ngoại thương và du lịch

- Phân tích được các nguồn tài nguyên du lịch của nước ta

- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường

2. Kĩ năng

- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các ngành nội thương, ngoại thương, du lịch.

- Sử dụng bản đồ, Atlat để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm thương mại và du lịch.

3. Thái độ

- Có trách nhiệm trong việc quảng bá các nguồn tài nguyên du lịch, trách nhiệm trong việc bảo về môi trường du lịch.

4. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán

- Năng lực chuyên biệt:
Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí ố liệu thống kê

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Bản đồ Du lịch, Atlat địa lí VN, Tranh ảnh về hoạt động thương mại, du lịch VN.

- Phòng máy

2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập, Thước kẻ, com pa, máy tính....

III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức - 1 phút


Lớp 12A3Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12A2Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
2. Kiểm tra bài cũ – 7 phút

Trình bày thực trạng cơ sở vật chất ngành giao thông vận tải đường bộ (đường ô tô) và đường sắt nước ta.

a) Đường bộ (đường ô tô)


- Mạng lưới đường bộ trong những năm gần đây đã được mở rộng và hiện đại hóa, về cơ bản đã phủ kín các vùng.

- Hai trục đường xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh (đang xây dựng). Quốc lộ 1 chạy xuyên suốt từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2300 km, là tuyến đường xương sống của nước ta. Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước.

- Hệ thống đường bộ nước ta cũng đang hội nhập vào hệ thống đường bộ khu vực.

b) Đường sắt:

- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km, tuyến đường sắt quan trọng nhất là tuyến đường sắt Thống Nhất dài 1726 km và chạy theo hướng Bắc - Nam.

- Các tuyến đường khác là Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Đồng Đăng, Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy.

3. Tiến trình tìm hiểu bài mới – 35 phút

Trong ngành dịch vụ nói chung, một hoạt động đang có sự chuyển biến mạnh mẽ và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sự phát triển của đất nước. Đó là thương mại mà trong đó nổi bật là hoạt động xuất, nhập khẩu…. và ngành du lịch

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ngành Thương mại – 20 phút

Hình thức: Cá nhân, cặp

Phương pháp: đàm thoại phát vấn, khai thác hình ảnh bản đồ, số liệu

PHƯƠNG PHÁP
Nội dung
* Cá nhân
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục 1a:
- Nêu tóm tắt sự phát triển của ngành nội thương nước ta?

Quan sát biểu đồ (hình 43.1), Atslat trang 24 và cho biết:
- Cơ cấu thành phần kinh tế trong nội thương của nước ta hiện nay như thế nào?
-Phân tích lược đồ nền màu trang Atlat --> những vùng có hoạt động nội thương phát triển mạnh ở nước ta?


* Cặp
Đọc Sgk, Quan sát Allat địa lí trang 25:
Em hãy chứng minh: hoạt động ngoại thương ở nước ta đang có những chuyển biến rõ rệt?
(GV gợi ý: Quy mô giá trị, cơ cấu – cán cân XNK, những mặt hàng chủ yếu, thị trường.)


Gọi HS trả lời
GV nhận xét ,bổ sung


Liên hệ: nêu, tính giá trị hoạt động nội thương, ngoại thương tỉnh Hà Nam?
I. Ngành thương mại

1. Nội thương

phát triển nhanh sau thời kì Đổi mới.

(Nền kinh tế phát triển, hàng hoá nhiều, cơ chế thị trường, hội nhập đã làm cho nội thương phát triển mạnh mẽ )
-
Giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng
- Thu hút nhiều thành phần kinh tế
(nhất là Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ lệ lớn và ngày càng tăng, và Khu vực có vốn nước ngoài: tăng nhưng tỉ lệ rất nhỏ).
- Phát triển mạnh ở Đông nam bộ, ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long.

2. Ngoại thương : có những chuyển biến rõ rệt

- Về giá trị:
+ Xuất nhập khẩu đều tăng
- Về cơ cấu: Cán cân xuất, nhập khẩu ngày càng cân đối
+ Trước Đổi mới: nhập siêu.
+ 1992: Cán cân XNK tiến tới thế cân đối.
+ 1993->nay, tiếp tục nhập siêu.(bản chất khác trước Đổi mới)- Về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu:
+ Hàng xuất khẩu : CN nặng, khoáng sản, CN nhẹ, hàng tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâm thuỷ sản
Hàng gia công chiếm tỉ lệ còn lớn
+ Hàng nhập khẩu : nguyên liệu, tư liệu SX, HTD
- Thị trường buôn bán được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá .(VN gia nhập WTO)
+ Thị trường XK lớn nhất : Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Úc
+ Thị trường NK: Châu Á-Thái Bình Dương (80%), Châu Âu, Bắc Mĩ.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu ngành Du lịch – 15 phút
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh, biểu đồ.

GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu nội dung phần 1 SGK và trả lời:
- Thế nào là Tài nguyên du lịch?
- Chứng minh nguồn tài nguyên du lịch của nước ta phong phú?
(tự nhiên và nhân văn)
- Xác định sự phân bố một số nguồn tài nguyên du lịch ?

- Những khó khăn trong việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch nước ta là gì ?







Phân tích biểu đồ (hình 44.2)
- Nêu lên tình hình phát triển ngành du lịch nước ta ?
- sử dụng bản đồ du lịch nhận xét phân bố du lịch?

- Thế nào là Phát triển du lịch bền vững?
Bền vững kinh tế, xã hội, tài nguyên – môi trường.
Giải pháp :
- Tạo sản phẩm du lịch độc đáo
- Tôn tạo bảo vệ tài nguyên- môi trường
- Quy hoạch, giáo dục và đào tạo về du lịch


Liên hệ du lịch tỉnh Hà Nam?
II. Ngành du lịch
1. Tài nguyên du lịch
- Khái niệm:
SGK



a. Tài nguyên duc lịch Tự nhiên

- Địa hình (caxtơ), nhiều thắng cảnh đẹp, bãi biển dài, ấm, đẹp
- Khí hậu : ấm phân hoá theo từng miền, độ cao
- Thuỷ văn : Vùng sông nước, nguồn nước khoáng thiên nhiên
- Sinh vật : Hệ thống vuờn quốc gia

b. Tài nguyên du lịch Nhân văn
- Các di tích văn hoá- lịch sử : vật thể và phi vật thể
- Các lễ hội
- Các làng nghề truyền thống
- Các đặc sản

2. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu


- Thực sự phát triển từ thập kỷ 90 (TKXX)

- Tình hình phát triển:
+ Doanh thu tăng nhanh
+ Khách du lịch: tăng
Lượng khách du lịch từ nước ngoài này càng tăng nhanh.

- Hoạt động du lịch có sự phân hoá theo lãnh thổ :
+ Theo vùng Vùng 3 vùng: Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; Nam Trung Bộ và Nam Bộ
+ Trung Tâm : Hà Nội, TPHCM, Huế- Đà Nẵng + (Hạ Long Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ…)

4. Tổng kết, đánh giá – 3phút

- Yêu cầu HS vẽ tóm tắt sơ đồ hóa nội dung bài học.

- Nhận xét tinh thần học tập của HS

5. Hướng dẫn về nhà – 1 phút

- Làm bài tập SGK, gợi ý Vẽ biểu đồ (miền), nhận xét về bảng số liệu (BT1-SGK).

- Ôn tập nội dung đại lí ngành kinh tế.

- Tiết sau mang đầy đủ com pa. thước kẻ, máy tính.
 

Đính kèm

  • Bài 31 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MAI.docx
    21.4 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top