Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Phân tích được sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, cơ cấu công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ, Atlát để xác định vị trí của vùng, nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành kinh tế đặc trưng của vùng.
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ để thấy được tình hình phát triển kinh tế của vùng
3. Thái độ
Xác định tinh thần học tập để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế Bắc Trung Bộ
- Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập, Máy tính cá nhân, thước kẻ.....
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức – 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thực hành
3. Tiến trình – 40 phút
Khởi động: gọi HS hát một bài thể hiện một vài nét nổi bật của tự nhiên, kinh tế của Bắc Trung Bộ: ví dụ Đường về miền Trung, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Quảng Bình quê ta ơi, thương lắm miền Trung Ơi,...
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát chung – 7 phút
Hình thức: cả lớp
Phương pháp: đàm thoại, khai thác bản đồ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu, phân tích Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp – 18 phút
Hình thức: Cá nhân, Nhóm
Phương pháp: đàm thoại, dạy học hợp tác, khai thác hình ảnh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu, phân tích Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển hạ tầng giao thông vận tải – 12 phút
Hình thức: cá nhân, cặp
Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh
4. Đánh giá – 4 phút
- GV chốt lại nội dung của bài câu hỏi:
Em hãy nêu thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Trung Bộ?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tổng kết bài vào vở.
5. Hướng dẫn học ở nhà – 1 phút
- Học và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị trước bài mới: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của duyên hải Nam Trung Bộ:
+ Khái quát chung
+ Phát triển kinh tế biển:
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Phân tích được sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, cơ cấu công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ, Atlát để xác định vị trí của vùng, nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành kinh tế đặc trưng của vùng.
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ để thấy được tình hình phát triển kinh tế của vùng
3. Thái độ
Xác định tinh thần học tập để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế Bắc Trung Bộ
- Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập, Máy tính cá nhân, thước kẻ.....
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức – 1 phút
Lớp 12A3 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12A2 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
3. Tiến trình – 40 phút
Khởi động: gọi HS hát một bài thể hiện một vài nét nổi bật của tự nhiên, kinh tế của Bắc Trung Bộ: ví dụ Đường về miền Trung, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Quảng Bình quê ta ơi, thương lắm miền Trung Ơi,...
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát chung – 7 phút
Hình thức: cả lớp
Phương pháp: đàm thoại, khai thác bản đồ.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV | NỘI DUNG CHÍNH |
GV yêu cầu HS: - Xác định vị trí địa lí của vùng? Tên các tỉnh trong vùng? Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển KTXH vùng? HS: Tìm hiểu, trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức | I. Khái quát chung - Là vùng kéo dài, hẹp ngang - Gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá -> Thừa Thiên _ Huế - Diện tích: 51,5 nghìn km2 = 15,6% diện tích cả nước - Tiếp giáp: TDMNBB, ĐBSH, DHNTB, Lào và biển Đông => Thuận lợi: Quan hệ các nước, các vùng bằng đường bộ, đường biển. |
Hình thức: Cá nhân, Nhóm
Phương pháp: đàm thoại, dạy học hợp tác, khai thác hình ảnh.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV | NỘI DUNG CHÍNH |
Cả lớp - GV nêu ý nghĩa của hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của vùng Nhóm Bước 1: - GV chia nhóm – giao nhiệm vụ N1: Tìm hiểu về Nông nghiệp N2: Tìm hiểu về Lâm nghiệp N3: Tìm hiểu về Ngư nghiệp Nội dung tìm hiểu - Thế mạnh - Tình hình phát triển - Hạn chế - Biện pháp Bước 2: Học sinh tiến hành thảo luận nhóm theo phân công Bước 3: Đại diện nhóm trình bày Bước 4: Giáo viên nhận xét, chuẩn xác kiến thức Kể tên các cây công nghiệp chính của vùng? | II. Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp * Ý nghĩa: - Tạo cơ cấu ngành cho vùng - Tạo thể liên hoàn cơ cấu kinh tế theo không gian => phát triển vùng 1. Khai thác thế mạnh lâm ngiệp a, Thế mạnh - Diện tích rừng tương đối lớn: 2,46 triệu ha = 20% diện tích rừng cả nước; độ che phủ của rừng 47,8% (sau Tây Nguyên) - Rừng có nhiều gỗ quý, thú quý - Có nhiều loại rừng: Đặc dụng, sản xuất, phòng hộ ... b, Tình hình phát triển: - Khai thác, chế biến gỗ đang phát triển; xây dựng lâm trường; khai thác đi đôi với tu bổ, bảo vệ rừng c, Hạn chế: CNCB ít, quản lí hạn chế, cháy rừng .., d, Biện pháp: Khai thác đi đôi với tu bổ, bảo vệ rừng => Ý nghĩa phát triển rừng: KT, bảo vệ MT sống động vật hoang dã và MTST 2. Khai thác tổng hợp thế mạnh nông nghiệp a,Thế mạnh: - Đất đa dạng: + Đất cát pha ở đồng bằng => phát triển cây CN ngắn ngày, cây LT + Đất ba dan đồi núi => phát triển cây CN dài ngày - Khí hậu: Nhiệt đới có sự phân hoá - SV: Đồng cỏ tự nhiên vùng đồi trước núi => phát triển chăn nuôi đại gia súc b, Tình hình phát triển: - Phát triển vùng chuyên canh cây CN ngắn ngày và vùng thâm canh lúa: bình quân LT 348kg/người. - Phát triển vùng chuyên canh cây CN lâu năm: Cà phê, hồ tiêu, chè - Phát triển chăn nuôi đại gia súc vùng đồi + Trâu: 750.000 con = 1/4 đàn trâu cả nước + Bò: 1,1 triệu con = 1/5 đàn bò cả nước c, Khó khăn: Chịu ảnh hưởng thiên tai, đất kém màu mỡ ... d, Biện pháp: Xây dựng hệ thống thuỷ lợi, giải quyết tốt lương thực, phát triển CNCB, mở rộng thị trường 3. Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp a,Thế mạnh: - Đường bờ biển dài, nhiều cửa sông, sông b, Tình hình phát triển: - Sản lượng đánh bắt tự nhiên giảm - Nuôi trồng phát triển mạnh: nước ngọt, nước mặn, nước lợ ... c, Khó khăn: Thiên tai, phương tiện hạn chế d, Biện pháp: - Đẩy mạnh nuôi trồng - Đầu tư trang thiết bị đánh bắt xa bờ |
Hoạt động 3: Tìm hiểu, phân tích Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển hạ tầng giao thông vận tải – 12 phút
Hình thức: cá nhân, cặp
Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh
HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV | NỘI DUNG CHÍNH |
Cá nhân GV yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung sau: - Điều kiện cho phát triển công nghiệp của vùng. - Nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp và trung tâm CN vùng - Nêu khó khăn và biện pháp phát triển CN vùng. HS: Tìm hiểu, trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức Cặp GV yêu cầu học sinh đọc SGK tìm hiểu nội dung sau: - Việc xây dựng CSHT, trước hết là GTVT đối với vùng có ý nghĩa như thế nào? - Trình bày hiện trạng phát triển GTVT trong vùng? Gọi HS trả lời, HS khác bổ sung GV chuẩn kiến thức | III. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển hạ tầng giao thông vận tải 1. Phát triển các ngành CN trọng điểm và các trung tâm CN chuyên môn hoá - Điều kiện phát triển: Có nguồn nguyên liệu phong phú: Khoáng sản; nguyên liệu từ nông - lâm - ngư nghiệp. - Phát triển - phân bố: + Ngành CN: SX xi măng(Bỉm Sơn, Nghi Sơn); CN khai thác khoáng sản, cơ khí, CB nông - lâm - thuỷ sản + Trung tâm CN: Thanh Hoá, Vinh, Huế => phân bố ven biển. - Khó khăn: Thiếu năng lượng tại chỗ - Biện pháp: Đưa điện từ Hoà Bình vào; XD nhà máy thuỷ điện trong vùng. 2. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải - Ý nghĩa: Quan trọng trong phát triển KTXH của vùng, tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng - Các tuyến giao thông quan trọng của vùng: QL1A, 7, 5, 9... đường Hồ Chí Minh => nâng cấp đường 1A, đường sắt => tăng sức vận tải, mở rộng quan hệ với các vùng phía Nam. => Hoàn thành tuyến 7,8,9 và HCM => thúc đẩy phát triển kinh tế Đông - Tây; phân bố lại dân cư và đô thị sang phía Tây => mở rộng quan hệ với Lào và các nước Á - Âu. - Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cảng, sân bay quốc tế => mở rộng quan hệ các nước, thu hút đầu tư, khách quốc tế => phát triển KTXH vùng. |
4. Đánh giá – 4 phút
- GV chốt lại nội dung của bài câu hỏi:
Em hãy nêu thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Trung Bộ?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tổng kết bài vào vở.
5. Hướng dẫn học ở nhà – 1 phút
- Học và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị trước bài mới: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của duyên hải Nam Trung Bộ:
+ Khái quát chung
+ Phát triển kinh tế biển:
Thế mạnh | Hiện trạng phát triển | |
Nghề cá | ||
Du lịch | ||
Giao thông vận tải | ||
Khai khoáng |