giáo án Tiết 47 -Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo

Huyền Trang

Thành Viên
Điểm
0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Hiểu vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng ở nước ta. Đây là nơi có nhiều tài nguyên, có vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng, cần phải bảo vệ.



- Trình bày được tình hình và biện pháp phát triển kinh tế của vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo.

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí, phạm vi lãnh hải của vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo chính của nước ta.

- Điền trên bản đồ khung các đảo lớn của Việt Nam.

3. Thái độ

Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ chủ quyền, môi trường biển đảo.

4. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên VN

- Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà

2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập,Máy tính, thước kẻ

III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức


Lớp 12A2Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12A3Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra trên bảng: 4 em 4 nội dung – yêu cầu gạch ý chính:

- Trình bày thế mạnh về tự nhiên của ĐBSCL.

- Trinh bày khai thác lãnh thổ theo chiểu sâu trong nông nghiệp ở ĐNBộ.

- Trình bày vấn đề cải tạo và sử dụng hợp lí tự nhiên ở ĐBSCL.

- Trinh bày khai thác lãnh thổ theo chiểu sâu trong công nghiệp ở ĐNBộ.

3. Bài mới

Gọi HS hát một số bài hát về biển đảo:
Nơi đảo xa, tình ta biển bạc đồng xanh, chút thơ tình của người lính biển

Ý nghĩa dẫn vào bài

Hoạt động 1: Tìm hiểu Vùng biển và thềm lục địa giàu tài nguyên – 10 phút

Hình thức: Cả lớp

Phương pháp: đàm thoại phát vấn, khai thác hình ảnh

HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GVNỘI DUNG CHÍNH

Sử dụng bản đồ hành chính Đông Nam Á, Yêu cầu học sinh:
Xác định trên bản đồ các nước láng giềng trên biển, vùng biển?

HS: chỉ trên bản đồ
GV: nhận xét cách chỉ, nội dung
- Nêu đặc điểm vùng biển nước ta?


- Kinh tế biển gồm những ngành nào?
- Chứng minh nước ta có nhiều điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển?




Gọi HS trả lời
GV: chuẩn kiến thức
1. Vùng biển và thềm lục địa giàu tài nguyên


a. Nước ta có một vùng biển rộng lớn

- Giáp 8 quốc gia.



- Diện tích trên 1 triêu km2.
- Gồm 5 bộ phận: Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

b. Có nhiều điều kiện phát triển TH kinh tế biển.

- Sinh vật biển: Phong phú về số lượng, nhiều loài đặc sản, quý hiếm, các đảo ven bờ: tổ yến
- Tài nguyên khoáng sản:
+Muối: Trữ lượng vô tận
+ Dầu khí: vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ m3 khí, tập trung ở 5 bể trầm tích, tiếp tục thăm dò, khai thác
+ Quặng titan: trữ lượng khá lớn ơ các bãi cát.
+ Cát trắng: trữ lượng lớn ở Quảng Ninh, ven biển các tỉnh DHNTB.
- GT biển:
+ Gần giao thông đường biển quốc tế
+ Bờ biển nhiều vịnh nước sâu: điều kiện xây dựng các cảng
- Du lịch biển, đảo: bải tắm, đảo, KH…


Hoạt động 2: Tìm hiểu Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển – 7 phút


Hình thức: Cá nhân

Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh

HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GVNỘI DUNG CHÍNH


GV yêu cầu HS quan sát Atlat trang 4+5:
- Kể tên một số đảo có diện tích lớn ở nước ta?
- xác định vị trí các huyện đảo nước ta?
- Tìm hiểu ý nghĩa của các đảo và quần đảo trong phát triển kinh tế xã hội?
HS: tìm hiểu, trình bày
GV: chuẩn xác KT
2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển
a, Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều đảo đông dân

b, 12 huyện đảo

c, Ý nghĩa của hệ thống đảo, quần đảo.

+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền
+ Là căn cứ để tìm hiểu, khai thác các tiềm năng của biển.
+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên đảo, quần đảo và vùng biển.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo – 15 phút

Hình thức: Cả lớp, nhóm

Phương pháp: thảo luận, đàm thoại phát vấn.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV
NỘI DUNG CHÍNH


*Cả lớp:

Tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển đảo?
Gọi HS trả lời.
GV nhận xét, (bổ sung)





* Nhóm

- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ
Nhóm 1: Tìm hiểu khai thác sinh vật biển
Nhóm 2: Tìm hiểu khai thác khoáng sản biển
Nhóm 3: Tìm hiểu khai thác du lịch biển
Nhóm 4: Tìm hiểu khai thác giao thông biển
- Bước 2: Các nhóm tìm hiểu theo phân công
- Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày
- Bước 4: GV nhận xét, bổ sung.
3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo
a. Tại sao phải khai thác tổng hợp

- Hoạt động kinh tế biển đa dạng => Phát triển tổng hợp mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Môi trường biển không chia cắt => 1 vùng ô nhiễm => ô nhiễm, thiệt haijcho các vùng xung quanh.
- Đảo, quẩn đảo bị chia cắt rất nhạy cảm trước tác động của con người.
- Phát triển kinh tế biển – đảo để khẳng định chủ quyền vùng biển.

b. Phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo
(Nội dung ở bảng phụ lục)
Hoạt động 4: Tìm hiểu Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa – 5 phút

Hình thức: Cá nhâ

HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GVn
NỘI DUNG CHÍNH

(?) Vì sao để giải quyết vấn đề biển và thềm lục địa phải có sự hợp tác giữa các nước?
HS: trả lời
GV: chuẩn xác KT



Liên hệ vấn đề biển Đông hiện nay: Trung Quốc có các hành động không đúng trên biển Đông-->
Các em cần làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta?
Gọi HS trả lời, HS khác bổ sung
GV: nhận xét, gợi ý
- Nhiệm vụ học tập tốt, tìm hiểu để có thêm hiểu biết về biển Đông, chủ quyền của nước ta trên biển, lịch sử dưng nước, giữ nước bảo vệ vùng biển-đảo, ...
- Tích cực tuyên truyền cho nhân dân, gia đình, bạn bè quốc tế về chủ quyền biển đảo VN.
4. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa
- Biển Đông là biển chung của nhiều nước.
- Môi trường biển không bị chia cắt => phải có sự hợp tác cùng giải quyết.
4. Tổng kết - đánh giá: 2 phút

- GV gọi HS chốt lại nội dung bài

5. Hướng dẫn học ở nhà – 30 giây

- Học và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc tìm hiểu trước bài các vùng kinh tế trọng điểm

- Làm câu III đề 40, Câu III đề 30 – Tài liệu bồi dưỡng năng lực thi THPT...

Phụ lục

KT biển
Tiềm năng
Hiện trạng
Giải pháp
Kthác TN SV- SV biển phong phú(..),
- Biển nhiệt đới ấm quanh năm, sinh vật biển giàu có, nhất là giàu thành phần loài.
-Có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. --Có những loài quý hiếm, cần phải bảo vệ đặc biệt.
-Có nhiều loài chim biển, trên các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ có nhiều chim yến. Tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao
+ Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn, riêng cá biển đạt 1367 nghìn tấn.

+ Nghề nuôi chim yến phát triển ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
- Tránh kthác quá mức nguồn lợi ven bờ & các đối tượng đánh bắt có gía trị kinh tế cao cao.
- PT đánh bắt xa.
- Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt
Kthác TNKS
-Vùng thềm lục địa nước ta có các tích tụ dầu, khí, với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác

- Muối trữ lượng vô tận

- Có những mỏ sa khoáng ôxit titan có giá trị xuất khẩu.
-Cát trắng ở các đảo thuộc Quảng Ninh, ở Cam Ranh (Khánh Hoà
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp khai thác, thăm dò dầu khí.
- Phát triển công nghiệp khai thác dầu và lọc dầu.
- SL muối >900.000 tấn/năm
- Khai thác titan làm nguyên liệu cho CN, xuất khẩu.
- Khai thác cát trắng nguyên liệu để làm thuỷ tinh, pha lê...
- Tránh để xảy ra các sự cố àô nhiễm môi trường.

PT DL biển

Nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng

- Nâng cấp các trung tâm du lịch biển.
- Khai thác nhiều bãi biển mới.
- Du lịch thể thao, DL biển đảo

Chú ý vấn đề môi trường

GTVT biển
- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
- Dọc bờ biển lại có nhiều vũng, vịnh biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu.
- Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng
- Cải tạo, nâng cấp cụm cảng SG, HPhòng, ĐN,…
- Xd msố cảng nước sâu như cảng Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng áng.
- Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng
- Các tuyến vận tải hàng hoá và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở các tuyến đảo
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Huyền Trang,
Trả lời
0
Lượt xem
622

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top