Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 29 ,Tiết 109:

TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:


- lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận .

- Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận , góp phần tạo nên sức lay động , truyền cảm của bài nghị luận .

2 . Kỹ năng:

- Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận .

- Đa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lý , có hiệu quả phù hợp với lô gíc lập luận của bài văn nghị luận .

3. Thái độ:

- Học sinh thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc (ngời nghe)105

- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao.

4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề.

B. CHUẨN BỊ.

1.GV: Giáo án theo chuẩn KTKN, Máy chiếu, bảng phụ.

2. HS: Trả lời các câu hỏi SGK.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. ổn định tổ chức
: 1’

Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
Điều chỉnh
8A1
8A2
8A3

2. Kiểm tra kiến thức cũ:5’

?
Nhắc lại những phương pháp nghị luận đã học.

? Mục đích của văn nghị luận (của các văn bản đã học).

- Thuyết phục người đọc vấn đề đa ra.

? Các tác giả thuyết phục người nghe, người đọc bằng những yếu tố nào?

Luận điểm, luận cứ, luận chứng có yếu tố biểu cảm.

3.Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động Thời gian: 2phút

H: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong hoàn cảnh nào?

H: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản?

GV dẫn dắt
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 20p’.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung
* GV giới thiệu thêm về hoàn cảnh ra đời của VB.
? Chỉ ra những từ ngữ bộc lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong văn bản trên?
- Từ ngữ biểu cảm : Hỡi, muốn, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, không, thà, chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là, thì, ai có, ai cũng phải, kiên quyết hi sinh, nhất định, muôn năm
? Ngoài việc sử dụng những từ ngữ bộc lộ tình cảm TG còn sử dụng những kiểu câu gì?
- Câu cảm thán.
? Tìm những câu cảm thán trong văn bản
- Hỡi đồng bào toàn quốc!
- Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!
- Hỡi anh em binh sỹ, tự vệ, dân quân! Thắng lợi...ta!
- Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
- Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
? N/x gì về các câu cảm thán? - ngắn gọn.
? Cách sử dụng hàng loạt câu cảm thán ở văn bản này có tác dụng gì?
- Ngắn gọn, chắc, thể hiện quyết tâm đánh giặc cứu nước à người đọc cảm nhận được tình cảm của tác giả
? Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, ''Lời kêu gọi ...'' và ''Hịch tướng sĩ'' có điểm nào giống nhau.
+ Hai văn bản giống nhau ở chỗ có nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm.
? Tuy nhiên 2 văn bản này vẫn được coi là những văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm? Vì sao.
+ 2 văn bản này là 2 văn bản nghị luận vì : MĐ chính là NL (nêu quan điểm, ý kiến để bàn luận phải trái, đúng sai, nên suy nghĩ và nên sống như thế nào) các tác phẩm ấy được viết ra chủ yếu không nhằm mục đích biểu cảm (bộc lộ tình cảm ở những văn bản này, biểu cảm không thể đóng vai trò chủ đạo mà chỉ là một yếu tố phụ trợ cho quá trình nghị luận mà thôi.
? Vậy theo em dù là y.tố phụ trợ nhưng y.tố biểu cảm có tác dụng như thế nào trong văn N.luận?
- Không đóng vai trò chủ đạo mà chỉ là yếu tố phụ trợ cho quá trình nghị luận
- Yếu tố biểu cảm giúp cho bài văn nghị luận hay hơn hẳn, có hiệu quả thuyết phục lớn hơn do nó tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người nghe, người đọc.
* GV cho h/s đọc ghi nhớ 1
? GV yêu cầu h/s đọc thầm mục c ở sgk trang 96, và trả lời câu hỏi sgk
- Các câu ở cột 2 hay hơn vì có các từ ngữ biểu cảm (ngó, nghênh… uốn lưỡi cú diều, đem… dê chó)
- Người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết và cảm xúc tình cảm đó tác động đến người đọc
GV: Yêu cầu 1 em đọc cột 1, 1 em đọc diễn cảm cột 2 để thấy tác dụng của văn bản biểu cảm trong nghị luận
? Vậy làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
- Người viết phải có cảm xúc thật sự.
- Biết diễn tả cảm xúc chân thật, không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
? Nếu yếu tố biểu cảm cần cho đoạn văn nghị luận thì ta cứ sử dụng nhiều câu, từ ngữ biểu cảm thì sẽ có tác phẩm nghị luận tốt, hay có phải không?
- ý kiến đó không thuyết phục, điều quan trọng là cảm xúc người viết phải chân thực, tạo sự truyền cảm cho bài văn nghị luận
- Không, vì dùng nhiều: giảm bớt sự chặt chẽ trong mạch nghị luận, làm bài viết xa rời, lạc thể loại..
GV cho h/s rút ra ghi nhớ 2
GV kết luận…

Lắng nghe
HĐ chung





HĐ chung


HĐ chung






HĐ chung





Thảo luận cặp đôi (3p), trình bày

HĐ chung









HĐ chung

HĐ chung

HĐ chung

HĐ chung
I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
1, Ví dụ:
Văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
* Nhận xét:
- Sử dụng nhiều: Từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc:






















2, Ghi nhớ 1 : sgk








Ghi nhớ 2: sgk
Để bài văn nghị luận có sức truyền cảm cao, người viết phải có cảm xúc chân thật thà tăng sức biểu cảm cho người đọc.
*Hoạt động 3: Luyện tập Thời gian: 10phút
BT 1
?
Hãy chỉ ra yếu tố biểu cảm trong phần I ''Thuế máu''
? Tác giả sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm.
? Tác dụng biểu cảm đó là gì.
* Yếu tố biểu cảm đã tạo hiệu quả về tiếng cười châm biếm sâu cay.
- Biện pháp biểu cảm:
+ Nhại lại các từ : “tên da đen bẩn thỉu”, “An – Nam – Mít…”, “Con yêu”, “ Bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lý” và “tự do” à Phơi bày giọng điệu dối trá của thực dân, tạo hiệu quả châm biếm mỉa mai sâu cay
+ Dùng hình ảnh mỉa mai bằng giọng điệu tuyên truyền của thực dân : “Nhiều người… thơ mộng vùng Ban - căng” à Thể hiện thái độ kinh bỉ sâu sắc, chế nhạo, cười cợt giọng điệu tuyên truyền của Pháp à gây tiếng cười châm biếm sâu cay
BT2- Gọi học sinh đọc bài tập 2
? Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn.
? tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm.
- Tác giả không chỉ phân tích điều hơn lẽ thiệt cho học trò để họ thấy tác hại của việc học tủ, học vẹt, người thày ấy còn bộc bạch nỗi buồn và sự khổ tâm của một nhà giáo chân chính trước sự xuống cấp trong lối học văn và làm văn của những học sinh mà ông thật lòng quý mến.
những t/cảm ấy được biểu hiện rõ ở 3 mặt: từ ngữ, câu văn, giọng điệu của lời văn.


HĐ chung















HĐ chung
II. Luyện tập.
Bài tập 1



Bài tập 2
Hoạt động 4: Vận dụng. Thời gian: 6phút

? Viết 1 đoạn văn trình bày cho luân điểm. Học là gì
- HS viết đoạn văn, trình bày
- Gv cho HS nhận xét, GV nhận xét, sửa (nếu cần)
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng. Thời gian: 1 phút

H: Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa co lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm (Làm ở nhà)
- GVHD: Về lí lẽ có thể tham khảo ở bài tập 2, về yếu tố biểu cảm cần bày tỏ tình cảm đáng tiếc cho lối học vô bổ, không có tác dụng mở mang trí tuệ, trau dồi kiến thức, lối học cầu may.
- Về tìm một số đoạn văn có cách trình bày luận điểm có kết hợp yếu tố biểu cảm
- GV khái quát lại ghi nhớ của bài. Yêu cầu HS: Làm bài tập 3 tr98. Xem trước bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận.
Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………….
 

Đính kèm

  • Tìm hiểu yếu tố biểu cảm.docx
    30.7 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top