Trắc nghiệm Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 11 hay

Hộp kiến thức

Thành Viên
Xu
0
Câu 1. Cuộc cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên trên thế giới là:
A. Cách mạng tư sản Anh.
B. Cách mạng tư sản Pháp.
C. Cách mạng tư sản Đức.
D. Cách mạng tư sản Hà Lan.

Câu 2. Những mâu thuẫn nảy sinh trước cuộc cách mạng tư sản Anh là:
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới, giai cấp tư sản với chế độ quân chủ.
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc mới.
D. Mâu thuẫn giữa quý tộc địa chủ với tư sản.

Câu 3. Thời gian và địa điểm thành lập Quốc tế thứ nhất là:
A. Ngày 29 - 8 -1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn (Anh).
B. Ngày 20 - 9 -1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Pa-ri (Pháp).
C. Ngày 28 -9 - 1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn (Anh).
D. Ngày 28- 9 - 1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Béc-lin (Đức).

Câu 4. Vai trò to lớn của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân là:
A. Đấu tranh chóng các trào lưu tư tưởng xa lạ với lập trường của giai cấp công nhân.
B. Lên án các cuộc chiến tranh thuộc địa.
C. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.
D. Đòi thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa.

Câu 5. Mục đích của quốc tế thứ nhất là:
A. Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chóng lại tư tưởng lệch lạc trong xã hội.
B. Nhằm truyền bá học thuyết của Mác và Ăng – ghen.
C. Nhằm truyền bá học thuyết của Mác, chống lại tư tưởng tư sản.
D. Nhằm truyền bà học thuyết của Mác, Ăng - ghen chóng lại tư tưởng lệch lạc trong nộ bộ.

Câu 6. Thời gian và địa điểm thành lập Quốc tế thứ hai là:
A. Ngày 14 -6 -1889, Quốc tế thứ hai thành lập tại Luân Đôn (Anh).
B. Ngày 14 -7 -1889, Quốc tế thứ hai thành lập tại Pa-ri (Pháp).
C. Ngày 14 -8- 1889, Quốc tế thứ hai thành lập tại Pa-ri (Pháp).
D. Ngày 14-9 - 1889, Quốc tế thứ hai thành lập tại Béc-lin (Đức).

Câu 7. Giai cấp vô sản thế giới xuất thân chủ yếu từ:
A. Nông dân mất ruộng đi làm thuê.
B. Thợ thủ công phá sản.
C. Nô lệ bị bắt trong chiến tranh hoặc buôn bán.
D. Câu A và B đúng

Câu 8. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự bùng nổ Cách mạng 1905- 1907 ở Nga:
A. Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905) khiến cho mâu thuẫn xã hội càng thêm sâu sắc.
B. Công thương nghiệp phát triển, các công ty độc quyền ra đời.
C. Chế độ Nga hoàng kìm hãm sản xuất, bóp nghẹt tự do dân chủ đời sống nhân dân, công nhân cực khổ.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 9. Tính chất của cuộc Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là:
A. Cách mạng vô sản.
B. Cách mạng dân chủ tư sản.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng vô sản kiểu mới.

Câu 10. Thời gian và địa điểm tổ chức Đại hội thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là:
A. Năm 1903. ở Luân Đôn (Anh).
B. Năm 1905. ở Mát-xcơ -va (Liên Xô).
C. Năm 1907. ở Pê-téc - bua (Nga).
D. Năm 1903. ở Pa -ri (Pháp).

Câu 11. V.I.Lê-nin tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết vào ngày:
A. Ngày 7 tháng 10 năm 1917.
B. Ngày 7 tháng 11 năm 1917.
C. Ngày 17 tháng 10 năm 1917.
D. Ngày 17 tháng 11 năm 1917.

Câu 12. Chính sách kinh tế mới (NEP) do V.I.Lê-nin đề xướng được thực hiện vào:
A. Tháng 2 năm 1921.
B. Tháng 2 năm 1922.
C. Tháng 3 năm 1921.
D. Tháng 3 năm 1922.

Câu 13. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào:
A. Tháng 12 năm 1920.
B. Tháng 12 năm 1921.
C. Tháng 12 năm 1922.
D. Tháng 12 năm 1923.

Câu 14. Đảng Quốc đại được thành lập vào năm 1885 là chính đảng của giai cấp:
A. Giai cấp vô sản Ấn Độ.
B. Giai cấp tư sản Ấn Độ.
C. Đảng của tầng lớp quý tộc mới ở Ấn Độ.
D. Giai cấp phong kiến ở Ấn Độ.

Câu 15. C.Mác khẳng định vai trò sứ mệnh của giai cấp vô sản là:
A. Giai cấp bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất.
B. Giai cấp đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản.
C. Giai cấp sẽ đãm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi mọi sự áp bức bóc lột.
D. Giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để.

Câu 16. Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân thế giới là:
A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
B. Bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm.
C. Bỏ trốn tập thể khi bị đàn áp.
D. Tất cả các hình thức trên.

Câu 17. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là:
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 18. Sau cách mạng tháng 9 năm 1870, nước Pháp thành lập nền cộng hoà:
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.

Câu 19. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn cơ bản nhất làm bùng nổ các phong trào giải phóng dân tộc là:
A. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc.
B. Mâu thuẫn giữa đế quốc với nhân dân các nước thuộc địa.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với công nhân và nhân dân lao động.
D. Tất cả các mâu thuẫn trên.

Câu 20. Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đã đánh dấu bước chuyển biến:
A. Từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
B. Từ chủ nghĩa tư bản nguyên thủy sang chủ nghĩa tư bản hiện đại.
C. Từ chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
D. Từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.

Câu 21. Cuộc Chiến tranh Nga -Nhật diễn ra vào thời gian:
A. Từ năm 1904 đến năm 1905.
B. Từ năm 1903 đến năm 1904.
C. Từ năm 1903 đến năm 1905.
D. Từ năm 1904 đến năm 1906.

Câu 22. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt là vì:
A. Sự tranh chấp giữa các nước đế quốc về thuộc địa.
B. Sự xâm luợc các thuộc địa của các nước đề quốc.
C. Sự hình thành các tổ chức độc quyền với sự ra đời tầng lớp tư bản tài chính.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 23. Lãnh đạo Cách mạng tư sản Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh là giai cấp:
A. Tư sản.
B. Tư sản liên minh với quý tộc mới.
C. Tư sản liên minh với chủ nô.
D. Tư sản liên minh với nông dân.

Câu 24. Hình thức độc quyền cao và phổ biến ở Mĩ là:
A. Các-ten.
B. Xanh-đi-ca.
C. Côn-xooc-xi-om.
D. Tơ-rơt.

Câu 25. Lĩnh vực được đặc biệt coi trọng trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là:
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Giáo dục.
D. Quân sự.

Câu 26. Cuộc Chiến tranh Trung-Nhật diễn ra vào thời gian:
A. Từ năm 1893 đến năm 1894.
B. Từ năm 1894 đến năm 1895.
C. Từ năm 1893 đến năm 1895.
D. Từ năm 1895 đến năm 1896.
 

Hộp kiến thức

Thành Viên
Xu
0
Câu 27. Chủ nghĩa đế quốc Nhật có đặc điểm là:
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.
C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
D. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

Câu 28. Trong thời kỳ cận đại, cuộc cách mạng tư sản được xem là triệt để nhất là:
A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
B. Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ.
C. Cách mạng tư sản Pháp.
D. Cách mạng tư sản Anh.

Câu 29. Khởi nghĩa ngày 18/3/1871 ở Pháp được xem là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới là vì:
A. Tiêu diệt được chính quyền tư sản của Chi-e.
B. Lãnh đạo và động lực cách mạng đều là giai cấp vô sản.
C. Thành lập được chính quyền của giai cấp vô sản.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 30. Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ vươn lên đứng đầu thế giới là:
A. Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nguồn nhân lực dồi dào.
B. Phát triển sau nên áp dụng đựơc những thành tựu khoa học – kĩ thuật và kinh nghiệm của các nước đi trước.
C. Có thị trường rộng lớn.
D. Thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.

Câu 31. Các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh chấp thuộc địa vì:
A. Các thuộc địa có vai trò quan trọng là nơi đầu tư và tiêu thụ hàng hoá của chính quốc
B. Nơi cung cấp nguyên liệu và nguồn nhân công rẽ mạt, cung cấp binh lính trong các cuộc chiến tranh.
C. Thuộc địa có vị trí địa lí thuận lời cho việc giao lưu buôn bán.
D. Câu A và B đúng.

Câu 32. Để thống nhất đất nước Đức đã sử dụng biện pháp:
A. Nội chiến để thống nhất đất nước.
B. Con đường từ dưới lên.
C. Dùng bạo lực để thống nhất đất nước.
D. Con đường từ trên xuống.

Câu 33. Cuộc chiến tranh thuốc phiện do thực dân Anh gây ra ở Trung Quốc diễn ra từ:
A. Tháng 6-1840 đến tháng 7-1842.
B. Tháng 8-1840 đến tháng 6-1842.
C. Tháng 6-1840 đến tháng 8-1842.
D. Tháng 6-1840 đến tháng 6-1842.

Câu 34. Cuộc Cách mạng Tân Hợi nổ ra vào:
A. Ngày 10 tháng 10 năm 1911.
B. Ngày 10 tháng 11 năm 1911.
C. Ngày 10 tháng 10 năm 1912.
D. Ngày 10 tháng 11 năm 1912.

Câu 35. Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là:
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản ở châu Âu.
B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông.
C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

Câu 36. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là:
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
D. Mâu thuẫn giữa phe Hiệp ước (Anh, Nga, Pháp)với phe Liên minh (Đức, Áo-Hung,I-ta-li-a).

Câu 37. Sự kiện lịch sử chứng tỏ Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ là:
A. Kí kết hoà ước Véc – xai ở Pháp tháng 9 – 1973.
B. Mĩ thông qua Hiến pháp năm 1787.
C. Thông qua bản tuyên ngôn độc lập ngày 4 –7 -1776.
D. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga ngày 17 – 10 – 1777.

Câu 38. Đặc điểm của chủ bản đế quốc Mĩ là:
A. Sự hình thành các Tờ-rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính hùng mạnh.
B. Đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.
C. Đế quốc cho vay nặng lãi.
D. Xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong nội bộ.

Câu 39. Chế độ chính trị ở Mĩ là nơi điển hình của chế độ hai đảng, đó là :
A. Đảng tự do và đảng cộng hoà.
B. Đảng tự do và đảng bảo thủ.
C. Đảng dân chủ và đảng bảo thủ.
D. Đảng cộng hoà và đảng dân chủ.

Câu 40. Chiến tranh thế giới thứ nhất chính thức bùng nổ vào thời gian:
A. Ngày 28 tháng 6 năm 1914.
B. Ngày 28 tháng 7 năm 1914.
C. Ngày 28 tháng 8 năm 1914.
D. Ngày 28 tháng 9 năm 1914.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top