HĐ: PTNT
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Giúp trẻ biết được đặc điểm nổi bật của ngày tết có bánh trưng và mọi người đi chúc tết cho nhau, biết tết đến thì mỗi người sẽ thêm một tuổi...
- Kỹ năng:
+ Rèn kỹ năng tư duy và trả lời câu hỏi rõ ràng.
+ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Thái độ: Biết chúc nhau lời hay trong ngày tết.
+ Giáo dục trẻ biết ăn sạch ăn đúng vệ sinh, biết chăm sóc sức khỏe và ăn uống hợp lý trong ngày tết.
2. Chuẩn bị:
- Bài hát, tranh ảnh về ngày tết.
- Hình ảnh mọi người đi chợ, ngày tết đông vui, hình ảnh gói bánh…, trò chơi cho trẻ.
- Vi reo ngày tết.
- Các mặt hàng cho trẻ chơi trò chơi đi chợ tết.
3. Tổ chức hoạt động:
TÌM HIỂU VỀ NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN DÂN TỘC.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Giúp trẻ biết được đặc điểm nổi bật của ngày tết có bánh trưng và mọi người đi chúc tết cho nhau, biết tết đến thì mỗi người sẽ thêm một tuổi...
- Kỹ năng:
+ Rèn kỹ năng tư duy và trả lời câu hỏi rõ ràng.
+ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Thái độ: Biết chúc nhau lời hay trong ngày tết.
+ Giáo dục trẻ biết ăn sạch ăn đúng vệ sinh, biết chăm sóc sức khỏe và ăn uống hợp lý trong ngày tết.
2. Chuẩn bị:
- Bài hát, tranh ảnh về ngày tết.
- Hình ảnh mọi người đi chợ, ngày tết đông vui, hình ảnh gói bánh…, trò chơi cho trẻ.
- Vi reo ngày tết.
- Các mặt hàng cho trẻ chơi trò chơi đi chợ tết.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú - Cho trẻ hát bài hát “Sắp đến tết rồi” và trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát: - Hôm này cô và cả lớp sẽ cùng nhau tìm hiểu về ngày tết nhé. 2.HĐ2: Tìm hiểu về ngày tết cổ truyền dân tộc. - Cô cho trẻ xem tranh về ngày tết hoặc phim có đoạn ngày tết. - Ngày tết mọi người thường làm gì? - Gọi 1, 2 trẻ trả lời. - Mọi người trong gia đình còn làm gì nữa? - Cô cho trẻ thảo luận về các bức tranh ngày tết * Tranh1: Tranh về mọi người đang xum họp và chúc tết nhau vui vẻ . * Tranh 2: Tranh mọi người đi chợ mua cành đào, các thực phẩm sinh hoạt trong ngày tết * Tranh 3: Tranh mọi người làm bánh - Cô mời các trẻ lên nói về nội dung tranh của mình vừa quan sát cho cả lớp cùng nghe * Tranh 1: + Mọi người đang làm gì? + Thái độ mọi người như thế nào? + Theo con mọi người đang nói gì với nhau + Ngôi nhà được trang trí như thế nào ? + Có những loại cây hoa nào đặc trưng cho ngày tết? * Tranh 2: + Con có nhận xét gì về tranh này? + Phiên chợ ngày tết như thế nào? + Loại hoa, loại cây nào được bán nhiều nhất? + Mọi người mua gì cho ngày tết? +Thái độ mọi người ra sao? * Tranh 3: + Cả nhà đang làm gì? Món ăn nào ngày tết không thể thiếu? + Gói bánh trưng cần những nguyên liệu nào? + Bữa cơm ăn tất niên như thế nào? +Ai biết cách làm bánh trưng? + Tết các con thấy như thế nào? + Tết con được những gì? - Giáo dục trẻ khi tết đến các con thêm một tuổi thì các con phải ngoan hơn biết nghe lời cô giáo và bố mẹ,biết chúc nhau những lời nói tốt đẹp… * Trò chơi + TC1: Chọn tranh ngày tết Cho trẻ chon tranh ảnh thể hiện không khí ngày tết trong rất nhiều tranh khác nhau + TC2: Đi chợ tết. - Cách chơi: chia lớp thành 4 nhóm đi chợ và yêu cầu mỗi đội chọn mua các mặt hàng theo yêu cầu. - Luật chơi: Đội nào lấy được nhiều mặt hàng đúng yêu cầu đội đó dành chiến thắng. - Cho trẻ chơi. 3.HĐ3: Kết thúc - Cho trẻ hát bài hát “Sắp đến tết rồi” cất đồ chơi và ra ngoài sân. | Trẻ nghe hát và trò chuyện cùng cô. - Vâng ạ. - Trẻ quan sát. - Đi chợ mua sắm các đồ dùng cho ngày tết. - Gia đình chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa để đón tết, mọi người cùng làm bánh trưng cúng tế tổ tiên, ông bà … - Cùng nhau quan sát tranh. Trẻ quan sát. - Chúc tết nhau . - Vui vẻ, niềm nở. - Trẻ nhận xét tranh. - Trang trí rất đẹp. - Hoa đào, hoa mai… - Trẻ nhận xét. - Đông đúc vui nhộn và bán nhiều mặt hàng. - Hoa đào, cây quất. - Mua hoa quả, thịt, bánh kẹo. - Hồ hởi, vui vẻ. - Đang ăn tất niên. Bánh trưng. - Gạo, đỗ, lá dong, thịt.… - Vui vẻ, đầm ấm. - Một vài trẻ nêu … - Con thấy rất vui. - Con được mừng tuổi lỳ xì, con thêm được một tuổi - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ hát ra chơi. |