Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 26:

§8: TRUY VẤN DỮ LIỆU



I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu khái niệm mẫu hỏi, biết các chức năng của mẫu hỏi.

- Biết các hàm cơ bản và biểu thức trong Access.

- Bước các bước chính để tạo một mẫu hỏi, hai chế độ làm việc với mẫu hỏi.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng được một số hàm và phép toán tạo ra các biểu thức số học, biểu thức điều kiện và biểu thức lôgic cho mẫu hỏi.

- Tạo được mẫu hỏi bằng thuật sĩ hoặc tự thiết kế.

II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của GV:

- Máy vi tính và máy chiếu Projector dùng để chiếu các ví dụ.

- Sách giáo khoa.

- CSDL có KINH_DOANH có 3 bảng: KHACH_HANG, MAT_HANG và HOA_DON. Một số mẫu hỏi dùng để thực hiện mẫu.

- Hình mô tả thanh công cụ thiết kế mẫu hỏi.






2. Chuẩn bị của HS:

- Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng dạy học ...

III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Ổn định tổ chức


Lớp​
Ngày dạy​
Sĩ số​
Họ tên học sinh vắng​
Ghi chú​
2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm mẫu hỏi:

a) Mục tiêu:

- Học sinh hiểu khái niệm mẫu hỏi.

- Biết các chức năng của mẫu hỏi, sự cần thiết của mẫu hỏi.

b) Nội dung:

- Mẫu hỏi được sử dụng để tìm kiếm/sắp xếp khi dữ liệu được lưu trữ trên nhiều bảng.

- Mẫu hỏi thường được sử dụng để:

+ Sắp xếp các bản ghi.

+ Chọn các bản ghi thỏa mãn các điều kiện cho trước.

+ Chọn các trường để hiển thị.

+ Thực hiện tính toán.

+ Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng hoặc mẫu hỏi khác.

- Có 2 chế độ làm việc với mẫu hỏi: chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu. Kết quả thực hiện mẫu hỏi có thể tham gia vào việc tạo bảng, biểu mẫu, tạo mẫu hỏi khác hoặc tạo báo cáo.

c) Các bước tiến hành:



HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN​
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH​
THỜI GIAN​
- Nêu câu hỏi đặt vấn đề: Trong bài toán quản lí kinh doanh bán hàng, những câu hỏi thường đặt ra là gì ?

- Diễn giải: Ta có thể chia những câu hỏi thành 2 nhóm: câu hỏi chỉ liên quan đến một bảng và câu hỏi liên quan đến nhiều bảng.
+ Đối với câu hỏi chỉ liên quan đến một bảng, ta có thể sử dụng thao tác lọc và tìm kiếm để tìm câu trả lời.
+ Đối với câu hỏi liên quan đến nhiều bảng ta phải sử dụng mẫu hỏi. Mẫu hỏi dựa vào liên kết giữa các bảng, ta có thể thống kê dữ liệu, nhóm và chọn các bản ghi của nhiều bảng theo một điều kiện cho trước.
- Thực hiện một số mẫu hỏi để HS thấy được các khả năng của mẫu hỏi.
- Yêu cầu HS tham khảo SGK để cho biết những khả năng của mẫu hỏi.





- Hỏi: Có những chế độ nào khi làm việc với mẫu hỏi ?
- Ngày 20/10/2007 doanh thu đạt được là bao nhiêu ?
- Ngày 20/10/2007 bán được bao nhiêu tấn sắt ...















+ Sắp xếp các bản ghi.
+ Chọn các bản ghi thỏa mãn các điều kiện cho trước.
+ Chọn các trường để hiển thị.
+ Thực hiện tính toán.
+ Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng hoặc mẫu hỏi khác.
- Có 2 chế độ: chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu thức:

a) Mục tiêu:

- Học sinh biết các toán hạng và phép toán xây dựng nên biểu thức.

- Viết đúng biểu thức.

b) Nội dung:

- Các phép toán thường dùng bao gồm:

+ Phép cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia (/).

+ Các phép toán so sánh: < , > , <= , >= , = , <>.

+ Các phép toán lôgic: AND, OR, NOT.

- Toán hạng trong biểu thức có thể là:

+ Tên trường: được ghi trong dấu ngoặc vuông. VD: [SOLUONG]

+ Hằng số, hằng văn bản: được ghi trong cặp dấu nháy kép (" ").

+ Hàm.

- Biểu thức số học được sử dụng để mô tả các trường tính toán trong mẫu hỏi.

- Biểu thức lôgic được sử dụng trong các trường hợp sau:

+ Thiết lập bộ lọc cho bảng.

+ Thiết lập điều kiện lọc để tạo mẫu hỏi.

c) Các bước tiến hành:



HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN​
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH​
THỜI GIAN​
- Diễn giải: Để thực hiện tính toán và kiểm tra điều kiện, Access sử dụng các phép toán và toán hạng.
- Hỏi: Những phép toán nào em đã được học trong ngôn ngữ lập trình Pascal ?
- Hỏi: Những toán hạng nào dùng để xây dựng biểu thức trong Pascal ?


- Hỏi: Có những loại biểu thức nào ?


- Giới thiệu các phép toán, các toán hạng, các loại biểu thức trong Access.



- Phép cộng, trừ, nhân, chia.
- Phép < , > , <= , >= , = , <>.
- Phép AND, OR, NOT.
- Các hằng.
- Các biến.
- Các hàm.
- Biểu thức số học.
- Biểu thức quan hệ.
- Biểu thức lôgic.
Hoạt động 3: Giới thiệu các hàm:

a) Mục tiêu:

- Học sinh biết tên và chức năng một số hàm cơ bản.

b) Nội dung:

- Hàm tính tổng: SUM.

- Hàm tính giá trị trung bình: AVG.

- Hàm tìm giá trị nhỏ nhất: MIN.

- Hàm tìm giá trị lớn nhất: MAX.

- Hàm đếm số giá trị khác trống: COUNT

c) Các bước tiến hành:



HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN​
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH​
THỜI GIAN​
- Hãy nhắc lại tên các hàm và chức năng của nó mà em đã được học trong Pascal.

- Chính xác hóa kiến thức về các hàm trong Access.
+ Hàm tính tổng: SUM.
+ Hàm tính giá trị trung bình: AVG.
+ Hàm tìm giá trị nhỏ nhất: MIN.
+ Hàm tìm giá trị lớn nhất: MAX.
+ Hàm đếm số giá trị khác trống: COUNT
- Chú ý: 4 hàm đầu tiên chỉ thực hiện trên các trường số.
- Hàm SUM dùng để tính tổng.
- Hàm MIN cho giá trị bé nhất.
- Hàm MAX cho giá trị lớn nhất.
- Theo dõi và ghi nhớ.
4. Củng cố

Những nội dung đã học:

- Mẫu hỏi, biểu thức và hàm.

- Cách sử dụng biểu thức trong access.

5. Hướng dẫn về nhà

- Trả lời các câu hỏi SGK trang 68.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung cho Bài tập và thực hành 6.
 

Đính kèm

  • Tin học 12, tiết 26.docx
    35.8 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top