giáo án Văn bản: Ca dao, dân ca những câu hát tình cảm gia đình

Trần Ngọc

S.Moderator
Văn bản: Ca dao, dân ca những câu hát tình cảm gia đình nằm trong chương trình Ngữ Văn 7. Qua bài học, giúp các em học sinh thêm yêu quê hương đất nước, tinh thần trách nhiệm với cá nhân. Đó chính là giá trị sống hạnh phúc, tôn trọng, tự do, trách nhiệm.

Văn bản: Ca dao, dân ca những câu hát tình cảm gia đình được soạn theo đúng chuẩn CV 5512.

7061



Ngày soạn: / /2021

Ngày dạy: / / 2021


Tiết: 10

VĂN BẢN: CA DAO, DÂN CA

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH


1. Mục tiêu cần đạt

1.1. Kiến thức
: Giúp HS:

- Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề t/c gia đình.

1.2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng

- Đọc - hiểu và phân tích ca dao- dân ca trữ tình.

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.

- Vận dụng ca dao, dân ca trong hoạt động giao tiếp và làm văn.

* Giáo dục kĩ năng sống:

- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình cảm gia đình trong mỗi bài ca dao.

- Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của từng bài ca dao.

- Xác định giá trị bản thân: có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình.

1.3. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ (có ý thức học tập, giữ gìn, phát huy kho tàng ca dao, dân ca của dân tộc; yêu quí, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em,…)

1.4. Năng lực

-
Các năng lực chung : Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực ngôn ngữ và văn học:
biết sử dụng ngôn ngữ qua kĩ năng đọc, viết, nói và nghe văn bản ca dao, dân ca; cảm nhận cái hay cái đẹp của văn bản).

1.5. Các nội dung tích hợp:

* Giáo dục bảo vệ môi trường
:

Liên hệ, sưu tầm ca dao dân ca về môi trường.

* Giáo dục đạo đức:

- Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần trách nhiệm với cá nhân.

-> Giáo dục các giá trị sống hạnh phúc, tự do, tôn trọng và trách nhiệm.

2..Chuẩn bị :

Chuẩn bị của giáo viên
:

- Nghiên cứu sgk, sgv, tài liệu tham khảo, soạn giáo án theo CKTKN, máy chiếu, máy tính...

Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc kĩ SGK, sách bài tập, soạn bài theo hệ thống câu hỏi đọc-hiểu, soạn văn...

3. Phương pháp

- Phương pháp: nêu vấn đề, thuyết trình, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”...

IV.Tiến trình giờ dạy


Hoạt động của GV và HS
Nội dung
4.1.Hoạt động mở đầu

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương pháp: nêu vấn đề, vấn đáp

- Kĩ thuật: động não, trình bày 1 phút, nhận xét

- Thời gian: 5 phút


- Cách tiến hành: Gv gọi mỗi tổ đứng lên trình bày một bài ca dao về chủ đề tình cảm gia đình đã được phân chuẩn bị từ tiết trước-> Gv đặt câu hỏi, hs trả lời->gv dẫn vào bài mới.

* Chuyển giao nhiệm vụ : giáo viên gọi mỗi tổ đứng lên trình bày một bài ca dao về chủ đề tình cảm gia đình:

? Em hãy đọc những câu, bài ca dao về t/c gđ mà em biết?

? Em thích câu nào nhất? Vì sao?


* Thực hiện nhiệm vụ
:Hs suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* Báo cáo kết quả: HS lần lượt trình bày ý kiến của mình.

* Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện :Hs nhận xét, phản biện. GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới.

*Dự kiến sản phẩm:

Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được hết từng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ già.

Đói lòng ăn trái ổi non
Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa
Dẫu rằng da trắng tóc mây

Đẹp thì đẹp vậy, dạ này không ưa
Vợ ta dù có quê mùa
Thì ta vẫn cứ sớm trưa vui cùng...


GV thiệu bài: Ca dao - dân ca “là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng” là thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao, dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người lao động. Tâm hồn tình cảm con người bao giờ cũng bắt nguồn từ tình cảm ân nghĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Những bài ca tình nghĩa trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam vô cùng phong phú. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số bài về tình cảm gia đình là tiêu biểu, vừa sâu sắc về nội dung, vừa sinh động, tinh tế về ngôn ngữ.
4.2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: Giúp hs hiểu được khái niệm dân ca, ca dao. Hiểu được nội dung, ý nghĩa và số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề t/c gia đình.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, giảng bình, giải thích, thuyết trình, thảo luận nhóm;

- Kĩ thuật :động não, trình bày 1 phút.

- Thời gian:hon:3 phút

- Cách tiến hành: Gv dùng phương pháp và kĩ thuật dạy học hướng dẫn hs tìm hiểu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung (4‘)

*Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv yêu cầu hs trả lời những câu hỏi sau:

? Văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình” do ai sáng tác? Văn bản này có xuất xứ từ đâu?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Hs làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi

* Báo cáo kết quả : Hs trình bày miệng trước lớp.

* Đánh giá kết quả thực hiện: HS khác nhận xét, bổ sung – GV nhận xét, đánh giá, chốt.

*Dự kiến sản phẩm :

- Dân gian( Tập thể nhân dân sáng tác)

Nhấn mạnh: Do tính chất truyền miệng nên ca dao, dân ca thường có dị bản. Khi tuyển chọn vào SGK thường người biên soạn lựa chọn tác phẩm phổ biến nhất.

- Văn bản này có xuất xứ từ trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam .

GV kết luận: Ca dao dân ca là những giá trị vô giá mà ông cha để lại. Vậy chúng ta cần đọc và hiểu nó ra sao...

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đoc- hiểu văn bản (4‘)

*Kĩ thuật động não :

*Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv yêu cầu hs trả lời những câu hỏi sau:
1.Theo em, văn bản này chúng ta phải đọc như thế nào ? Gv đọc mẫu->hs đọc.
2.Xác định thể loại và PTBĐ của văn bản?
3. Dựa vào chú thích sgk t. 35, em hãy trình bày khái niệm của ca dao, dân ca.
4. Cả 4 bài ca dao đều có chủ đề chung là gì?
5.Trong chủ đề tình cảm gia đình mỗi bài thể hiện những tình cảm nào cụ thể nào?được viết theo thể thơ nào?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả : Hs trình bày miệng trước lớp.
* Đánh giá kết quả thực hiện: HS khác nhận xét, bổ sung – GV nhận xét, đánh giá, chốt.

*Dự kiến sản phẩm :
1.Giọng đọc dịu nhẹ, tình cảm tha thiết. Nhịp ngắt: 2/2/2/2 hoặc 4/4.
2. Thể loại: Ca dao, dân ca; PTBĐ: Biểu cảm
3. Khái niệm theo chú thích SGK/35.
4. Tình cảm gia đình.
5.Tình cảm riêng
B1: Ơn nghĩa, công lao của cha mẹ
B2: Nỗi nhớ mẹ nơi quê nhà
B3: Nỗi nhớ và lòng kính yêu ông bà
B4: Tình anh em ruột thịt.
=> Thể thơ lục bát, giọng điệu tâm tình, nhắn nhủ

GV bổ sung thêm về khái niệm ca dao dân ca.
- Ca dao, dân ca là những tên gọi chung các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người

- Ca dao là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tác, phần lớn là thơ lục bát ngắn gọn, nhằm phản ánh đời sống vật chất và tâm hồn con người
VD: Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.

- Dân ca: là những bài hát trữ tình dân gia của mỗi miền quê, có làn điệu riêng, cốt lõi lời ca là thơ dân gian, được thêm tiếng láy, tiếng đệm.
- Ca dao dân ca có những nghệ thuật truyền thống: thơ lục bát… sử dụng nhiều biện pháp tu từ, lời thơ ngắn gọn, có thêm tiếng láy, tiếng đệm
- Ca dao dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. Ngôn ngữ giàu màu sắc địa phương, gần với lời nói hàng ngày của nhân dân, được nhân dân ưa chuộng và đánh giá cao.

GV khái quát:
Nd ca dao dân ca rất phong phú, ở lớp 7 chủ yếu chúng ta tìm hiểu nhg bài ca dao dân ca về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước con người, những câu hát than thân châm biếm.
-Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu và phân tíchbài ca dao 1 và 4; bài ca dao số 2 và 3 các em tự đọc và tìm hiểu ở nhà.
- GV gọi HS đọc bài ca dao 1

* Kĩ thuật Động não, trình bày 1 phút

*Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời những câu hỏi sau:
1.Đây là lời của ai nói với ai? Vì sao em lại khẳng định như vậy?
2.Hình thức thể hiện của bài ca dao là gì?
3.Âm điệu của bài ca dao như thế nào?
4.Hai câu đầu của bài ca dao diễn tả nội dung gì?
5.Tác gải đã sử dụng nghệ thuật gì trong cách diễn đạt ấy? Hãy chỉ rõ?
6.Em hiểu “núi ngất trời”, “nước ngoài biển đông” nghĩa là như thế nào?
7.Hai hình ảnh ấy có ý nghĩa gì?


*Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi.

* Báo cáo kết quả : Hs trình bày miệng trước lớp.
* Đánh giá kết quả thực hiện: HS khác nhận xét, bổ sung – GV nhận xét, đánh giá, chốt.

*Dự kiến sản phẩm:
1. Đây là lời mẹ ru con, nói với con, dựa vào nội dung và cách dùng từ : con ơi
2.Hình thức thể hiện của bài ca dao:lời hát ru
3. Âm điệu: Êm ái ngọt ngào
4.Hai câu đầu của bài ca dao: Công lao to lớn không gì có thể sánh bằng của cha mẹ.
5. Nghệ thuật : SS: - Công cha - núi ngất trời
Nghĩa mẹ - nước ở ngoài biển đông
6. Lối so sánh quen thuộc, hình ảnh so sánh lớn lao vĩnh hằng.
7. Đều là những hình ảnh to lớn, mênh mông, vô tận và vĩnh hằng của thiên nhiên và đất trời không ai có thể đo đếm được.
- Ca ngợi công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn không kể xiết.

-Kĩ thuật cặp đôi
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv yêu cầu hs thaỏ luận cặp đôi và trả lời những câu hỏi sau:
1.Tác giả so sánh công lao cha mẹ với những hình ảnh to lớn vĩ đại nào giúp em cảm nhận được gì về công lao của cha mẹ đối với con cái ở hai lời thơ đầu?
2. Những hình ảnh nào trong hai câu cuối lại tiếp tục nhấn mạnh về ơn nghĩa lớn lao của cha mẹ với con cái?
3.Em hiểu ghi lòng ở đây là gì?
4.Qua ptích em hãy cho biết t/cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì?
5.Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, h/ảnh,âm điệu của bài ca dao này?
*
GD KNS:
6.Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha, nghĩa mẹ tương tự như bài 1 ?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Hs trao đổi theo hình thức cặp đôi . GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở
* Báo cáo kết quả : Hs trình bày miệng trước lớp.
* Đánh giá kết quả thực hiện:
- HS nhóm khác phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
*Dự kiến sản phẩm:
1.
Hình ảnh núi và biển được nhắc lại 2 lần có ý nghĩa biểu tượng. Văn hoá phương đông so sánh người cha - trời, mẹ -đất- biển trong các cặp biểu tượng truyền thống.
2. Khắc ghi, tạc ở trong lòng không bao giờ quên
3.Phận làm con phải luôn biết ơn, tôn kính cha mẹ. Đó chính là điều nhắn nhủ thiết tha của bài ca dao số 1.
4->Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ không thể nào đo đếm được.
5. Nghệ thuật : hình ảnh so sánh, âm điệu êm ái ngọt ngào, giọng tâm tình nhắn nhủ, hình ảnh gần gũi.
6.*GD KNS:
Vd:
Có tát cạn biển Đông mới tỏ tường lòng mẹ
Không trèo qua non Thái sao thấu hiểu tình cha”
“Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con.”
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không...

Gv chốt:.Những hình ảnh ấy lại được bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi ngất trời, núi cao biển rộng mênh mông.Dùng hình ảnh to lớn cao rộng, không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả nổi công ơn sinh thành nuôi dạy của cha mẹ.
-GV chuyển ý: Ca dao về chủ đề gia đình không chỉ nói về tình cảm của cha mẹ đối với con cái, của con cái đối với cha mẹ mà còn nói đến tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình...
-GV chiếu bài ca dao số 4 và gọi HS đọc bài
*Kĩ thuật động não:
*Chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu hs đọc bài ca dao 4 và trả lời những câu hỏi sau:
1.Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Nói về điều gì?
2.Tình cảm anh em được cắt nghĩa trên những cơ sở nào?
3.Tình anh em được ví như thế nào?
4.
Tình anh em gắn bó có ý nghĩa gì đối với cha mẹ?
5.Học sinh thảo luận nhóm ZYZ (có 8 nhóm học tập, 3 người/ nhóm, thảo luận
trong 1 phút)

?Bài ca dao nhắn nhủ chúng ta điều gì? ?Tình cảm anh em thân thương trong bài 4 được diễn tả như thế nào?
?Sống trong xã hội hiện đại ngày nay, bài ca dao này gợi cho em những suy nghĩ gì?

*Dự kiến sản phẩm:
1.

- Lời của ông bà, cô bác nói với con cháu -lời của cha mẹ nói với con - lời của anh em ruột thịt tâm sự với nhau.
- Anh em phải hoà thuận, phải biết thương yêu, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau
2. Tình cảm anh em được cắt nghĩa trên những cơ sở:không phải người xa lạ mà cùng cha mẹ sinh ra. Đều có quan hệ máu mủ ruột thịt.
3.
=> Yêu nhau như thể chân tay
- Quan hệ thân thiết không thể chia cắt như chân với tay liền một cơ thể.
4.

- Anh em gắn bó đem lại hạnh phúc cho cha mẹ, đó là cách báo hiếu cho cha mẹ.
5.
-
Đề cao tình huynh đệ trong truyền thống đạo lí của người Việt Nam. Lời khuyên nhắn nhủ anh em phải đoàn kết, gắn bó với nhau...cho dù có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa thì anh em cùng chung một nhà hãy nên chia sẻ khó khắn, giúp đỡ nhau vượt qua hoạn nạn để cha mẹ vui lòng, tình anh em thêm gắn bó keo sơn...
- HS bộc lộ suy nghĩ của bản thân: tình cảm anh em trong gia đình là tinh cảm thiêng liêng, gắn bó máu thịt với nhau. Trong xã hội ngày cành phát triển thì mối quan hệ này cành cần được trân trọng và gìn giữ. Luôn yêu thương, đùm bọc nhau...

->Gv chốt, khái quát, bình: Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm rất đẹp của con người Việt Nam, nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình cảm anh em trong một gia đình vô cùng thân thiết nên phải sống hoà thuận. Ngày nay trong phong trào xây dựng gia đình văn hoá mới, câu ca dao trên càng trở nên có ý nghĩa sâu sắc.

- Kĩ thuật động não và trình bày 1 p:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv yêu cầu hs làm việc cá nhân và trả lời những câu hỏi sau:
?Các bài ca dao thường sử dụng nghệ thuật gì?
?Tình cảm được diễn tả trong hai bài ca là những tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs suy nghĩ làm việc độc lập, gv theo dõi, hỗ trợ hs.
* Báo cáo kết quả : Hs trình bày miệng trước lớp.
* Đánh giá kết quả thực hiện: HS khác nhận xét, bổ sung – GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
*Dự kiến sản phẩm :
- Nt: Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, lối diễn đạt giản dị, hình ảnh gần gũi. Giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm...
- ND: Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.
- Gv nhận xét, chốt trên máy chiếu
-GV gọi HS đọc ghi nhớ
A. Tìm hiểu chung.

1.Tác giả
:
-Tác giả dân gian.

2.Tác phẩm
:
- Văn bản được trích trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam










B. Đọc - hiểu văn bản:
1.Đọc, chú thích




































2.Kết cấu


- Thể loại: Ca dao, dân ca.
- PTBĐ: Biểu cảm
-Nội dung: Tình cảm gia đình.
-Thể thơ lục bát, giọng điệu tâm tình, nhắn nhủ, hình ảnh quen thuộc, gần gũi.













3. Phân tích

3.1. Bài ca dao 1:




































- Lối so sánh ví von quen thuộc => Diễn tả công sinh thành nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ một cách sinh động cụ thể.
=> Khuyên chúng ta phải luôn giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ.










->Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ không thể nào đo đếm được.

















-> Cụ thể hóa công cha nghĩa mẹ và nhắc nhở con cái phải ghi lòng tạc dạ công lao to lớn ấy, kính yêu, biết ơn các bậc sinh thành
















3.2. Bài ca dao 4
























-Tình cảm anh em là sự gắn bó, keo sơn, không thể chia cắt như chân, tay.
-> Anh em phải yêu thương nhau để cha mẹ vui lòng, gia đình hạnh phúc.




















4. Tổng kết

4.1.Nghệ thuật

- Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp.
- Giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.
- Diễn tả tình cảm qua những mô típ.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể…

4.2.Nội dung:
Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.

*Ghi nhớ: (Sgk)
4.3.Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập, rèn kĩ năng làm việc độc lập; rèn năng lực phân tích thông tin.
- Phương pháp: vấn đáp, ,thực hành...
- Kĩ thuật: Động não, trình bày 1p,...
- Thời gian: 3’
- Cách tiến hành: Gv dùng phương pháp và kĩ thuật dạy học hướng dẫn hs luyện tập.
*Chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu hs đọc yêu cầu bài tập và tìm cụm danh từ.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả : Hs trình bày miệng trước lớp.
* Đánh giá kết quả thực hiện: HS khác nhận xét, bổ sung – GV nhận xét, đánh giá, chốt.
* Dự kiến sản phẩm.
* Tình cảm diễn ra trong 4 bài ca là những tình cảm về gia đình: Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.
C.Luyện tập
1.Bài tập1: SGK/36:
? Tình cảm được diễn tả trong 4 bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?


*Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết được các bài tập, các tình huống thực tiễn. Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo
- Phương pháp: nêu vấn đề, thực hành
- Kĩ thuật: động não, viết tích cực.
- Thời gian: 7p
- Cách tiến hành: Gv ra bài tập liên quan thực tiễn học tập, cuộc sống yêu cầu hs làm.
BT3: GV yêu cầu hs hoạt động cá nhân:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv yêu cầu hs đọc yêu cầu đề và thực hiện những nhiệm vụ sau:
1. Xác định yêu cầu hình thức, nội dung(thể loại, chủ đề)của đề?
2.Viết đoạn văn?
3. Tích hợp GD đạo đức:
? Qua bài ca dao đã giúp em hiểu thêm gì về t/c gia đình
Giáo dục bảo vệ môi trường:
Liên hệ, sưu tầm ca dao dân ca về môi trường? (lưu sản phẩm giờ sau nộp)
*Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi->gv hướng dẫn cụ thể nội dung đoạn văn:
Câu 1: Giới thiệu tình cảm gia đình và quê hương là những tình cảm quan trọng góp phần hình thành lên đạo đức nhân cách của con người.
Câu 2->6: Lí giải vì sao phải yêu gia đình và quê hương, đất nước. Phải thể hiện tình yêu đó như thế nào...
Câu cuối. Khẳng định lại yêu gia đình, quê hương không chỉ là tình cảm cá nhân mà còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
* Báo cáo kết quả : Hs trình bày miệng trả lời câu hỏi, viết bài, đọc bài trước lớp.
* Đánh giá kết quả thực hiện: HS khác nhận xét,– GV nhận xét, đánh giá, có thể cho điểm hs. Gv cung cấp đoạn văn mẫu.
* Dự kiến sản phẩm.
1. Yêu cầu:

*Hình thức: Bài văn ngắn, hành văn trong sáng, trình bày sạch sẽ, không sai lỗi chính tả, chú ý cách diễn đạt
*Nội dung:
suy nghĩ của em về tình cảm gia đình của bản thân
*Yêu cầu nội dung:
- Thể loại: Văn tự sự
- chủ đề: tự chọn.
+ Mở đoạn: giới thiệu nội dung định kể
+ Thân đoạn: triển khai nội dung
+ Kết đoạn: kết thúc nội dung kể.
*Đoạn văn mẫu:
Mới sáng tinh mơ, em đã nghe thấy tiếng chú gà trống gáy vang, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Mọi vật đều thức giấc.Ông mặt trời đang từ từ nhô lên chiếu những tia nắng ấm và soi sáng mọi vật.Tiếng chim hót líu lo. Tiếng các bác nông dân dắt trâu, gọi nhau ra đồng làm việc. Em choàng tỉnh dậy chạy ra sân tập thể dục. Sau đó, em chuẩn bị để tới trường. Ai cũng sẵn sàng với công việc của mình để chào đón một ngày mới.
3. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng cáo quý góp phần bồi đắp tình yêu nước...
Bài 2: Qua các bài ca dao đã học, hãy viết một đoạnvăn ngắn từ 6-8 câu nói lên suy nghĩ của em về tình cảm gia đình của bản thân em?

*Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: (2’)

* Bài cũ:


- Học thuộc lòng những bài ca dao đã học. Hoàn thiện các bài tập GV giao.

+ Tự đọc bài ca dao 2, 3: nghệ thuật và nội dung của hai bài ca dao.

*Bài mới: chuẩn bị bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

+ Tự đọc bài ca dao 2, 3. Tìm hiểu kĩ về nội dung và nghệ thuật các bài ca dao 1 và 4.

+ Liên hệ, tìm thêm các bài ca dao có cùng chủ đề.


5.Rút kinh nghiệm:

5.1.Kế hoạch bài học và tài liệu: …………………………………………………………………………………………….

5.2. Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh: …………………………………………………………………………………………….

5.3. Hoạt động học tập của học sinh:

…………………………………………………………………………………………….
 

Trần Ngọc

S.Moderator
7062

Những câu ca dao tục ngữ gia đình hay và ý nghĩa bạn có thể tham khảo:

1. Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.


2. Chị ngã em nâng.


3. Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.


4. Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.


5. Ơn cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.


6. Cây khô chưa dễ mọc chồi,

Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta,

Non xanh bao tuổi mà già

Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu.


7. Con người có cố, có ông

Như cây có cội, như sông có nguồn.


8. Anh em như chân với tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.


9. Đi đâu mà bỏ mẹ già

Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai dâng?


10. Mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày.


11. Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già.


12. Trời cao, biển rộng, đất dày

Ơn cha nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.


13. Ăn trái chà là, em thương mẹ già anh đó

Thương má anh già sớm gió chiều mưa

Thương anh má chặt trái dừa,

Đưa anh uống đỡ, nắng trưa đổ trời.

Mừng nay giặc Mỹ tan rồi,

Lòng dừa lòng má thắm tươi màu cờ.


14. Dì ruột thương cháu như con

Rủi mà không mẹ cháu còn cậy trông.


15. Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top