giáo án Văn bản: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước

Trần Ngọc

S.Moderator
Văn bản: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước nằm trong chương trình Ngữ Văn 7 học kì 1.

Qua tiết học này, học sinh được bồi dưỡng phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ (có ý thức học tập, giữ gìn, phát huy kho tàng ca dao, dân ca của dân tộc; bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam).

Giáo án về văn bản Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước được người soạn soạn một cách chi tiết, soạn đúng theo công văn mới của Bộ Giáo dục.

7070

Ngày soạn: / /2021

Ngày giảng: / /2021



Tiết: 11

Văn bản

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC



1. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:
Giúp HS:

- Hiểu được những nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những câu ca dao, dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc và phân tích ca dao dân ca trữ tình.

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

* Giáo dục kĩ năng sống:

- Giao tiếp : trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình cảm gia đình trong mỗi bài ca dao.

- Suy nghĩ, sáng tạo : phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của từng bài ca dao.

- Xác định giá trị bản thân : có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ (có ý thức học tập, giữ gìn, phát huy kho tàng ca dao, dân ca của dân tộc; bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam)

4. Năng lực cần đạt:

- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL ngôn ngữ và NL văn học (biết sử dụng ngôn ngữ qua kĩ năng đọc, viết, nói và nghe văn bản ca dao, dân ca; cảm nhận cái hay cái đẹp của văn bản).

5. Các nội dung tích hợp:

* Giáo dục bảo vệ môi trường
:

Liên hệ, sưu tầm ca dao dân ca về môi trường.

* Giáo dục đạo đức:

- Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần trách nhiệm với cá nhân.

-> Giáo dục các giá trị sống hạnh phúc, tự do, tôn trọng và trách nhiệm.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Chuẩn bị của giáo viên
:

-Nghiên cứu sgk, sgv, tài liệu tham khảo, soạn giáo án theo CKTKN, máy chiếu...

Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc kĩ SGK, sách bài tập, soạn bài theo hệ thống câu hỏi đọc-hiểu,

soạn văn...

3. Phương pháp

- Phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”...

4.Tiến trình giờ dạy

Hoạt động của GV và HS
Nội dung
4.1.Hoạt động 1: mở đầu.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
- Kĩ thuật trình bày 1 phút, động não
- Thời gian: 4 phút
- Cách tiến hành: Gv gọi hs đứng lên trình bày một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước, trình bày cảm nhận về câu ca dao thích nhất-> Gv đặt câu hỏi, hs trả lời->gv dẫn vào bài mới.
+Kĩ thuật động não, trình bày một phút;
*Chuyển giao nhiệm vụ:
?E hãy đọc những câu, bài ca dao về TY qhđn mà em đã học, đọc? E thích câu nào nhất? Vì sao?

*GD KNS: Em có cảm nhận gì về những bài ca dao vừa nêu?
* Thực hiện nhiệm vụ
:Hs suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* Báo cáo kết quả: HS lần lượt trình bày miệng.
* Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện :Hs nhận xét, phản biện. GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới
*Dự kiến sản phẩm:
“Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn.
Núi bao nhiêu tuổi, núi còn trơ trơ
.”
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
.”
“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”...
- Gv nhận xét, giới thiệu bài mới: Cùng với tình cảm gia đình thì tình yêu quê hương, đất nước, con người cũng là chủ đề lớn của ca dao - dân ca, xuyên thấm trong nhiều câu hát. Những bài ca thuộc chủ đề này rất đa dạng, có những cách diễn đạt riêng, nhiều bài thể hiện rất rõ màu sắc địa phương. Tiết học này sẽ giới thiệu với chúng ta 2 bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
4.2.Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Hiểu được những nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những câu ca dao, dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, giảng bình, giải thích, thuyết trình, thảo luận nhóm;
- Kĩ thuật :động não, trình bày 1 phút,
- Thời gian: 26 phút.
- Cách tiến hành: Gv dùng phương pháp và kĩ thuật dạy học hướng dẫn hs tìm hiểu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung (4‘)
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv yêu cầu hs trả lời những câu hỏi sau:
? Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả, văn bản?( HS dựa vào kiến thức bài học trước cùng sự hiểu biết của bản thân để trả lời)
*Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả : Hs trình bày miệng trước lớp.
* Đánh giá kết quả thực hiện: HS khác nhận xét, bổ sung – GV nhận xét, đánh giá, chốt.
*Dự kiến sản phẩm :
1.Tác giả
:
-Tác giả dân gian.
2.Tác phẩm:
- Văn bản được trích trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam.
GV chốt và mở rộng cho hs về đề tài tình yêu quê hương đất nước, con người trong ca dao, dân ca.
Trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam, các bài ca về chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người rất phong phú. Mỗi miền quê trên đất nước ta đều có không ít các câu ca hay, đẹp , mượt mà, mộc mạc, tô điểm thêm cho niềm tự hào của địa phương mình. Tiết hoc ngày hôm nay cô và trò chúng ta cung tìm hiểu bài ca dao số 1 và 4. Hai bài ca dao này đều tập trung phản ánh tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đoc- hiểu văn bản (4‘)
*Kĩ thuật động não :
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv yêu cầu hs trả lời những câu hỏi sau:
1.Theo em, văn bản này chúng ta phải đọc như thế nào ? Gv đọc mẫu->hs đọc.
2. Xác định thể loại và PTBĐ của văn bản?
3. Cả 4 bài ca dao đều có chủ đề chung là gì?
4.Trong chủ đề tình cảm gia đình mỗi bài thể hiện những tình cảm nào cụ thể nào?được viết theo thể thơ nào?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả : Hs trình bày miệng trước lớp.
* Đánh giá kết quả thực hiện: HS khác nhận xét, bổ sung – GV nhận xét, đánh giá, chốt.
*Dự kiến sản phẩm :
1. Đọc: giọng ấm áp, tươi vui, biểu hiện tình cảm thiết tha, gắn bó và niềm tự hào về quê hương đất nước.
GV đọc- HS đọc - nhận xét.
2. Thể loại: Ca dao, dân ca.
- PTBĐ: Biểu cảm, miêu
3. Chủ đề, nội dung: Tình yêu quê hương, đất nước, con người. - Thể thơ lục bát, giọng điệu tâm tình,dùng lối đối đáp, hỏi mời, nhắn nhủ, hình ảnh quen thuộc, gần gũi.
* Kĩ thuật hỏi và trả lời
*Giao nhiệm vụ:
?Nêu phương thức biểu đạt của các văn bản?
?Những bài ca dao trên có chung chủ đề là gì? hình thức diễn đạt nào?

* HS
thực hiện nhiệm vụ
* HS báo cáo kết quả: trình bày miệng
* Đánh giá kết quả thực hiện: HS khác nhận xét, bổ sung – GV nhận xét, đánh giá, chốt.
*Dự kiến:
- PT BĐ của
văn bản: biểu cảm, miêu tả
- Thơ lục bát, dùng lối đối đáp, hỏi mời, nhắn gửi..
-Nội dung: Tình yêu quê hương, đất nước, con người

*
Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản
- Kĩ thuật trình bày 1 phút:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv yêu cầu hs trả lời những câu hỏi sau:
? Bài ca dao được viết theo hình thức nào?Là lười của ai với ai?
?Em hiểu gì về hình thức hát đối đáp này?
? Những câu nào là lời chàng trai? Câu nào là lời cô gái.
? Họ đối đáp với nhau chuyện gì ?
?Những địa danh nào được nhắc tới trong lời đối đáp?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả : Hs trình bày miệng trước lớp.
* Đánh giá kết quả thực hiện: HS khác nhận xét, bổ sung – GV nhận xét, đánh giá, chốt.
*Dự kiến sản phẩm :
1.Viết theo hình thức hát đối đáp. Phần 1 là lời của chàng trai, phần 2 là lời của cô gái.
2. + 6 câu đầu: hỏi của chàng trai
+ 6 câu sau: đáp của cô gái
3.Hỏi đáp về những địa danh, đặc điểm của từng địa danh.
4.Năm cửa ô, sôngLục Đầu, sông Thương, núi Tản Viên… Là những địa danh nổi tiếng nhiều thời ở vùng Bắc Bộ.
Gv kết luận và mở rộng:
GV: - Hát đố cũng là một hình thứ phổ biến trong ca dao. Đó là những ván cờ trí tuệ, những cuộc thi tài – vừa thỏa mãn nhu cầu nhận thức, vừa phản ánh một tiêu trí văn hóa của người bạn trăm năm (Anh mà giải được em thời theo không). Trong bối cảnh khép kín của làng xã ngày xưa, người dân quê ít được học hành, những cuộc giao lưu – hát đố như vậy chính là một hình thứ góp phần mở mang kiến thức được người dân yêu thích.
GV: Phần thứ nhất là một bức tranh kí hiệu với những ẩn số, những đặc điểm lạ mắt lạ tai mà ẩn sau đó là bao nhiêu thắng cảnh đầy hấp dẫn: Câu đố hỏi về nơi đô thị phồn hoa nhưng lại là nơi năm cửa (Ở đâu năm cửa nàng ơi). Hỏi về sông nhưng lại là “sáu khúc” (Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng) Cứ như thế một bức họa đồ hiện lên. Tấp nập đông vui với đô thị (câu 1), thơ mông với núi sông(câu 2,3,4), cổ kính thiêng liên với đèn đài thành quách (câu 5,6). Thể hiện tầm nhìn văn hóa của người hỏi khá rộng.
-Kĩ thuật cặp đôi:
*Chuyển giao nhiệm vụ:

?Cô gái có đáp được không? Đó là những địa danh được nhắc tới ở vùng, miền nào? Có đặc điểm riêng và chung nào?
?Vì sao, chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm từng địa danh như vậy để hỏi - đáp?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs trao đổi theo hình thức cặp đôi . GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở
* Báo cáo kết quả : Hs trình bày miệng trước lớp.
* Đánh giá kết quả thực hiện:
- HS nhóm khác phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
*Dự kiến sản phẩm:
1.+ Năm cửa ô (Hà Nội)
+ Sông Lục Đầu – Sông Thương
+ Núi Tản Viên
+ Đền Sòng (Thanh Hóa)
+ Thành Tiên Xây (Lạng Sơn)
à Đ Đ riêng: gắn với mỗi địa phương
Đ Đ chung: Đều là những nơi nổi tiếng về lịch sử văn hóa của miền Bắc nước ta.
2. Những địa danh mà câu đố đặt ra ở vùng Bắc Bộ vừa mang đặc điểm địa lí tự nhiên vừa có dấu vết lịch sử, văn hoá tiêu biểu. Đồng thời cũng là cách để trai gái bày tỏ tình cảm.
3. Bộc lộ tình cảm tự hào, tình yêu với quê hương đất nước.
GV kết luận: Câu đố thông minh thì người đáp cũng không được quyền chậm trễ. Sự ứng đối rãnh rẽ, rõ ràng của người đáp chứng minh sự thâm hậu tương đương. Hỏi - đáp về về các địa danh là hình thức để đôi bên thử sức, thử tài nhau, chia sẻ với nhau những về kiến thức địa lí, lịch sử của đất nước, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Những địa danh mà câu đố đặt ra ở vùng Bắc Bộ vừa mang đặc điểm địa lí tự nhiên vừa có dấu vết lịch sử, văn hoá tiêu biểu. Đồng thời cũng là cách để trai gái bày tỏ tình cảm. Phải yêu đất nước và thiết tha với các thắng cảnh ấy đến đâu, tình yêu mới sinh nở thành lời, kích thích niềm say mê cho người đối thoại.
*Phân tích bài ca dao số 4.
- Kĩ thuật động não:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời những câu hỏi sau:
?Có 2 cách lí giải khác nhau về lời người nói trong bài ca dao số 4:
?Em đồng ý với cách lí giải nào? Vì sao?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi.
* Báo cáo kết quả : Hs trình bày miệng trước lớp.
* Đánh giá kết quả thực hiện: HS khác nhận xét, bổ sung – GV nhận xét, đánh giá, chốt.
*Dự kiến sản phẩm:
1. Lời người con trai, thấy cánh đồng rộng và cô gái xinh đẹp mảnh mai nên ngợi ca cánh đông , ngợi ca vẻ đẹp cô gái
. Lời cô gái trước cánh đồng rộng lớn mênh mông nghĩ về thân phận mình.
2.HS có thể nêu ý kiến riêng của mình và có lời lí giải hợp lí
GV có thể giảng cho HS thấy cách 1 hợp lí hơn vì như thế chúng ta có thể hình dung đựơc bức tranh toàn cảnh một cách khách quan: Vẻ đẹp thiên nhiên, con người hài hoà trong cái nhìn có chút tình tứ của chàng trai
- Có sách đã lí giải bài ca dao theo cách 2
=> Đó là sự cảm nhận chủ quan của mỗi người, quan trọng ở sự lí giải có sức thuyết phục đối với cảm nhận đó.
- Thảo luận nhóm(5p)
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv chia lướp làm 6 nhóm yêu cầu hs thảo luận nhóm và trả lời những câu hỏi sau:
-Nhóm 1,2:
?Em nhận thấy 2 dòng đầu có gì đặc biệt trong cách nói? (Gợi ý ; Số lượng từ, trật tự từ, việc lặp từ?) Nêu tác dụng?
?Hai dòng sau viết về ai? Viết như thế nào? Nghệ thuật nào đó được sử dụng ở những câu này?

-Nhóm 3,4:
?Hãy chỉ ra sự tương đồng giữa cô gái với chẽn lúa đòng đòng và nắng hồng ban mai trong h/ ả so sánh ở hai câu thơ trên? Hình ảnh so sánh ấy có tác dụng gì?
?Bài ca dao có hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về cô thôn nữ. Tại sao lai được xếp vào mảng ca dao về t/ y q/hg ?

-Nhóm 5,6:
? 2 dòng đầu tả cánh đồng, 2 dòng sau lại là cô gái? Điều đó có mâu thuẫn không? Dụng ý của tác giả là gì?
?Từ sự phân tích trên, em thấy bài ca dao toát lên tình cảm tha thiết dành cho quê hương và con người. Theo em đó là tình cảm nào?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Hs trao đổi thảo luận nhóm. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở
* Báo cáo kết quả : Hs trình bày miệng trước lớp.
* Đánh giá kết quả thực hiện:
- HS nhóm khác phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
*Dự kiến sản phẩm:
-Nhóm 1,2: Những dòng thơ đầu được kéo dài ra, từ ngữ lặp lại, đảo vị trí đối xứng, nhịp 4/4/4 được lặp cả 2 dũng => tạo nên những giá trị biểu đạt phong phú. Dòng thơ dài hay chính cánh đồng mênh mông thoáng rộngmà dường như nhìn phía nào cũng bát ngát, đẹp một vẻ đẹp trù phú ấm no, căng tràn sức sống.
- Thân em - chẽn lúa đòng đòng, nắng hồng ban mai (so sánh)
-Nhóm 3,4:
Lúa đòng đòng hay còn gọi là lúa đang thì con gái. H/ả so sánh thật hay giúp ta có thể hình dung đc vẻ đẹp trẻ trung, phơi phới, tươi tắn đấy sức sống của cô thôn nữ trên cánh đồng quê hương.
- Cánh đồng gợi hồn thơ, cảnh và người làm nên bức tranh quê hương sống động có hồn.-> xếp vào mảng ca dao về t/ y q/hg
-Nhóm 5,6:
Mênh mông >< Bé nhỏ
Rộng lớn >< ít ỏi
à Linh hồn của bức tranh là hình ảnh thôn nữ à Bức tranh rộng mà ấm à So với cánh đồng bao la, rộng lớn cô gái quả là nhỏ bé mảnh mai. Nhưng chính là bàn tay con người mảnh mai, nhỏ bé ấy đã làm ra cánh đồng bát ngát, mênh mông. Thế cho nên, trước ánh đồng rộng lớn, tác giả vẫn nhận ra cô gái trẻ trung, phơi phới và hình ảnh cô - người con gái thôn quê mảnh mai, duyên thầm, đầy sức sống là cái hồn của cảnh”. Thiên nhiên, con người hài hoà gắn bó cùng đẹp trong con mắt và ty của chàng trai.
-Tình yêu quê hương đất nước.
GV kết luận: Nếu xem đây là một bức tranh, cánh đồng bát ngát mênh mông là nền thì dáng nét cô gái nổi bật hẳn lên như tia sáng ban mai ngày mới. Đó là điểm nhấn của bức trnh quê: no đủ, yên lành, thi vị.Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người là mạch nguồn trong văn học Việt Nam từ thời ca dao cổ tích. Ca dao đẹp như viên ngọc quí bởi đời sống tâm hồn người Việt ta tinh tế, trong sáng, cao đẹp. Đọc ca dao, ta thêm tha thiết một tình yêu quê hương đất nước mình.
A. Tìm hiểu chung.

1.Tác giả
:
-Tác giả dân gian.

2.Tác phẩm
:
- Văn bản được trích trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam




















B. Đọc - hiểu văn bản



1.Đọc, chú thích


2.Kết cấu

- Thể loại: Ca dao, dân ca.
- PTBĐ: Biểu cảm, miêu

-Nội dung: Tình yêu quê hương, đất nước, con người. - Thể thơ lục bát, giọng điệu tâm tình,dùng lối đối đáp, hỏi mời, nhắn nhủ, hình ảnh quen thuộc, gần gũi.























3. Phân tích
3.1.Bài ca dao 1.

Hát đối đáp nam nữ.




+ Phần đầu: Lời người hỏi
+ Phần sau: Lời người đáp





















- Các địa danh: Năm cửa ô, sôngLục Đầu, sông Thương, núi Tản Viên… Là những địa danh nổi tiếng nhiều thời ở vùng Bắc Bộ
-> Gợi truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc






























=>Hỏi - đáp để thể sự hiểu biết về về kiến thức địa lí, lịch sử.
- Thể hiện niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất, nước giàu đẹp.












3.2.bài ca dao 4:






















- Hai dòng đầu:

-> Cấu trúc đặc biệt với những điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng
=> Sự rộng lớn mênh mông và gợi vẻ đẹp trù phú của cánh đồng.

- Hai dòng sau:







->Hình so sánh -> Gợi sự trẻ trung, hồn nhiên và sức sống đang xuân của cô thôn nữ.
































=> Ca ngợi vẻ đẹp của cảnh đồng ruộng và con người lao động.













4. Tổng kết
4.1.Nghệ thuật

- Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp, lời chào mời, lời nhắn gửi...., thường gợi nhiều hơn tả.
- Mô tip “thân em” được vận dụng sáng tạo-> Ca ngợi vẻ đẹp của người con gái.
- Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
- Phép điệp, phép đối...
-Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.
4.2. Nội dụng
- Ca dao thể hiện tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự đối với con người; bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
*Ghi nhớ: (Sgk)
-Kĩ thuật cặp đôi:
* Chuyển giao nhiệm vụ:

?Nêu nội dung và nghệ thuật của 2 bài ca dao?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi.
* Báo cáo kết quả : Hs trình bày miệng trước lớp.
* Đánh giá kết quả thực hiện: HS khác nhận xét, bổ sung – GV nhận xét, đánh giá, chốt.
*Dự kiến sản phẩm:
4.1.Nghệ thuật

- Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp, lời chào mời, lời nhắn gửi...., thường gợi nhiều hơn tả.
- Mô tip “thân em” được vận dụng sáng tạo. Ca ngợi vẻ đẹp của người con gái.
- Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
- Phép điệp, phép đối...
-Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.
4.2. Nội dụng
- Ca dao thể hiện tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự đối với con người; bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
GV Kết luận: 2 bài ca dao với những địa danh trên núi, tên sông. Tất cả đã hiện lên trước mắt chúng ta hình ảnh quê hương đất nước đẹp giàu, con người VN thật đáng yêu. Đồng thời thể hiện tình yêu, niềm tự hào về đất nước con người Việt Nam, niềm tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp ở làng quê.
Gv gọi Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK/40
4.3.Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
.3.Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập, rèn kĩ năng làm việc độc lập; rèn năng lực phân tích thông tin.
- Phương pháp: vấn đáp, ,thực hành...
- Kĩ thuật: Động não, trình bày 1p,...
- Thời gian: 3’
- Cách tiến hành: Gv dùng phương pháp và kĩ thuật dạy học hướng dẫn hs luyện tập.
-Kĩ thuật động não:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv yêu cầu hs :
? Đọc các câu ca dao cùng chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả : Hs trình bày miệng trước lớp.
* Đánh giá kết quả thực hiện: HS khác nhận xét, bổ sung – GV nhận xét, đánh giá, chốt.
* Dự kiến sản phẩm.
- Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ....
- Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ....
*Hoạt động 4: Vận dụng -Tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Học sinh sưu tầm được một số tư liệu liên quan đến nội dung bài học và một số bài ca dao về chủ đề môi trường.
- Phương pháp:viết tích cực,nếu vấn đề..
- Kĩ thuật: động não, trình bày một phút.
- Thời gian: 8phút ( GV hướng dẫn hs viết đoạn văn tại lớp, bài tập 2 yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện vào vở).
- Cách tiến hành: Gv ra bài tập liên quan thực tiễn học tập, cuộc sống yêu cầu hs làm.
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Bài tập 1:
Viết một đoạn văn ngắn ( 5-7 câu) trình bày cảm nhận của mình về 1 bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước mà em thích nhất.
*GD môi trường:
Bài tập 2
: sưu tầm được một số bài, câu ca dao liên quan đến nội dung bài học và một số bài ca dao về chủ đề môi trường.( lưu sản phẩm)
*Thực hiện nhiệm vụ học tập: hs suy nghĩ viết đoạn văn
*GV gợi ý hs viết đoạn văn
-Về hình thức:
đảm bảo yêu cầu hình thức của một đoạn văn: viết hoa chữ cái đầu tiên và lùi đầu dòng, kết thúc đoạn bằng dấu chấm xuống dòng. Độ dài 5-7 câu.Không mắc các lỗi dùng từ, đặt câu...
-Về nội dung: Đảm bảo đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức. Đoạn văn có câu chủ đề ( nêu khái quát nội dung bài ca dao), các câu triển khai để làm rõ ý nêu ở câu chủ đề, câu kết đoạn ( nêu cảm nhận, tình cảm chung đối với bài ca dao)...
-Mở đoạn: giới thiệu về câu ca dao và tư tưởng gửi gắm qua câu ca dao.
-Thân đoạn:
+ Cảm nhận về nghệ thuật, nội dung đặc sắc của câu ca dao.
+ Liên hệ tình yêu đất nước, quê hương của bản thân.
-Kết bài: Khẳng định lại tình yêu quê hương, đất nước.
* Báo cáo kết quả : Hs đọc bài trước lớp.
* Đánh giá kết quả thực hiện: HS khác nhận xét,– GV nhận xét, đánh giá, có thể cho điểm hs. Gv cung cấp đoạn văn mẫu.
*Dự kiến sản phẩm:
Bài 1:
Bài 2: Hs lưu

“Bến Tre dừa ngọt sông dài,
Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh.
Kẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béo,
Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan.
Anh đây muốn hỏi thiệt nàng,
Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?”


“Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân...”

Đường lên Xứ Lạng bao xa,
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng mà lại trông,
Kìa núi Thành Lạng kìa sông Tam Cờ.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
*Đoạn văn mẫu:
Tình yêu quê hương đất nước là đề tài lớn trong ca dao:
"Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồn mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai"
Đây bài ca dao thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, chất trữ tình của nhân vật trữ tình. Hai từ "ni, bên" là từ ngữ địa phương để chỉ cho bên này, bên kia. Lời ca dao như một lời trữ tình tâm sự nhẹ nhàng của người thiếu nữ. Dù đứng ở bên nào đồng thì khi nhìn sang bên còn lại, cô gái cũng thấy mênh mông và bát ngát. Người đọc có thể hình dung khung cảnh của một cánh đồng lúa đang độ vào mùa vàng óng ả, trải dài tới tận đường chân trời. Người đọc như có thể phóng tầm mắt hun hút không có điểm dừng. Hai câu thơ tiếp theo lại là câu ca dao có tính than thân "Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai". Mô típ mở đầu cho ca dao than thân đã gợi được cho người đọc hình ảnh của một cô gái xinh đẹp, đầy sức sống và đang ở độ tuổi đẹp nhất. Thế nhưng hình ảnh "phất phơ" vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh của người con gái đẹp. Người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp của cô gái, đồng thời cũng thấy được số phận bé nhỏ, vô định của cô gái trước cuộc đời rộng lớn, trước những sóng gió cuộc đời mà chẳng thể nào đoán định trước được.
*Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: (2’)

* Bài cũ:

-
Học thuộc lòng những bài ca dao đã học. Tìm thêm một số bài về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

- Hoàn thành các bài tập vào vở.

* Bài mới:

- Soạn bài Từ láy

+ Nghiên cứu kĩ SGK, trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK

+Sưu tầm những câu văn, đoạn thơ có sử dụng từ láy...


5.Rút kinh nghiệm

Kế hoạch và tài liệu dạy học:

Tổ chức hoạt động học cho học sinh:

Hoạt động của học sinh
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top