giáo án Việt Bắc chi tiết nhất 2021

Giáo án Việt Bắc chi tiết nhất 2021. Qua bài soạn thầy cô sẽ Lý giải vì sao thơ Tố Hữu khi ra đời được lớp lớp độc giả yêu thích và đón nhận nồng nhiệt?

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Tiết 16. Theo KHDH: VIỆT BẮC
- Tố Hữu -
PHẦN I – TÁC GIẢ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng và đường thơ của Tố Hữu, nhà hoạt động cách mạng ưu tú, lá cờ đầu của nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam.

- Cảm nhận sâu sắc tính chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của thơ Tố Hữu.

2. Kĩ năng: Đọc – hiểu về một tác gia văn học

3. Định hướng năng lực cần hình thành cho HS


  • Năng lực tự học
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác
  • Năng lực đọc hiểu văn bản văn học sử
  • Năng lực tạo lập văn bản
4. Thái độ:

- Yêu mến thơ Tố Hữu và tìm đọc thơ Tố Hữu

- Đề cao sự giác ngộ lí tưởng cách mạng của tuổi trẻ.

B. THIẾT KẾ BÀI HỌC

I. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH


1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo; thiết kế bài học theo hướng đổi mới phát huy năng lực học sinh.

2. Chuẩn bị của Học sinh

- Đọc kĩ SGK và một số tài liệu liên quan bài học.

- Chuẩn bị bài dưới sự phân công, hướng dẫn của GV. Mỗi nhóm nghiên cứu sâu về một vấn đề được đặt ra trong tác phẩm để trở thành chuyên gia có thể giải đáp thắc mắc của các bạn. Các nhóm thực hiện thảo luận câu hỏi của nhóm mình và tìm hiểu các nội dung kiến thức của các nhóm khác để đặt câu hỏi cho các nhóm khác trong qua trình học.

II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Bài mới: I. Hoạt động 1: Khởi động.

-Mục tiêu: HS thông qua việc ghi nhớ kiến thức đã học, trả lời câu hỏi của GV, từ đó có nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài Việt .

-Phương pháp, kĩ thuật: trả lời nhanh, trình bày một phút.




Hoạt động của GV và HSNội dung cần đạt
I. Hoạt động 1: Khởi động
- Đọc thuộc bài thơ “Từ ấy”đã học ở chương trình Ngữ văn 11 và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Kết hợp với sự chuẩn bị bài ở nhà, lí giải tại sao bài thơ “Từ ấy” được coi là bài thơ đánh dấu con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của Tố Hữu?
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
-Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
-Phương tiện: Máy chiếu.
-Phương pháp, kĩ thuật: kể nhanh,
tư duy nhanh, trình bày một phút.

  1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản văn học sử về tác gia Tố Hữu.
*CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- Giáo viên giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc lướt sgk và trả lời câu hỏi
- HS làm việc cá nhân khoảng 2 phút
- HS báo cáo
- GV nhận xét và kết luận

- Văn bản được viết theo phương thức nào là chính? Ngoài ra, văn bản còn sử dụng phương thức biểu đạt nào khác?
- Các thông tin trong văn bản được thu thập/lấy từ các lĩnh vực nào?
- Nêu bố cục của văn bản (Văn bản gồm mấy phần?). Hãy tóm tắt nội dung của văn bản bằng một sơ đồ tư duy.


I. Tìm hiểu chung về văn bản
- Văn bản được viết theo phương thức thuyết minh là chính. Ngoài ra, còn có phương thức nghị luận
- Các thông tin trong văn bản thuộc các lĩnh vực lịch sử, nghiên cứu và phê bình văn học…
- Bố cục văn bản: Gồm 3 nội dung lớn:
+ Vài nét về tiểu sử Tố Hữu
+ Đường cách mạng, đường thơ
+ Phong cách thơ Tố Hữu
Ngoài ra còn có phần Kết luận chung.
2. Hướng dẫn HS phân tích văn bản
Theo bố cục
II. Phân tích văn bản
2.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về tiểu sử1. Vài nét tiểu sử
- Giới thiệu những nét chính về đường đời của Tố Hữu?
- Những yếu tố nào trong phần cuộc đời ảnh hưởng đến hồn thơ Tố Hữu?
-> Học sinh suy nghĩ sau đó bày
-> Giáo viên nhận xét, tổng hợp lại vấn đề






2.2. Hướng dẫn HS tìm hiểu đường cách mạng, đường thơ Tố Hữu.
* CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- Giáo viên giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận: Về nội dung chính của 5 tập thơ đầu:
- HS thảo luận khoảng 5-7 phút
- Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- Các nhóm khác có thể hỏi và bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận


chặng đường đời của TH gắn liền với bảy chặng đường cách mạng và bảy tập thơ của TH ( nhất là 5 tập thơ đầu)
-Nhóm 1: Tập Từ ấy
Sau khi HS trình bày, GV nhấn mạnh Từ ấy là chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi của cái tôi trữ tình

– Nhóm 2: Tập Việt Bắc
– Nhóm 3: Tập Gió lộng
– Nhóm 4: Ra trận, Máu và hoa
– Nhóm 5: Một tiếng đờn(1992 ), Ta với ta

– GV gọi HS đại diện nhóm trả lời ngắn gọn
– GV chốt lại các tập thơ của TH là sự vận động của cái tôi trữ tình, là cuốn biên niên sử ghi lại đời sống dân tộc, tâm hồn dân tộc trong sự vân động của tiến trình lịch sử.
















- Tố Hữu (1920- 2002) tên khai sinh là
Nguyễn Kim Thành
- Quê quán: xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế - mảnh đất thơ mộng, trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian.
- Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân
- Thời kỳ sau CM tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
2. Đường cách mạng, đường thơ:
Thơ TH gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh CM cho nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự phát triển, vận động trong tư tưởng, nghệ thuật của nhà thơ
1. Tập “Từ ấy”: (1937-1946) gồm 3 phần:
* “Máu lửa” là những vần thơ ngợi ca lí tưởng, khẳng định niềm tin và tương lai của cách mạng (“Từ ấy”, “Tiếng hát sông Hương”). Tố cáo những cảnh bất công trong xã hội, (“Hai đứa bé”, “Vú em”…), kêu gọi đứng dậy đấu tranh (“Đi đi em”, “Hồn chiến sĩ”....)
* “Xiềng xích” là những sáng tác ở trong tù : là tiếng nói của người chiến sĩ nguyện trung thành với lí tưởng, bất chấp “cái chết đã kề bên” (“Con cá chột nưa”). Sự gắn bó thuỷ chung với đất nước, đồng bào, đồng chí (“Nhớ đồng”, “Nhớ người”…)
* “Giải phóng”…Nói lên niềm vui của người tù cách mạng được trở về hoạt động. Ca ngợi thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945
=> Tập thơ là tiếng hát yêu thương, tiếng hát căm hờn, tiếng hát kiên cường bất khuất, tiếng hát lạc quan c/m của người thanh niên cộng sản mới giác ngộ chân lí cách mạng. Từ ấy là chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi của cái tôi trữ tình
2. Việt Bắc (1946 - 1954):
- Là chặng đường thơ trong kháng chiến chống Pháp.
- Nội dung:
+ Là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà anh hùng.
+ Ca ngợi những con người kháng chiến: Đảng và Bác Hồ, anh vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chị phụ nữ, em liên lạc…
+ Nhiều tình cảm sâu đậm được thể hiện: tình quân dân, miền xuôi và miền ngược, tình yêu đất nước, tình cảm quốc tế vô sản,….

- Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của VH kháng chiến chống Pháp.
- Tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Phá đường,….


3. Gió lộng (1955 - 1961):
- Ra đời khi bước vào giai đoạn XDCNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc.
- Nội dung:
+ Niềm tin vào cuộc sống mới XHCN
+ Tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam và quốc tế vô sản.
- Niềm vui ấy đem đến cho tập thơ cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi đậm nét.
- Tác phẩm tiêu biểu : Mẹ Tơm, Bài ca xuân 61, Ba mươi năm đời ta có Đảng,…

4. “Ra trận” (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977):
- Là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
- Nội dung:
+ Ra trận: bản hùng ca về miền Nam, những hình ảnh tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của dân tộc (anh giải phóng quân, ngươờithợ điện, em thơ hoá anh hùng, anh công nhân, cô dân quân…)
+ Máu và hoa:
o Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ
o Niềm tin sâu sắc vào sức mạnh của quê hương, con người Việt Nam.
- Cổ vũ, ca ngợi chiến đấu, mang đậm tính thời sự.
- Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca Xuân 68, Kính gởi cụ Nguyễn Du, Theo chân Bác, Nước non ngàn dặm,…

5. “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999):
- Giọng thơ trầm lắng, đượm chất suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời và con người.
- Niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn toả sáng ở mỗi hồn người.
=> các tập thơ của TH là sự vận động của cái tôi trữ tình, là cuốn biên niên sử ghi lại đời
sống dân tộc, tâm hồn dân tộc trong sự vân động của tiến trình lịch sử.
2. 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
– Phong cách thơ TH thể hiện ở những mặt nào?
- Tại sao nói thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị?

GV: Lí giải các luận điểm
O Lẽ sống lớn
o Tình cảm lớn
o Niềm vui lớn



- Thế nào là tính chất sử thi ?
- Biểu hiện chất sử thi trong thơ Tố Hữu như thế nào?



- Thơ Tố Hữu còn thể hiện tính trữ tình chính trị ở phương diện nào?







- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc được biểu hiện ở những phương diện nào?
+ GV: Phân tích các ví dụ.
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan,
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.

Thác, bao nhiêu thác cũng qua,
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.


2.4. Hướng dẫn HS kết luận
– Cảm nhận chung của em về nhà thơ Tố Hữu?
– Định hướng và lưu ý HS phần ghi nhớ SGK
3. Phong cách thơ Tố Hữu
1. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị
- Thơ Tố Hữu hướng đến cái ta chung với những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
+ Tình cảm lớn: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình cảm kính yêu lãnh tụ (Sáng tháng năm), tình cảm đồng bào đồng chí, tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên).
+ Niềm vui lớn: niềm vui trước nhưữg chiến thắng của dân tộc (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Toàn thắng về ta)
2. Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi
+ Luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân:
o Công cuộc xây dựng đất nước (Bài ca mùa xuân 1961)
o Cả nước ra trận đánh Mĩ (Chào xuân 67)
+ Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự - đời tư: nên con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung, mang phẩm chất tiêu biểu cho cả dân tôc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại: anh vệ quốc quân (Lên Tây Bắc), anh giải phóng quân (Tiếng hát sang xuân), anh Nguyễn Văn Trỗi (Hãy nhớ lấy lời tôi), chị Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam)
3. Giọng thơ Tố Hữu mang chất tâm tình, rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành
+ Xuất phát từ tâm hồn của người xứ Huế
+ Do quan niệm của nhà thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu…”
4. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc
- Về thể thơ: đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc:
+ Lục bát ca dao và lục bát cổ điển
(Khi con tu hú, Việc Bắc, Bầm ơi, Kính gửi cụ Nguyễn Du…),
+ Thể thất ngôn (Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi, Theo chân Bác…) dạt dào âm hưởng, nghĩa tình của hồn thơ dân tộc
- Về ngôn ngữ:
+ Thường sử dụng những từ ngữ, những cách nói quen thuộc với dân tộc.
+ Phát huy cao độ tính nhạc, sử dụng tài tì
4. Kết luận (SGK)
Hoạt động 3: Luyện tập’

-Mục tiêu: HS nắm chắc nội dung bài học về tác giả Tố Hữu để giải quyết các bài tập

-Phương tiện: Sách giáo khoa.

-Phương pháp, kĩ thuật: trình bày một phút,


*CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Giáo viên giao nhiệm vụ: Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh/chị yêu thích nhất. Viết đoạn văn khoảng 20 dòng nêu cảm nhận về bài thơ hoặc một đoạn thơ trong bài.

- HS làm việc cá nhân khoảng 10 phút

- HS báo cáo

- GV nhận xét.

(Nếu không đủ thời gian thì giao về nhà làm)


Hoạt động 4: Vận dụng

-Mục tiêu: HS biết ứng dụng kiến thức đã học về bài Việt Bắc để giải quyết một vấn đề nâng cao.

-Phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu

-Phương pháp, kĩ thuật: Đọc ghi nhớ, tư duy, trình bày vấn đề.

*CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Giáo viên giao nhiệm vụ: Lý giải vì sao thơ Tố Hữu khi ra đời được lớp lớp độc giả yêu thích và đón nhận nồng nhiệt?

- HS làm việc cá nhân tại nhà.

- HS báo cáo vào tiết sau.

- GV nhận xét

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (Ở nhà)

  • Sưu tầm các tập thơ, bài thơ hay của Tố Hữu. Tìm và chỉ ra yếu tố dân tộc đậm đà trong các tác phẩm đó.
  • Đọc các tài liệu liên quan trên mạng Internet.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng 12

- Thiết kế bài giảng 12

- Một số tài liệu trên mạng internet

IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY


6705


File tải giáo án Việt Bắc chi tiết nhất 2021:
 

Đính kèm

  • Giáo án Việt Bắc mới nhất 2021.docx
    34.9 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top