giáo án Vợ nhặt hay nhất 2021

Tái hiện tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp 1945 dưới ngòi bút của tác giả Kim Lân qua tác phẩm "Vợ nhặt" cho thấy sự trân trọng và ngợi ca tình yêu thương, đùm bọc, niềm khát khao tổ ấm gia đình, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của những con người nghèo khổ ngay bên bờ vực của cái chết.

Ngày soạn:

Ngày dạy :


CHỦ ĐỀ: TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945- 1975

Tiết 54 - 55. TT tiết dạy theo KHDH:

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


- Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.

- Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động ngèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu truyện hiện đại Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 theo đặc trưng thể loại.

3. Phẩm chất:

Trân trọng. cảm thông trước khát vọng hạnh phúc của con người; biết ơn cách mạng đã đem lại sự đổi đời cho những người nghèo khổ, nạn nhân của chế độ cũ

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Kim Lân

- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công nội dung, nghệ thuật truyện Vợ nhặt .

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các nhân vật trong truyện, các nhân vật có cùng đề tài với các tác giả khác;

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;

B. THIẾT KẾ BÀI HỌC

I. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Sự chuẩn bị của Giáo viên


- Soạn giảng khoa học, chu đáo

- Tâm thế giảng dạy phù hợp

2. Sự chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài vở kĩ lưỡng trước khi tới lớp

- Ý thức học tập nghiêm túc



II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp học

2. Kiểm tra bài cũ


- Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện Vợ chồng A Phủ.

- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân.

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG



-Mục tiêu
: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của tác phẩm Vợ nhặt.

-Phương tiện: Máy chiếu.

-Phương pháp, kĩ thuật: kể nhanh, tư duy nhanh, trình bày một phút.

*CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Giáo viên giao nhiêm vụ:

?
Kể tên những tác phẩm viết về số phận khổ cực người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945?

(Lão Hạc – Nam Cao; Chí Phèo – Nam Cao; Tắt đèn – Ngô Tất Tố; Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan,...)

GV chiếu một số hình ảnh và một đoạn phim tư liệu về nạn đói năm 1945 và yêu cầu HS nêu suy nghĩ sau khi xem xong đoạn tư liệu đó.

GV dẫn bài: Trong bối cảnh nạn đói bao trùm toàn đất nước, trong hoàn cảnh mà cái chết cận kề nhưng con người vẫn không ngừng yêu thương, không ngừng đùm bọc, chở che cho nhau và không thôi hi vọng vào một ngày mai tươi sáng. Đó là thông điệp mà Kim Lân gửi gắm qua truyện ngắn “Vợ nhặt”.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

-Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

- Phương tiện: sgk.

- Phương pháp, kĩ thuật: Kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật trình bày 1 phút.





HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC CẦN ĐẠT

* Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả:
*CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- Giáo viên giao nhiệm vụ:
+ Nêu những nét chính về tác giả? Ấn tượng nhất với điều gì?

- HS làm việc cá nhân.
- HS báo cáo.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.



+ HS: đọc tiểu dẫn và nêu những nét chính về tác giả


- Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm
+ Xuất xứ, bối cảnh truyện ngắn Vợ nhặt.
Giáo viên sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh đề giới thiệu cho học sinh hiểu thêm về bối cảnh xã hội Việt Nam năm 1945.

+
Đọc và tóm tắt tác phẩm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả

-Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.(1920-2007).
-Quê: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
-Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001.
-Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962).
-Kim Lân là cây bút truyên ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân. Đặc biệt ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống thôn quê. Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần hậu nguyên thuỷ" của cuộc sống nông thôn.

2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Vợ nhặt là truyện ngăn xuất sắc in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962).
- Bối cảnh xã hội của truyện: Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên tháng 3 năm 1945 nạn đói khủng khiếp đã xảy ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

-Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Phương tiện: sgk, giấy A0
- Phương pháp, kĩ thuật: Kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật trình bày 1 phút, hoạt động nhóm



Bước 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản

II. Đọc - hiểu văn bản
*Thao tác 1: Tìm hiểu nhan đề và tình huống truyện
- Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt.?
- Giáo viên gợi ý, học sinh thảo luận và trình bày. Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh một số ý cơ bản.






- GV: Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những ý nghĩa gì?
- Học sinh thảo luận và trình bày. Giáo viên gợi ý, nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.

1. Ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện:
- Ý nghĩa nhan đề : Nhan đề "Vợ nhặt" thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. 'Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
=> Vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

- Tình huống truyện: Xây dựng được tình huống truyện độc đáo: Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
*Thao tác 1: Tìm hiểu các nhân vật.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
GV chia lớp hoạt động nhóm thuyết trình, mỗi nhóm gồm 5 HS:

Nhóm 1, 2: Tìm hiểu nhân vật anhTràng
Nhóm 3, 4: Tìm hiểu nhân vật chị vợ nhặt
Nhóm 5, 6: Tìm hiểu nhân vật bà cụ Tứ
Các nhóm tìm hiểu nhân vật theo những gợi ý sau:
+ Tên tuổi, hoàn cảnh sống, ngoại hình nhân vật
+ Diễn biến tâm trạng của nhân vật
+ Những phẩm chất, khát vọng của nhân vật ẩn sau ngôn ngữ, hành động,...
+ Những thay đổi của nhân vật trong buổi sáng ngày hôm sau
+ Phỏng đoán thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật
- Các nhóm thảo luận 10 phút rồi cử đại diện trình bày
- Các nhóm chuẩn bị câu hỏi phản biện cho nhóm bạn

Nhóm 1 thuyết trình, nhóm 2 phản biện
+
Nhân vật Tràng được tác giả giới thiệu ntn? Tràng có vợ trong hoàn cảnh nào?
+ Việc nhặt được vợ của Tràng được tác giar\ miêu tả như thế nào?
+ Tâm trạng đầu tiên của Tràng là gì?

+ Cái chặc lưỡi của Tràng có những ý nghĩa gì?






+
Trên đường về nhà thái độ của Tràng thay đổi ntn?

+ Có thể nói sơ lược về diễn biến tâm trạng của Tràng khi dẫn thị về nhà ra mắt mẹ.















+
Tâm trạng của Tràng trong buổi sáng hôm sau?











- GV chốt lại




Nhóm 3 thuyết trình
Nhóm 4 phản biện

+ Thị là cô gái được nhà văn giới thiệu ntn?
+ Vì sao thị quyết định theo không Tràng?
+ Tính cách của thị được tg miêu tả ntn? Vì sao thị như vậy?




+
Trên đường về biểu hiện của thị ra sao?







+
Thị ra mắt mẹ chồng trong tư thế ntn? Em có thể lí giải vì sao thị lại cố gắng như vậy?
(Vì dù sao với thị lúc này vẫn còn hơn là sống bơ vơ vất vưởng ngoài chợ.)
+ Sự thay đổi ở thị trong buổi sáng hôm sau ntn?
+ Tóm lại nhân vật vợ nhặt có vai trò ntn trong việc thể hiện tư tưởng của truyện?



Nhóm 5 thuyết trình
Nhóm 6 phản biện

+
Tác giả đã giới thiệu hình ảnh bà cụ Tứ như thế nào?
+ Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ khi Tràng đưa vợ nhặt về ra mắt mẹ?








- Bà đã có những suy nghĩ ntn?



- Bà có thái độ ntn với người đàn bà lạ mặt?



- Tại sao bà thấy tủi cho mình và cho con trai bà?



- Tâm lý phức tạp của bà cụ diễn biến ntn nữa?











- Qua lời động viên con dâu ta thấy bà là người ntn?














Em có những suy nghĩ ntn trong bữa cơm đón nàng dâu mới?






- Đánh giá của hình tượng nhân vật bà cụ Tứ?


2. Tìm hiểu các nhân vật
2.1. Nhân vật Tràng

- Có vẻ ngoài thô kệch, xấu xí, thân phận nghèo hèn…
- Nhưng có tấm lòng hào hiệp, nhân hậu: sẵn lòng cho người đàn bà xa lạ một bữa ăn giữa lúc nạn đói, sau đó đưa về đùm bọc, cưu mang.
- Lúc đầu Tràng cũng có chút phân vân, lo lắng: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bồng.”
- Nhưng rồi, sau một cái “tặc lưỡi”, Tràng quyết định đánh đổi tất cả để có được người vợ, có được hạnh phúc.
à Bên ngoài là sự liều lĩnh, nông nổi, nhưng bên trong chính là sự khao khát hạnh phúc lứa đôi. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng tình thương đối với người gặp cảnh khốn cùng.
- Trên đường về:
+ Tràng không như mọi ngày mà "phởn phơ" khác thường, "cái mặt cứ vênh vênh tự đắc với mình".
+ Trong lòng lâng lâng khó tả:
“hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”
+ Cũng có lúc “lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai bên kia người đàn bà”
+ Sự xuất hiện của người vợ như mang đến một luồng sinh khí mới:
Trong một lúc, Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghe gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên”.
+ Lần đầu tiên hưởng được cảm giác êm dịu khi đi cạnh cô vợ mới:
“Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng.”
- Buổi sáng đầu tiên có vợ:
+ Tràng cảm nhận có một cái gì mới mẻ:
“Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”
+ Tràng biến đổi hẳn:
“Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”,
“Bây giờ hắn mới nên người, hắn thấy có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”

- Tràng biết hướng tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn:
“Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”
=> Những con người đói khát gần kề cái chết vẫn
khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau và luôn có niềm tin vào tương lai.

2.2. Người vợ nhặt
.
- Là cô gái không tên, không gia đình, quê hương, bị cái đói đẩy ra lề đường: có số phận nhỏ nhoi, đáng thương.
- Thị theo Tràng sau lời nói nửa đùa nửa thật để chạy trốn cái đói.
- Cái đói đã làm thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh, đánh mất sĩ diện, sự e thẹn, bản chất dịu dàng: gợi ý để được ăn, “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì”.
- Nhưng vẫn là người phụ nữ có tư cách:
+ Trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính:
“Thị cắp hẳn cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn”
Khi nhận thấy những cái nhìn tò mò của người xung quanh, “thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước níu cả vào chân kia”
+ Thị ra mắt mẹ chồng trong tư thế khép nép, chỉ dám “ngồi mớm ở mép giường” và tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp.
- Thị đã tìm thấy được sự đầm ấm của gia đình nên hoàn toàn thay đổi: trở thành một người vợ đảm đang, người con dâu ngoan khi tham gia công việc nhà chồng một cách tự nguyện, chăm chỉ.
- Chính chị cũng thắp lên niềm tin và hi vọng của mọi người khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên phá kho thóc Nhật chia cho người đói.
=> Góp phần tô đậm hiện thực nạn đói và đặc biệt là giá trị nhân đạo của tác phẩm (dù trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc).

2.3. Bà cụ Tứ:

- Một bà lão già nua, ốm yếu, lưng khòng vì tuổi tác.
- Tâm trạng bà cụ Tứ:
+ Khi nghe tiếng reo, nhận thấy thái độ vồn vã khác thường của con: phấp phỏng, biết có điều bất thường đang chờ đợi.
+ Đến giữa sân nhà, “bà lão đứng sững lại, càng ngạc nhiên hơn”, đặt ra hàng loạt câu hỏi:
" Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? … Ai thế nhỉ?”
+ Bà lập cập bước vào nhà, càng ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng người đàn bà xa lạ chào mình bằng u.
+ Sau lời giãi bày của Tràng, bà cúi đầu nín lặng, không nói và hiểu ra. Trong lòng chất chứa biết bao suy nghĩ:
Bà lão hiểu rồi…vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”
à Buồn tủi khi nghĩ đến thân phận của con phải lấy vợ nhặt.
“Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng … đói khát này không.”
à Lo vì đói, vợ chồng nó có sống qua nổi cái nạn đói này ko.
“Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới đến lấy con mình. Mà con mình mới có vợ được … "
à Thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới lấy đến con trai mình mà không tính đến nghi lễ cưới.
“Thôi thì bổn phận bà là mẹ….chứ biết thế nào mà lo cho hết được”
à Tủi vì chưa hoàn thành bổn phận người mẹ lo vợ cho con trai. Mừng cho con trai mình có được vợ nhưng không giấu nỗi lo lắng khi nghĩ đến tương lai của con.
+ Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình:
"ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng".
+ Từ tốn căn dặn nàng dâu mới:
"Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra mà ông giời cho khá .. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời".
à Bà an ủi động viên, gieo vào lòng con dâu niềm tin.
+ Tuy vậy, bà vẫn không sao thoát khỏi sự ngao ngán khi nghĩ đến ông lão, đứa con gái út, “đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”
à Xót thương, lo lắng cho cảnh ngộ của dâu con.
“Sáng hôm sau, bà cảm thấy “nhẹ nhỏm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”
Cùng với nàng dâu, bà thu dọn, quét tước nhà cửa, ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình.
à Sự xuất hiện của nàng dâu mới đã đem đến một không khí đầm ấm, hoà hợp cho gia đình.
* Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới:
Bữa cơn ngày đói thật thảm hại nhưng “cả nhà ăn rất ngon lành”
Bà toàn nói đến chuyện tương lai, chuyện vui, chuyện làm ăn với con dâu : "khi nào có tiền ta mua lấy đôi gài, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem".
à tìm mọi cách để nhen nhóm niềm tin, niềm hi vọng cho các con.
=> Bà cụ Tứ: một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con; một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha; một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng.
HS khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩmIII. Tổng kết.
1. Nội dung

- Tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp 1945.
- Trân trọng và ngợi ca tình yêu thương, đùm bọc, niềm khát khao tổ ấm gia đình, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của những con người nghèo khổ ngay bên bờ vực của cái chết.
2. Nghệ thuật
- Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn.
- Nghệ thuật tạo tình huống đầy tính sáng tạo.
- Dựng cảnh chân thật, gây ấn tượng: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,…
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật.
- Ngôn ngữ nhuần nhị, tự nhiên, giàu sắc thái khẩu ngữ đời thường

HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP

-Mục tiêu: HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập GV giao (kiến thức từ văn bản Vợ nhặt)

-Phương tiện: Sách giáo khoa.

-Phương pháp, kĩ thuật: tư duy, trình bày một phút,

*CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Giáo viên giao nhiệm vụ: ?
Chọn và phân tích một chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong anh/chị?

- HS làm việc cá nhân khoảng 5 phút

- HS báo cáo.

- GV nhận xét và kết luận



HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

-Mục tiêu: HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao.

-Phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu

-Phương pháp, kĩ thuật: Đọc ghi nhớ, tư duy, trình bày vấn đề.

*CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Giáo viên giao nhiệm vụ:
? Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh/chị về chủ đề: Tình thương giữa con người trong cuộc sống

- HS làm việc cá nhân tại nhà

- Tiết sau HS báo cáo vào tiết học sau.

- GV nhận xét và kết luận




HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm “Vợ nhặt”

-Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung văn bản.







- Đọc các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo khoa, sách giáo viên

- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng

- Dạy học theo Chuẩn kiến thức - kĩ năng.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

Giáo án vợ nhặt- giáo án chuẩn.jpg
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top