Xưng hô trong hội thoại, ngữ văn 9

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 4- Tiết 18, Tiếng Việt:

XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

-
Hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt

- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt

2. Kỹ năng:

- Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể

- Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô giao tiếp

3. Thái độ: Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết cách sử dụng tốt những phương tiện này.

4. Năng lực: Năng lực nhận thức, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ,…

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
: Đọc, soạn bài và chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh tham khảo, HKDH, MC....

2. Học sinh: - Đọc phần ví dụ và trả lời, ôn lại các nhóm từ ngữ xưng hô trong TV.

- Tìm hiểu các BT trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Tổ chức (1)


Lớp​
Tổng số​
Học sinh vắng​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
9A14218/9/2019
9A24220/9/2019
9A342 14/9/2019
2. Kiểm tra kiến thức cũ (2):

?
Hãy kể lại các phương châm hội thoại đã học? Có phải lúc nào cũng tuân thủ các phương châm hội thoại ấy không? Vì sao ?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút):
GV đưa ra 1 đoạn hội thoại giữa 2 mẹ con và yêu cầu HS nhận xét về từ ngữ xưng hô, thái độ của người con với mẹ của mình.


Hoạt động chung
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20’)
? Hãy nêu một số từ ngữ xưng hô trong tiếng việt và cho biết cách dùng từ ngữ đó (chú ý danh từ chỉ người , danh từ chỉ quan hệ họ hàng)


* H/S đưa ra tình huống xưng hô với các đối tượng khác nhau: bố mẹ, thầy cô giáo ở trường với bạn bè .
- Xưng hô với em họ,cháu họ đã nhiều tuổi ...
* HS nhận xét -> GV kết luận .

* Gọi 2 học sinh đọc đoạn trích trong VD2
? Em hãy xác định các từ ngữ xưng hô trong 2 đoạn trích vừa đọc.
? Em hãy phân tích vì sao có sự thay đổi trong cách xưng hô của xưng hô của dế mèn dế và dế choắt như vậy ?
- Xưng hô giữa 2 nhân vật rất khác nhau:
a, Vì có tình huống giao tiếp khác nhau, vị thế khác nhau.
- Có sự thay đổi ấy là vì tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế của 2 nhân vật thay đổi.
? Từ v/dụ đã phân tích em có nhận xét gì khi dùng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp?
- Phải căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
* Gọi h/sinh đọc ghi nhớ (SGK/39)
Thảo luận nhóm làm ra PHT



HĐ cá nhân


Đọc
Trả lời cá nhân

HĐ cá nhân

Trả lời





Đọc
I. TỪ NGỮ XƯNG HÔ VÀ VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ XƯNG HÔ
1.Ví dụ 1
: Từ ngữ dùng để xưng hô.
- Tôi, tao, tớ, mình, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ ..vv
- Mày, my, chúng mày-> ngôi thứ 2
- Nó, hắn, y, chúng nó-> ngôi thứ 3.
* Cách dùng:
- Xuồng xã: mày, tao ...
- Thân mật: mình, tớ, anh, chị em.
- Trang trọng:quý ông, quý bà.
2. Ví dụ 2 (SGK/38 )
a
, Dế Choắt : em - anh (Bất bình đẳng của 1 kẻ yếu - >kẻ mạnh).
Dế Mèn: Ta - chú mày (Bất bình đẳng ở 1 kẻ mạnh với kẻ yếu).
b, Xưng hô: Tôi - anh của 2 nhân vật Dế Choắt – Dế Mèn với nhau (xưng hô bình đẳng).
* Ghi nhớ SGK/39
Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
* Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập 1.
? Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ ngữ ntn ? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
* GV: Phân tích cho h/sinh .
- Trong tiếng Việt có sự phân biệt giữa các phương tiện xưng hô chỉ “ngôi gộp” và “ngôi trừ ”.
- Ngôi gộp: Chỉ một nhóm ít nhất là 2 người trong đó có cả người nói và người và người nghe: - Chúng ta.
* Ngôi trừ: Trong đó chỉ có người nói không có người nghe:
- Chúng tôi, chúng em.
- Dùng cả ngôi gộp và ngôi trừ: Chúng mình.
= > Trong tiếng anh không có sự phân biệt ấy .
* H/s đọc yêu cầu bài tập 3, 4
- H/s thảo luận.

- Cách xưng hô của ông giáo đối với lão Hạc “Ông con”,có khi gọi là “ cụ” thể hiện :
a. Sự kính trọng , khiêm nhường của ông giáo đối với lão Hạc
b. Sự thân tình , gần gũi giữa ông giáo đối với lão Hạc .
c. Cả hai yếu tố trên



HĐ cá nhân
Nghe, quan sát









Đọc

Thảo luận bàn





HĐ cá nhân
II. LUYỆN TẬP
* Bài tập 1: (SGK/39 )

- Nhầm lẫn trong cách dùng từ
“Chúng ta” thay vì “chúng em” hay “chúng tôi”.
* Bài tập2: SGK/40
- Dùng chúng tôi thay cho tôi trong văn bản khoa học nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học - > Sự khiêm tốn của tác giả
* Bài tập 3 SGK/40
- Chú bé gọi người sinh ra mình như vậy là cách gọi thông thường .
- Xưng hô với xứ giả: Ông - ta
->Thánh Gióng là 1 đứa bé khác thường
* Bài tâp. 4 SGK/40
- Cách xưng hô của vị tướng thể hiện thái độ kính cẩn , lòng biết ơn đối với thầy giáo của mình ( dù bây giờ ông đã có 1 vị trí cao trong xã hội , hơn cả thầy giáo cũ)
*Bài tập 1/17 (BT nâng cao)
- ý đúng : C
Hoạt động 4: Vận dụng (4’)
Học sinh quan sát MC và chơi trò chơi Những bông hoa xinhHĐ CN
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS thực hiện ở nhà – 1’)
Học phần ghi nhớ, xem lại các ví dụ và các BT đã giải
- Nắm được các nhóm từ ngữ xưng hố trong TV và cách dùng
- Viết đoạn văn hội thoại có sử dụng các từu ngữ xưng hô
- Đọc phần ví dụ và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Tìm hiểu các BT trong SGK
HĐ cá nhân
RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………....
....…………………………………………………………………………………
 

Đính kèm

  • XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI.docx
    26.2 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top