4 cách giúp học sinh phân biệt từ láy, từ ghép

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Để phân biệt từ láy, từ ghép không ít học sinh còn nhầm lẫn. Tuy nhiên cũng có một số cách nhận diện, phân biệt từ láy, từ ghép.

Cách 1: Láy âm là phương thức cấu tạo riêng của từ Tiếng Việt, Từ Hán Việt nói chung không có dạng láy âm (trừ trường hợp yếu tố gốc Hán đã được Việt hoá hoàn toàn). Cho nên, nếu biết chắc chắn một từ hai âm tiết là từ Hán Việt thì xác định nó là từ ghép nghĩa chứ không phải là từ láy âm, dù bề ngoài có dạng láy âm ngẫu nhiên.

Ví dụ: cập kê, lãng đãng, tư lự, tử tế….. Dĩ nhiên muốn áp dụng cách này cần không ngừng bổ xung kiến thức về từ ngữ gốc Hán.

Cách 2: Ranh giới để phân biệt một từ thuần Việt và một từ láy đôi thuần Việt là: Ở từ ghép hai âm tiết, cả hai tiếng đều có nghĩa. Ví dụ: che chắn, trai trẻ, máu mủ…… Còn từ láy đôi thì chỉ một tiếng gốc là có nghĩa, còn tiếng kia là tiếng láy lại, không có nghĩa hoặc mất nghĩa, có trường hợp cả hai tiếng đều vô nghĩa.
Có thể phân biệt bằng cách tách riêng từng tiếng, nếu mỗi tiếng khi đứng độc lập đều có nghĩa thì đó là từ ghép song song (hoặc đẳng lập).

Ví dụ: đau đớn, khao khát, lãi lời, đau đớn, ngây ngất……nếu chỉ một tiếng có nghĩa thì đó là láy âm. Ví dụ: lạnh lùng, làm lụng, phập phồng, lảm nhảm……chỉ có tiếng lạnh, làm, phồng, nhảm …là tiếng gốc có nghĩa.

Cách 3: Đảo trật tự các tiếng trong từ hai âm tiết nghi vấn. Nếu đảo được thì đó là từ ghép nghĩa (Vì láy âm nói chung – không đảo được). Ví dụ: đoạ đày/ đày đoạ, gìn giữ/ giữ gìn, mờ mịt/ mịt mờ, ngơ ngẩn/ ngẩn ngơ, thẫn thờ/ thờ thẫn,….. đều có thể đảo trật tự các tiếng trong từ nên là các từ ghép nghĩa. Các từ: lạnh lùng, tần ngần, ngỡ ngàng, rõ ràng, thấm thoắt, thập thò….là các từ láy âm.
Cách này có mặt hạn chế là do quy luật ngữ âm hoặc do người dùng muốn tạo sự mới mẻ nên một số từ láy âm đích thực cũng đảo được trật tự.

Ví dụ: nhớ nhung/ nhung nhớ, da dết/ diết da, nhố nhăng/ nhăng nhố….nên có thể gây ra nhầm lẫn.

Cách 4: Gặp một số từ phức trong đó có một tiếng nào đó không rõ nghĩa, nếu thấy xuất hiện trong một số từ phức có tiếng gốc khác nhau thì thường từ phức đó là từ ghép nghĩa.

Ví dụ: thành tố rỡ trong các từ: rạng rỡ, mừng rỡ, rực rỡ.


Tổng hợp
 
  • Love
Reactions: GAC

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
485

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top