44 hoạt động khởi động theo hướng dạy học tích cực

Trần Ngọc

S.Moderator
Hoạt động khởi động có vai trò tạo hứng thú học tập cho học sinh. Bởi vì không phải bất cứ học sinh nào cũng có niềm đam mê đối với môn học. Khởi động chính là khơi gợi hứng thú cho học sinh, khơi gợi sự yêu thích đối với tiết học. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi muốn gửi đến các thầy cô 44 hoạt động khởi động theo hướng dạy học tích cực .

44 ý tưởng khởi động dành cho dạy học - giaoanchuan.png


44 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC

1. Chú thích bằng một sơ đồ
Sơ đồ gắn nhãn hay chú thích dựa trên công việc của bài học trước. Có thể thực hiện dưới hình thức hoạt động nhóm hoặc cả lớp.

2. Viết một bài thơ với chữ cái đầu
Theo cặp, lấy một thuật ngữ mới quan trọng, xây dựng mỗi dòng mới sẽ được bắt đầu bằng một chữ cái trong thuật ngữ. Viết một “bài thơ ngắn” sử dụng các chữ cái và phản ánh được nội dung của khái niệm. Có ví dụ từ những năm trước.

3. Bản đồ khái niệm
Viết ra những thuật ngữ/ý tưởng từ bài học trước lên bảng. Yêu cầu học sinh xây dựng và giải thích mối liên kết giữa các thuật ngữ.

4. Tổng kết
Những bức tranh, hoạt hình hay đồ vật
Sử dụng để liên kết với bài học trước đó và kích thảo luận, tóm tắt

5. Những điểm lỗi
Đưa ra một bức tranh với những thứ không phù hợp với địa điểm, thời kỳ. Yêu cầu học sinh nhận diện những điểm lỗi và sau đó giải thích lý do.

6. Nhóm 4
Chia lớp theo cặp hoặc nhóm 4 người. Chiếu 4 đoạn văn lấy từ bài học trước lên máy chiếu, đánh số từ 1 – 4, yêu cầu mỗi cá nhân phải giải thích cho nhóm.

7. Nhớ tranh
Phát cho học sinh bản sao chép của một bức tranh để nghiên cứu và ghi nhớ trong 2 phút. Sau đó chúng phải trả lại tranh và cung cấp phản hồi về những chi tiết mà chúng có thể nhớ được. Điều này tốt cho việc tập trung chú ý vào những nguồn tại liệu có hình ảnh chi tiết.

8. Bản đồ tư duy
Viết ra những chủ đề của bài học trước lên giữa bảng, với những thuật ngữ thích hợp. Học sinh phải hoàn thành bản đồ tư duy để thể hiện những gì chúng đã học.

9. Giải thích biểu đồ
Giải thích một cách đơn giản, tuần tự các biểu đồ và đề xuất chú thích cho mỗi biểu đồ.

10. Dữ liệu giả
Minh hoạ dữ liệu, có chứa một số số liệu giả mạo liên quan đến một chủ đề đã học. Học sinh làm việc theo cặp và tìm ra những con số có nhiều khả năng là không chính xác và phải giải thích cho sự lựa chọn của chúng.

11. Lưới KWL
Học sinh điền những chi tiết ngắn gọn trên một lưới KWL thể hiện những gì chúng: Đã biết (hoàn thành khi bắt đầu chủ đề) muốn biết (hoàn thành khi bắt đầu chủ đề) đã học (hoàn thành ở cuối chủ đề)

12. Bút đánh dấu
Học sinh được phát một tờ thông tin, sau đó chúng phải chọn và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin xác đáng hay quan điểm thích hợp

13. Những từ không biết

Phát cho học sinh những từ có liên quan đến chủ đề mới, đảm bảo có khoảng trống đủ lớn bên cạnh các từ đó. Học sinh sẽ sử dụng một hệ thống ví dụ như màu sắc đèn giao thông để chỉ ra những từ chúng hiểu và không hiểu.

14. Các câu hỏi
Kết nối các tấm thẻ
Phát cho mỗi học sinh một tấm thẻ trên đó có các câu hỏi và câu trả lời không liên quan gì đến nhau. Một học sinh bắt đầu quá trình kết nối bằng cách đọc câu hỏi của chúng và người có câu trả lời phù hợp sẽ đọc tiếp câu hỏi của mình cho mọi người.

15. Từ khoá
Thẻ từ/định nghĩa
Ghép những thẻ có chứa từ khoá với những thẻ có định nghĩa tương ứng. Có thể thực hiện hoạt động theo cặp, hoặc cả lớp trên màn hình máy chiếu.

16. Chữ cái đầu tiên
Viết chữ cái đầu tiên của từ khoá đã học trong bài trước lên bảng. Học sinh phải xác định thuật ngữ và định nghĩa chúng. Ví dụ như: Uốn khúc: RC, RB, C, OBL

17. Trò chơi tìm chữ
Trong trò chơi có chứa các từ khoá hoặc thông tin có thể sử dụng các manh mối/định nghĩa để kích hoạt những kiến thức trước đó. Trò chơi điền chữ cũng vậy. Trang hữu ích. Tìm từ khác nhất
Chiếu bộ 4 từ lên màn hình và học sinh phải tìm ra một từ khác nhất và giải thích tại sao. Lý do được đưa ra là phần quan trọng nhất của hoạt động.

18. Điều cấm kỵ
Học sinh làm việc theo cặp/nhóm nhỏ sử dụng các tấm thẻ với 4 từ cấm kỵ. Một học sinh nói về từ chính trong một phút mà không dừng lại giữa chừng và sử dụng bất kỳ từ cấm kỵ nào.

19. Quần vợt bằng lời nói
Cả lớp chia thành 2 nhóm lần lượt nói một từ liên quan đến chủ đề hiện tại. Không thể lặp lại từ. Điểm ghi theo trò quần vợt.

20. Tiêu đều – thiếu từ
Giống như chương trình truyền hình cảu Anh “Tôi có tin cho bạn phải không?” Các tiêu đề được hiển thị nhưng với những từ khoá được dấu kín. Học sinh phải đoán các từ khoá.

21. Điều khoản phân loại
Làm việc theo cặp, Học sinh thảo luận và sắp xếp một loạt các từ thành các nhóm liên quan và đặt tên hoặc tiêu đề cho mỗi nhóm từ.

22. 60 giây thử thách
Học sinh được cho một phút để viết ra tất cả các từ khoá mà chúng có thể nghĩ ra để làm với 1 chủ đề.

23. Chủ đề mới
Mục tiêu bí ẩn
Cho cả lớp thấy một đối tượng bí ẩn. Yêu cầu học sinh đưa ra các dự đoán xem nó là gì với 5 câu hỏi (cái gì, ai, ở đâu, khi nào, tại sao)

24. Phân tích tranh ảnh
Cho cả lớp xem tranh/ảnh liên quan đến chủ đề mới. Học sinh tiến hành quan sát và đặt câu hỏi thích hợp.

25. Khái niệm châm biếm
Dùng bong bóng lời nói để thảo luận về ý kiến của 4 nhân vật khác nhau là những người đang liên quan đến các vấn đề hay chủ đề được quan tâm. Từ đó lấy cơ sở để xác định quan điểm của học sinh.

26. Tư duy điện ảnh
Học sinh nhắm mắt. Giáo viên đọc một phần của câu chuyện hoặc một đoạn miêu tả cho lớp học. Sau khi giáo viên kết thúc, học sinh tiếp tục nhắm mắt và tiếp tục “chạy bộ phim” trong đầu chúng. Sau đó đưa phản hồi.

27. Bom tấn
Học sinh du lịch qua các ô lưới có chứa các từ viết tắt để trả lời các câu hỏi

28. Ba lần liên tiếp
Chia lớp thành 2 đội hoặc nam – nữ. Hai đội cùng thi đấu xem đội nào có thể trả lời đúng được 3 câu hỏi liên tiếp. Nếu 2 đội hoà thì giống như phần chơi “Cái chết đột ngột” của chương trình truyền hình Anh tên “The Weakest Link” thì sẽ có một loạt các câu hỏi nhanh 2 đội thay nhau lần lượt trả lời các câu hỏi, đội nào trả lời sai trong lượt của mình sẽ thua.

29. Ô lưới trả lời
Học sinh sẽ được phát một tờ giấy có các ô lưới ví dụ 3×3, 4×3, trong tờ giấy đó mỗi ô sẽ có chữ hoặc là bức tranh. Giáo viên sẽ đưa ra những gợi ý bằng một thuật ngữ hay bức tranh tại một thời điểm và học sinh phải khoanh tròn vào ô đúng.

30. Chữ bí ẩn
Giáo viên sẽ chiếu cho cả lớp xem một phần của trang giấy có chứa chữ bí ẩn liên quan đến bài học trước hoặc bài học mới. Mỗi cặp học sinh được hỏi giáo viên một câu hỏi, sau đó tất cả học sinh phải viết ra từ bí bẩn mà chúng nghĩ là gì.

31. Câu hỏi thông thái
Thảo luận cặp đôi, sau đó chia sẻ ý tưởng với cặp khác bằng một câu hỏi như: Bạn sẽ chuẩn bị gì để chết? Ví dụ: giới thiệu một đơn trong tác phẩm Vua Martin Luther.

32. Video clip
Cả lớp xem một đoạn trích ngắn, hấp dẫn, sau đó thảo luận trên phạm vi cả lớp (ví dụ: cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào, như thế nào?)

33. Kết hợp từ
Để giới thiệu bất kỳ chủ đề nào, học sinh có thể được yêu cầu viết ra 10 từ mà chúng nghĩ đến khi nghe từ được giáo viên lựa chọn

34. Kiêng có/không
Hai học sinh được gọi lên trước lớp. Chúng được hỏi một loạt các câu hỏi nhanh nhưng để được quyền hỏi thì trong lượt của mình chúng phải trả lời câu hỏi mà không được nói “có” hoặc “không”

35. Đúng/sai
Giáo viên đọc một loạt các đoạn văn hoặc chiếu chúng lên. Tất cả học sinh đồng thời giơ thẻ “đúng” hoặc “sai” cho mỗi đoạn văn.

36. Ghế nóng
Học sinh được ngồi vào chiếc ghê nóng sẽ nói chuyện với phần còn lại của cả lớp hoặc trả lời các câu hỏi.

37. Viết câu hỏi
Một câu trả lời hoặc một từ được đưa ra bởi giáo viên. Học sinh trong lớp phải viết ra những câu hỏi cho câu trả lời đó.

38. Sắp xếp chuỗi/tiên đoán
Làm việc theo cặp, học sinh được cung cấp một số sự kiện/quy trình trên các tấm thẻ. Học sinh thảo luận và xếp các thẻ vào chuỗi logic, sau đó thuyết trình bảo vệ ý kiến của mình.

39. Tiên đoán
Điều gì sẽ xảy ra là chúng ta….? Tại sao bạn nghĩ rằng đây là?

40. Phản biện
Giáo viên tuyên bố quan điểm không phổ biến hoặc cực đoan về một vấn đề nhằm thúc đẩy thảo luận về các quan điểm thay thế

41. Điểm khác biệt
Học sinh được đưa ra hai hình ảnh hoặc bản đồ ví dụ như: một ngôi làng của năm 1990 và 2000 và phải phát hiện sự khác biệt giữa chúng.

42. Nhiều lựa chọn
Chiếu lên một loạt khoảng 5 – 10 câu hỏi nhanh nhiều lựa chọn. Một bạn làm tình nguyện viên sẽ ghi lại kết quả các câu trả lời. Cả lớp sẽ đưa ra câu trả lời bằng cách chỉ ngón tay cái lên hoặc chỉ ngón tay cái xuống.

43. Ai là triệu phú
Hỏi và trả lời theo kiểu ai là triệu phú theo cặp. Cuối cùng cặp nào sẽ giàu có nhất?

44. Làm thầy/cô giáo
Một bạn tình nguyện đứng lên trước lớp và các bạn học sinh khác sẽ hỏi bạn đó 5 câu hỏi liên quan đến bài học trước

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp 44 hoạt động khởi động theo hướng dạy học tích cực dành cho quý thầy cô để tạo nên một tiết học thú vị, các bạn học sinh có hứng thú và yêu thích môn học hơn. Hi vọng, bài viết này sẽ đem lại nhiều giá trị hữu ích cho quý thầy cô và đừng quên theo dõi giaoanchuan để tham khảo thêm nhiều tài liệu và nhiều kiến thức bổ ích. Cảm ơn quý thầy cô đã theo dõi bài viết.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top