Lê Hoàng Tuấn
Cộng tác viên
- Điểm
- 0
Phương pháp dạy học tích cực: PPDHTC là một phương pháp dạy học toán mà ở đó người GV sử dụng một nhóm PP giáo dục và dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học đồng thời chống lại thói quen học tập thụ động của người học.
Các dấu hiệu tích cực trong học toán gồm:
- HS hăng hái phát biểu ý kiến.
- Không bằng lòng lời giải của cô và của bạn
- Không bằng lòng với một cách giải quyết duy nhất
- Thường hay thắc mắc, đặt ra câu hỏi và đòi hỏi được giải đáp, hay chia sẻ suy nghĩ với bạn.
- Thường hay ngơ ngác trên lớp và suy nghĩ về vấn đề liên quan.
- Học sinh còn tự giác, chủ động làm bài – tự học, trao đổi nhận xét bài cho bạn – hợp tác.
1. Phương pháp trực quan
Là một phương pháp dạy học toán mà ở đó người giáo viên làm cho HS năm được tri thức kĩ năng của môn toán dựa trên các hoạt động quan sát trực tiếp của trẻ đối với các hiện tượng, các sự vật cụ thể có ở đời sống xung quanh trẻ. Khi sử dụng phương pháp trực quan cần lưu ý đồ dùng trực quan phải đẹp, sặc sỡ, rực rỡ. Đồ dùng trực quan phải phong phú đa dạng.
a) Cách sử dụng
- Phải có mức độ không được lạm dụng, khi trẻ đã hiểu vấn đề thì không dùng trực quan nữa.Phải nêu được bản chất toán học của tri thức cần dạy.
b) Ví dụ
Dạy số 3 là đưa ba bông hoa liền một lúc, không được đưa ra từng bông một.
- Khi dạy hình thành phép cộng cho học sinh lớp 1 các vật dụng phải các vật di chuyển được như con gà, con thỏ. ….. vì phép cộng là phép hợp của 2 vật di chuyển được lại với nhau.
- Không sử dụng các đồ vật vô tri vô giác như bông hoa, cái kẹo, cái ô…..
- Tăng cường đưa trẻ vào quan sát thực tiễn.
- Cho trẻ tham gia vào thao tác đồ dùng trực quan.
2. Phương pháp gợi mở - vấn đáp
a) Định nghĩa
PPGMVĐ là một phương pháp dạy học toán mà ở đó người giáo viên không đưa ra kiến thức trực tiếp mà giáo viên dùng hệ thống câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời từng câu.
b) Lưu ý khi sử dụng phương pháp này
- Câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác.
- Câu hỏi không được quá dễ hay quá khó.
- Câu hỏi phải làm cho HS suy nghĩ.
Cấm đưa ra những câu hỏi mà học sinh chỉ phải trả lời ở dạng: Có, không, đúng, sai.
c) Ví dụ : 6 + 4 = a
Hỏi có bao nhiêu bạn kết quả a.
Bao nhiêu kết quả b.
- Làm cho trẻ hiểu được điều sai để nhận ra đúng.
- Không nên kết luận quá sớm.
- Cho trẻ giải thích kết quả của mình.
- Ứng xử cho phù hợp không áp đặt.
d) Cách hỏi
- GV đưa ra câu hỏi trước để HS suy nghĩ rồi mới yêu cầu cách trả lời.
- Khi hỏi không nên để HS trả lời đồng thanh, nói leo hoặc “vuốt đuôi”.
- Khi HS trả lời GV cần chú ý lắng nghe đẻ sửa chữa sai lầm về mặt ngôn ngữ hoặc về mặt toán.
- Cần khuyến khích HS tự sửa chữa sai lầm của mình với của bạn.
- Cấm: mắng mỏ, mạt sát, chỉ trích, chửi bới chê bai khi HS trả lời sai.
3. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
a) Định nghĩa:
Dạy học đặt và giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học toán mà ở đó người GV tạo ra các tình huống có vấn đề, rồi điều khiển học sinh tự phát hiện vấn đề hoạt động tự giác và tích cực để giải quyết vấn đề thông qua đó đạt được mục tiêu học.
b) Thế nào là một vấn đề đối với người học
- Người học chưa thể thực hiện được yêu cầu đặt ra
- Người học chưa được học một qui tắc có tính chất thuật giải để giải đáp câu hỏi hoặc để thực hiện yêu cầu đặt ra.
c) Thế nào là một tình huống có vấn đề
- Tồn tại một vấn đề theo nghĩa trên.
- Tình huống phải gửi nhu cầu nhận thức.
- Phải tạo được niềm tin ở khả năng người học
d) Các bước tiến hành
- Bước 1: GV nêu vấn đề, thường là đưa ra tình huống có vấn đề để học sinh trực tiếp chỉ ra vấn đề hoặc là HS sau khi tìm hiểu sẽ tự tìm ra vấn đề.
- Bước 2: GV hướng dẫn HS tìm các chiến lược để giải quyết vấn đề.
- Bước 3: GV theo dõi và giúp đỡ HS.
- Bước 4: Hướng dẫn HS cách trình bày giải quyết vấn đề.
- Trình bày khả năng ngôn ngữ và khả năng toán học được hình thành
Ví dụ: Dạy bài diện tích hình tam giác; Học sinh chuẩn bị 1 tờ giấy a4 hình chữ nhật, dùng thước và bút chì kẻ 1 đoạn thẳng nối 2 góc đối diện và cắt đôi thành 2 hình tam giác vuông. Cho học sinh tìm mối liên hệ giữa chiều cao hình tam giác vuông và chiều rộng hình chữ nhật, giữa 2 hình tam giác vuông khi ghép lại sẽ như thế nào so với hình chữ nhật. Diện tích hình chữ nhật là chiều dài nhân chiều rộng. Vậy tại sao khi tính diện tích hình tam giác vuông ta lại lấy chiều dài cạnh đáy nhân chiều cao chia 2. Đây là một số vấn đề giáo viên nêu ra cho học sinh giải quyết.
"5 phương pháp giúp giáo viên dạy trẻ tốt hơn". Ảnh st
4. Phương pháp luyện tập thực hành
Định nghĩa:
Là phương pháp dạy học toán mà ở đó người GV tổ chức cho HS giải quyết các nhiệm vụ hay các bài tập để tự HS khắc sâu kiến thức đã học hoặc phát triển kiến thức đó trở thành kiến thức mới hoặc vận dụng kiến thức đó làm tính giải toán và áp dụng thực tế.
- Lưu ý: ¾ tổng số tiết toán là luyện tập thực hành.
- Phải có sự chuẩn bị tốt cho việc luyện tập thực hành.
- Tôn trọng tính độc lập của trẻ em, để cho trẻ suy nghĩ tìm ra biện pháp thực hành.
5. Phương pháp giảng giải - minh hoạ:
PPGGMH là một phương pháp dạy học toán mà ở đó người GV dùng lời nói để giải thích tài liệu toán có kết hợp với phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích.
- Chú ý: Bất đắc dĩ mới dùng phương pháp này
- Khi dùng phương pháp này không giảng giải quá 5 phút
Lê Tuấn
sưu tầm vs biên soạn
Các dấu hiệu tích cực trong học toán gồm:
- HS hăng hái phát biểu ý kiến.
- Không bằng lòng lời giải của cô và của bạn
- Không bằng lòng với một cách giải quyết duy nhất
- Thường hay thắc mắc, đặt ra câu hỏi và đòi hỏi được giải đáp, hay chia sẻ suy nghĩ với bạn.
- Thường hay ngơ ngác trên lớp và suy nghĩ về vấn đề liên quan.
- Học sinh còn tự giác, chủ động làm bài – tự học, trao đổi nhận xét bài cho bạn – hợp tác.
1. Phương pháp trực quan
Là một phương pháp dạy học toán mà ở đó người giáo viên làm cho HS năm được tri thức kĩ năng của môn toán dựa trên các hoạt động quan sát trực tiếp của trẻ đối với các hiện tượng, các sự vật cụ thể có ở đời sống xung quanh trẻ. Khi sử dụng phương pháp trực quan cần lưu ý đồ dùng trực quan phải đẹp, sặc sỡ, rực rỡ. Đồ dùng trực quan phải phong phú đa dạng.
a) Cách sử dụng
- Phải có mức độ không được lạm dụng, khi trẻ đã hiểu vấn đề thì không dùng trực quan nữa.Phải nêu được bản chất toán học của tri thức cần dạy.
b) Ví dụ
Dạy số 3 là đưa ba bông hoa liền một lúc, không được đưa ra từng bông một.
- Khi dạy hình thành phép cộng cho học sinh lớp 1 các vật dụng phải các vật di chuyển được như con gà, con thỏ. ….. vì phép cộng là phép hợp của 2 vật di chuyển được lại với nhau.
- Không sử dụng các đồ vật vô tri vô giác như bông hoa, cái kẹo, cái ô…..
- Tăng cường đưa trẻ vào quan sát thực tiễn.
- Cho trẻ tham gia vào thao tác đồ dùng trực quan.
2. Phương pháp gợi mở - vấn đáp
a) Định nghĩa
PPGMVĐ là một phương pháp dạy học toán mà ở đó người giáo viên không đưa ra kiến thức trực tiếp mà giáo viên dùng hệ thống câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời từng câu.
b) Lưu ý khi sử dụng phương pháp này
- Câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác.
- Câu hỏi không được quá dễ hay quá khó.
- Câu hỏi phải làm cho HS suy nghĩ.
Cấm đưa ra những câu hỏi mà học sinh chỉ phải trả lời ở dạng: Có, không, đúng, sai.
c) Ví dụ : 6 + 4 = a
Hỏi có bao nhiêu bạn kết quả a.
Bao nhiêu kết quả b.
- Làm cho trẻ hiểu được điều sai để nhận ra đúng.
- Không nên kết luận quá sớm.
- Cho trẻ giải thích kết quả của mình.
- Ứng xử cho phù hợp không áp đặt.
d) Cách hỏi
- GV đưa ra câu hỏi trước để HS suy nghĩ rồi mới yêu cầu cách trả lời.
- Khi hỏi không nên để HS trả lời đồng thanh, nói leo hoặc “vuốt đuôi”.
- Khi HS trả lời GV cần chú ý lắng nghe đẻ sửa chữa sai lầm về mặt ngôn ngữ hoặc về mặt toán.
- Cần khuyến khích HS tự sửa chữa sai lầm của mình với của bạn.
- Cấm: mắng mỏ, mạt sát, chỉ trích, chửi bới chê bai khi HS trả lời sai.
3. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
a) Định nghĩa:
Dạy học đặt và giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học toán mà ở đó người GV tạo ra các tình huống có vấn đề, rồi điều khiển học sinh tự phát hiện vấn đề hoạt động tự giác và tích cực để giải quyết vấn đề thông qua đó đạt được mục tiêu học.
b) Thế nào là một vấn đề đối với người học
- Người học chưa thể thực hiện được yêu cầu đặt ra
- Người học chưa được học một qui tắc có tính chất thuật giải để giải đáp câu hỏi hoặc để thực hiện yêu cầu đặt ra.
c) Thế nào là một tình huống có vấn đề
- Tồn tại một vấn đề theo nghĩa trên.
- Tình huống phải gửi nhu cầu nhận thức.
- Phải tạo được niềm tin ở khả năng người học
d) Các bước tiến hành
- Bước 1: GV nêu vấn đề, thường là đưa ra tình huống có vấn đề để học sinh trực tiếp chỉ ra vấn đề hoặc là HS sau khi tìm hiểu sẽ tự tìm ra vấn đề.
- Bước 2: GV hướng dẫn HS tìm các chiến lược để giải quyết vấn đề.
- Bước 3: GV theo dõi và giúp đỡ HS.
- Bước 4: Hướng dẫn HS cách trình bày giải quyết vấn đề.
- Trình bày khả năng ngôn ngữ và khả năng toán học được hình thành
Ví dụ: Dạy bài diện tích hình tam giác; Học sinh chuẩn bị 1 tờ giấy a4 hình chữ nhật, dùng thước và bút chì kẻ 1 đoạn thẳng nối 2 góc đối diện và cắt đôi thành 2 hình tam giác vuông. Cho học sinh tìm mối liên hệ giữa chiều cao hình tam giác vuông và chiều rộng hình chữ nhật, giữa 2 hình tam giác vuông khi ghép lại sẽ như thế nào so với hình chữ nhật. Diện tích hình chữ nhật là chiều dài nhân chiều rộng. Vậy tại sao khi tính diện tích hình tam giác vuông ta lại lấy chiều dài cạnh đáy nhân chiều cao chia 2. Đây là một số vấn đề giáo viên nêu ra cho học sinh giải quyết.
"5 phương pháp giúp giáo viên dạy trẻ tốt hơn". Ảnh st
Định nghĩa:
Là phương pháp dạy học toán mà ở đó người GV tổ chức cho HS giải quyết các nhiệm vụ hay các bài tập để tự HS khắc sâu kiến thức đã học hoặc phát triển kiến thức đó trở thành kiến thức mới hoặc vận dụng kiến thức đó làm tính giải toán và áp dụng thực tế.
- Lưu ý: ¾ tổng số tiết toán là luyện tập thực hành.
- Phải có sự chuẩn bị tốt cho việc luyện tập thực hành.
- Tôn trọng tính độc lập của trẻ em, để cho trẻ suy nghĩ tìm ra biện pháp thực hành.
5. Phương pháp giảng giải - minh hoạ:
PPGGMH là một phương pháp dạy học toán mà ở đó người GV dùng lời nói để giải thích tài liệu toán có kết hợp với phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích.
- Chú ý: Bất đắc dĩ mới dùng phương pháp này
- Khi dùng phương pháp này không giảng giải quá 5 phút
Lê Tuấn
sưu tầm vs biên soạn