tình huống sp 5 tình huống sư phạm giáo viên thường gặp phải.

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Là một giáo viên, dù ở cấp học nào chúng ta cũng không tránh khỏi những tình huống sư phạm. Dưới đây là một số tình huống có thể bạn đã và sẽ gặp trong quá trình giảng day.
Tình huống 1: Một học sinh trong lớp bạn chủ nhiệm làm mất xe đạp đã không dám về nhà vì lo sợ bố mẹ đánh mắng. Bạn biết học sinh đó đang ở nhà một người thân. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý:

- Đến nhà em học sinh đó để hỏi han tình hình và trấn an tinh thần của gia đình. Nhấn mạnh những điểm tốt của học sinh đó để gia đình yên tâm về con mình và không nghĩ rằng em đánh mất xe vì một lý do xấu.

- Khéo léo chỉ ra cho học sinh cách giáo dục sai lầm của gia đình là dùng bạo lực, phương pháp đó có thể gây cho học sinh bị tổn thương nặng nề về tâm lý.

- Khi gia đình hiểu bạn hứa sẽ tìm và đưa em trở về gia đình

- Bạn và vài học sinh trong lớp đưa em đó về để xin lỗi bố mẹ và hứa lần sau cẩn thận hơn.

Tình huống 2: Bạn vào lớp dạy tiết 3 ở lớp. Khoảng 10 phút thì một em học sinh đứng lên hốt hoảng nói với bạn rằng em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi vào đã không thấy đâu. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý:

- Trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng.

- Sau đó bạn tiếp tục bài giảng và dành thời gian giải quyết vấn đề:

+ Trước tiên bạn khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong túi em không và có phải mất ở lớp thật không.

+ Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ một thái độ điềm tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với học sinh trong lớp: bạn động viên tinh thần tự giác của các em, giải thích cho học sinh và mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy.

+ Nếu có học sinh trong lớp lấy của bạn thì giáo viên không mạt sát học sinh mà tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết.

+ Giáo viên có lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và học sinh cả lớp.

Tình huống 3: Bạn được Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 2A. Khi nhận lớp bạn thấy các em rất trầm. Trong các giờ học học sinh không tích cực tham gia tìm hiểu bài. Các em cũng không hăng hái tham gia vào các hoạt động của lớp. Bạn phải làm gì để khuấy động phong trào của lớp?

Làm sao để lớp sôi nổi như thế này?


Gợi ý:

- Tìm hiểu nguyên nhân mà lớp trầm và chưa tích cực tham gia hoạt động học tập và các hoạt động khác.

- Đưa ra các biện pháp phù hợp:

+ Có các biện pháp để động viên khích lệ các em mỗi khi làm được một việc tốt
+ Cùng cả lớp tổ chức những trò chơi chung, những buổi học ngoại khóa
+ Động viên học sinh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của lớp của trường
+ Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, cuối tuần có biểu dương khen thưởng kịp thời.

Tình huống 4:
Bạn được Ban Giám hiệu giao cho bạn tổ chức một tiết hoạt động tập thể cho toàn bộ học sinh khối 5, nhưng bạn chưa hiểu nên rất lúng túng không biết làm thế nào. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó?

Gợi ý:

- Tìm hiểu chủ đề của tiết HĐTT trong thời gian đó

- Xây dựng giáo án, tìm phương án tổ chức của tiết

- Xin ý kiến đóng góp của các giáo viên trong khối

- Duyệt giáo án với Ban giám hiệu trước khi thực hiện

- Khi thực hiện xong xin ý kiến đóng góp của tất cả giáo viên dự và ban giám hiệu.

Tình huống 5: Đang trong giờ học, Nam đứng dậy thưa:

- Thưa cô, bạn Hà lấy bút của em ạ!

- Thưa cô, em không lấy. Hà trả lời.

- Chính mắt em nhìn thấy ngòi bút của em nằm trong hộp bút của bạn ấy. Nam khẳng định.

Vậy bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý: Giáo viên nhẹ nhàng hỏi Hoà có nhặt được bút của bạn mà chưa kịp trả lại không? Cô tuyên dương các em nhặt được của rơi trả lại người mất và khen những em có tính tự giác.

Nếu học sinh không tự giác thì vào cuối buổi học, GV cho cả lớp ở lại và tiến hành kiểm tra toàn lớp (để tránh trường hợp Hà không phải là thủ phạm như vậy sẽ không ảnh hưởng tới tâm lí của học sinh). Lúc này khi đã tìm được học sinh lấy bút của bạn Nam thì GV cần nhắc nhở học sinh đó một cách nhẹ nhàng, tình cảm mang tính giáo dục. Giáo viên có thể nói: Cô rất buồn với hành động của em vì em đã không dũng cảm nhận lỗi để trả lại bút cho bạn. Từ nay trở đi, em hãy hứa với cô và cả lớp lần sau em sẽ tuyệt đối không tái phạm nữa. Đây là một bài học để cho cả lớp ta đáng ghi nhớ.
Nguồn: Tổng hợp.
 
Tình huống trong giảng dạy là vô cùng phong phú và phức tạp bởi vậy mà người giáo viên luôn phải linh hoạt trong mọi tình huống!
 
Là một giáo viên, dù ở cấp học nào chúng ta cũng không tránh khỏi những tình huống sư phạm. Dưới đây là một số tình huống có thể bạn đã và sẽ gặp trong quá trình giảng day.
Tình huống 1: Một học sinh trong lớp bạn chủ nhiệm làm mất xe đạp đã không dám về nhà vì lo sợ bố mẹ đánh mắng. Bạn biết học sinh đó đang ở nhà một người thân. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý:

- Đến nhà em học sinh đó để hỏi han tình hình và trấn an tinh thần của gia đình. Nhấn mạnh những điểm tốt của học sinh đó để gia đình yên tâm về con mình và không nghĩ rằng em đánh mất xe vì một lý do xấu.

- Khéo léo chỉ ra cho học sinh cách giáo dục sai lầm của gia đình là dùng bạo lực, phương pháp đó có thể gây cho học sinh bị tổn thương nặng nề về tâm lý.

- Khi gia đình hiểu bạn hứa sẽ tìm và đưa em trở về gia đình

- Bạn và vài học sinh trong lớp đưa em đó về để xin lỗi bố mẹ và hứa lần sau cẩn thận hơn.

Tình huống 2: Bạn vào lớp dạy tiết 3 ở lớp. Khoảng 10 phút thì một em học sinh đứng lên hốt hoảng nói với bạn rằng em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi vào đã không thấy đâu. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý:

- Trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng.

- Sau đó bạn tiếp tục bài giảng và dành thời gian giải quyết vấn đề:

+ Trước tiên bạn khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong túi em không và có phải mất ở lớp thật không.

+ Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ một thái độ điềm tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với học sinh trong lớp: bạn động viên tinh thần tự giác của các em, giải thích cho học sinh và mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy.

+ Nếu có học sinh trong lớp lấy của bạn thì giáo viên không mạt sát học sinh mà tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết.

+ Giáo viên có lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và học sinh cả lớp.

Tình huống 3: Bạn được Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 2A. Khi nhận lớp bạn thấy các em rất trầm. Trong các giờ học học sinh không tích cực tham gia tìm hiểu bài. Các em cũng không hăng hái tham gia vào các hoạt động của lớp. Bạn phải làm gì để khuấy động phong trào của lớp?

Làm sao để lớp sôi nổi như thế này?


Gợi ý:

- Tìm hiểu nguyên nhân mà lớp trầm và chưa tích cực tham gia hoạt động học tập và các hoạt động khác.

- Đưa ra các biện pháp phù hợp:

+ Có các biện pháp để động viên khích lệ các em mỗi khi làm được một việc tốt
+ Cùng cả lớp tổ chức những trò chơi chung, những buổi học ngoại khóa
+ Động viên học sinh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của lớp của trường
+ Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, cuối tuần có biểu dương khen thưởng kịp thời.

Tình huống 4:
Bạn được Ban Giám hiệu giao cho bạn tổ chức một tiết hoạt động tập thể cho toàn bộ học sinh khối 5, nhưng bạn chưa hiểu nên rất lúng túng không biết làm thế nào. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó?

Gợi ý:

- Tìm hiểu chủ đề của tiết HĐTT trong thời gian đó

- Xây dựng giáo án, tìm phương án tổ chức của tiết

- Xin ý kiến đóng góp của các giáo viên trong khối

- Duyệt giáo án với Ban giám hiệu trước khi thực hiện

- Khi thực hiện xong xin ý kiến đóng góp của tất cả giáo viên dự và ban giám hiệu.

Tình huống 5: Đang trong giờ học, Nam đứng dậy thưa:

- Thưa cô, bạn Hà lấy bút của em ạ!

- Thưa cô, em không lấy. Hà trả lời.

- Chính mắt em nhìn thấy ngòi bút của em nằm trong hộp bút của bạn ấy. Nam khẳng định.

Vậy bạn sẽ xử lý như thế nào?

Gợi ý: Giáo viên nhẹ nhàng hỏi Hoà có nhặt được bút của bạn mà chưa kịp trả lại không? Cô tuyên dương các em nhặt được của rơi trả lại người mất và khen những em có tính tự giác.

Nếu học sinh không tự giác thì vào cuối buổi học, GV cho cả lớp ở lại và tiến hành kiểm tra toàn lớp (để tránh trường hợp Hà không phải là thủ phạm như vậy sẽ không ảnh hưởng tới tâm lí của học sinh). Lúc này khi đã tìm được học sinh lấy bút của bạn Nam thì GV cần nhắc nhở học sinh đó một cách nhẹ nhàng, tình cảm mang tính giáo dục. Giáo viên có thể nói: Cô rất buồn với hành động của em vì em đã không dũng cảm nhận lỗi để trả lại bút cho bạn. Từ nay trở đi, em hãy hứa với cô và cả lớp lần sau em sẽ tuyệt đối không tái phạm nữa. Đây là một bài học để cho cả lớp ta đáng ghi nhớ.
Nguồn: Tổng hợp.
Mỗi tình huống giáo viên cần đưa ra các cách giải quyết khéo léo để làm tốt công tác chủ nhiệm.
 
Nghề giáo phải đối mặt vs vô vàn áp lực trong đó phần không nhỏ phải kể đến là những tình huống ko thể lường trước! Các tình huống trên khá thiết thực và điển hình!
 
Nghề giáo phải đối mặt vs vô vàn áp lực trong đó phần không nhỏ phải kể đến là những tình huống ko thể lường trước! Các tình huống trên khá thiết thực và điển hình!
Nếu bạn đã từng giải quyết tình huống sư phạm nào trong quá trình giảng dạy và mang lại hiệu quả tốt. Hãy chia sẻ cho mình nhé.
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời lần cuối từ
Văn Học,
Trả lời
4
Lượt xem
803

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top