Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta, bài 16 Địa 12

Huyền Trang

Thành Viên
Điểm
0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Giáo án địa lý 12 Bài 16. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-
Hiểu và phân tích được đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta.

- Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của dân số đông, tăng nhanh và phân bố chưa hợp lí.

- Biết được một số chính sách dân số ở nước ta.

2. Kĩ năng

- Phân tích được bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số Việt Nam để hiểu và trình bày về tình hình tăng DS, cơ cấu DS và phân bố dân cư ở nước ta.

- Sử dụng Bản đồ phân bố dân cư, dân tộc và Atlat địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm phân bố dân cư.

3. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ Dân cư VN, (- Bản đồ hành chính Việt Nam)

2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức:


Lớp 12Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
2. Ôn và kiểm tra bài cũ

Hướng dẫn đáp án đề kiểm tra học kì I

3.Tiến trình bài học

Hoạt động 1: Khởi động


Dân cư và lao động là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước. Lớp 9 các em đã học về địa lý dân cư Việt Nam, để trả lời:

Phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì?

GV gọi một vài Hs trả lời rồi tóm tắt ý chính và nói: Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

Nội dung 1: Tìm hiểu đặc điểm Đông dân nhiều thành phần dân tộc.


Hình thức: Nhóm

Phương pháp: dạy học hợp tác, đàm thoại, khai thác hình ảnh

Hoạt động của HS, GV
Nội dung
- Bước 1: chia nhóm, giao nhiệm vụ
(nhóm theo dãy bàn)
Nhóm 1: HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi
?Hãy cho biết qui mô DS nước ta
?DS đông có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển KT-XH đất nước
Kể tên một số dân tộc sống ở TDMN phía Bắc ? ở Tây Nguyên ?
Vấn đề gì cần quan tâm đối với các dân tộc ít người ? Vì sao ?
=>Cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với phát triển KT-XH của một số vùng dân tộc ít người.

Nhóm 2:
HS làm việc với hình 16.1
- Thời kỳ DS nước ta tăng nhanh ?
- Giải thích cho từng thời kỳ ?
- Phân tích nguyên nhân của sự gia tăng DS (Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội và Chính sách dân số, Tâm lí xã hội; Ytế, chế độ dinh dưỡng...)
DS tăng nhanh gây khó khăn gì ?
DS trẻ có thuận lợi , khó khăn gì ?

Bước 2: thảo luận – tg 3p
Bước 3: đại diện nhóm trình bày nội dung. Gv nhận xét, bổ sung.

1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

a) Đông dân:
- 84 156 nghìn người (2006), 3 /ĐNA, 13/ TG.
à Thuận lợi: Nguồn LĐ dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Khó khăn: phát triển KT, giải quyết việc làm...

b) Nhiều thành phần dân tộc
- Có 54 dân tộc (dân tộc Kinh: 86,2%)
à Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc.
Khó khăn: sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc.
- Ngoài ra còn có khoảng 4.0 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.


2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
a) Dân số còn tăng nhanh:
tăng >1 triệu người/năm.
(tương đương 1 tỉnh có dân số trung bình).
- Tg % giảm, không đều qua các thời kì.
Ví dụ: giai đoạn 1989 - 1999 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,7% đến giai đoạn 2002 - 2005 là 1,32%.

* Nguyên nhân:- Dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh sản lớn, tâm lí xã hội “thích con trai”.
- Giai đoạn 1960-1990 bùng nổ dân số do: tỉ suất sinh giảm chậm trong khi tỉ suất tử giảm nhanh.

* Hậu quả của sự gia tăng dân số : tạo nên sức ép lớn về nhiều mặt (sức ép với sự phát triển kinh tế-xã hội , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống)
b) Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi theo hướng già hóa.
- Trong độ tuổi lao dộng chiếm 64%, mỗi năm tăng thêm khoảng 1,15 triệu người.
à Thuận lợi: Nguồn lao động đồi dào, năng động, sáng tạo.
Khó khăn sắp xếp việc làm.
Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm Phân bố dân cư chưa hợp lí
Hình thức: Cặp đôi
Phương pháp: đàm thoại, phát vấn, khai thác hình ảnh
GV cho HS làm việc với bảng 16.2 và 16.3 ->Rút ra kết luận về sự phân bố dân cư nước ta ?
- Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Giải thích tại sao mật độ DS ở đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long?
Đọc bảng 16.8 nhận xét & giải thích về sự thay đổi tỷ trọng dân số giữa thành thị và nông thôn?
(Quá trình CN hoá, hiện đại hoá đất nước thúc đẩy quá trình đô thị hoá làm tăng tỉ lệ dân thành thị) .
Dân cư nước ta chủ yếu sống ở nông thôn nói lên vấn đề gì ?

Tại sao có sự bất hợp lí đó ?
Gv đưa câu hỏi, gọi HS trả lời.
3. Phân bố dân cư chưa hợp lí
Mật độ DS 254ng/km2 (2006), phân bố chưa hợp lí

a, Biểu hiện

- Giữa đồng bằng với miền núi

+ Đồng bằng tập trung 75% dân số, mật độ cao.
(VD: Đồng bằng sông Hồng mật độ 1225 người/km2; Vùng Tây Bắc 69 người/km2)
+ Miền núi chỉ chiếm 25% dân số nhưng diện tích 75%

- Giữa thành thị và nông thôn

+ Nông thôn chiếm 73,1% dân số, đang giảm tỉ trọng.
+ Thành thị chiếm tỉ trọng thấp, đang có xu hướng tăng

* Nguyên nhân:
+ Điều kiện tự nhiên.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ
+ Trình độ phát triển KT-XH, chính sách...
→ Gây khó khăn trong khai thác tài nguyên, sử dụng lao động
Nội dung 3: Tìm hiểu Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu nguồn lao động nước ta:
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: đàm thoại, phát vấn
PA1:
GV tổ chức trò chơi: "Ai đúng hơn".
- Chia lớp thành 2 đội chơi (3 HS/đội), yêu cầu: HS dùng các mũi tên để gắn đặc điểm DS và phân bố dân cư với các chiến lược phát triển DS tương ứng. Có thể gắn 1 đặc điểm với nhiều chiến lược và ngược lại.
Các HS còn lại đánh giá: Nhóm nào gắn đúng và nhanh hơn là chiến thắng.
PA2:
?Vấn đề việc làm ở nước ta nói chung và ở địa phương em hiện nay như thế nào? Nguyên nhân?
? Đề xuất hướng giải quyết! Hành động của bản thân?
4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu nguồn lao động nước ta:


- Kiềm chế tốc độ tăng dân số…
- Phân bố lại dân cư, nguồn lao động giữa các vùng.
- Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn, thành thị
- Tăng cường xuất khẩu lao động
- Phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và nông thôn.
è Dân cư luôn là nguồn lực tác động mạnh mẽ tới sự phát triển KT - XH nước ta. Làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn lực DS không phải chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam.

Hoạt động 3: luyện tập

Hoạt động của GV, HS
Nội dung
Câu 1. Phân tích những hậu quả của việc dân số tăng nhanh ở nước ta.

Gọi HS trả lời
Gọi HS khác nhận xét, cho điểm
GV nhận xét, bổ sung (nếu cần)








Câu 2. Tại sao nước ta phải phân bố lại dân cư?

Gọi HS trả lời
Gọi HS khác nhận xét, cho điểm
GV nhận xét, bổ sung (nếu cần)
Câu 1:
Dân số tăng quá nhanh gây tác động tổng hợp lên kinh tế, xã hội và môi trường.
- Về kinh tế: Dân số tăng nhanh gây trở ngại cho việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Việc bố trí cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ cũng gặp khó khăn.
- Về xã hội: Dân số tăng nhanh gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho số dân đông luôn là vấn đề khó khăn.
Trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế-xã hội của nước ta chưa cao, mức sống thấp, việc gia tăng dân số nhanh gây ra nhiều vấn đề xã hội: tệ nạn xã hội, dịch bệnh,... Ở các đô thị, vấn đề nhà ở, giao thông, điện nước,…khó giải quyết một cách trọn vẹn trong thời gian ngắn.
- Về môi trường: Dân số tăng nhanh tác động lớn đến môi trường, khai thác quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm MT.

Câu 2: Mức độ nhận thức: thông hiểu

* Nước ta phải phân bố lại dân cư vì:
Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006) nhưng phân bố chưa hợp lý giữa các vùng lãnh thổ.
- Giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
- Giữa thành thị và nông thôn:
Phân bố dân cư chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên. Vì vậy, nước ta phải phân bố lại dân cư cho hợp lý.
Hoạt đông 4: Vận dụng

Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô DS vẫn tiếp tục tăng ? cho ví dụ chứng minh


- Do quy mô dân số nước ta lớn, nên dù tỉ lệ gia tăng giảm thì quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng

- Do dân số đông nên số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều, nên dù tỉ lệ thì quy mô dân số vẫn tăng

Ví dụ: quy mô dân số 70 triệu người, tỉ lệ gia tăng 1,5% è mỗi năm tăng 1,05 triệu người

Nếu quy mô dân số 84 triệu người, tỉ lệ gia tăng 1,31% è mỗi năm tăng 1,1 triệu người.

Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo

Tìm hiểu mười đặc điểm dân số nước ta hiện nay
:

1. Qui mô lớn, phát triển nhanh 2. Dân số trẻ nhưng đang bước vào thời kì chuyển sang già

3. Mất cân đối giới tính 4. Phân bố không đều

5. Tỉ lệ dân đô thị thấp 6. Mức sinh giảm nhưng chưa ổn định

7. Mức chết thấp, ổn định 8. Chất lượng dân số chưa cao

9. Qui mô gia đình nhỏ nhưng phức tạp và dễ “vỡ”

10. Sức khỏe sinh sản bị tổn thương và đứng trước thách thức mới.

4. Tổng kết, đánh giá:

Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy tổng kết nội dung

Giáo viên nhận xét đánh giá

5. Hướng dẫn về nhà:

- Đọc kĩ bài, làm bài tập trong SGK, Sách BT

- Tìm hiểu bài lao động và việc làm.
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Huyền Trang,
Trả lời
0
Lượt xem
643

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top