Tuần 14, Tiết 57, VB:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của người chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX: Lẫm liệt, phong thái đàng hoàng
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt của bài thơ
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật đầu thế kỷ XX
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ trong văn bản
- HS được rèn luyện kỹ năng đọc, hiểu văn bản; hiểu tác dụng của lối nói khoa trương, phóng đại trong thể thơ này.
3. Thái độ
- Có thái độ yêu mến, trân trọng và cảm phục phẩm chất, ý chí, tinh thần và nghị lực của lớp cha ông thuở trước. Biết noi gương sáng trong những thử thách của cuộc sống.
- Học sinh tự hào về những tấm gương kiên trung bất khuất trong lịch sử cứu nớc của dân tộc.
4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, thưởng thức văn học, thẩm mĩ.
* Tích hợp:
- Tư tưởng HCM: Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng HCM trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch (tiếng cười lạc quan trong Nhật ký trong tù).
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng
- HS: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi trong Sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/ ổn định tổ chức: 1’
2/ Kiểm tra kiến thức cũ: 5’
? Nhà thơ muốn nhắn nhủ điều gì qua văn bản: Thơ về nhà mình của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh?
3.Bài mới :
Trong bài Văn tế Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu viết:
Ba tấc lưỡi, mà gươm, mà súng, nhà cường quyền trông gió cũng gai ghê.
Một ngòi lông, vừa trống, vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chói.
Cùng với Phan Bội Châu, hình ảnh Phan Châu Trinh sống mãi trong niềm tự hào và ngưỡng mộ của dân tộc. Họ là những con người tâm huyết với sự nghiệp cứu nước ở những năm đầu của thế kỉ XX. Vốn xuất thân từ những nhà nho nên họ vẫn mang cốt cách của Nho gia, vẫn có dáng dấp của những con người nghĩa khí. Họ thường làm thơ để bày tỏ chí khí của mình. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ là một bài thơ như thế.
- Thời gian: 37 phút
IV. Rút kinh nghiệm................................................................................................
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
(Phan Châu Trinh)
(Phan Châu Trinh)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của người chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX: Lẫm liệt, phong thái đàng hoàng
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt của bài thơ
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật đầu thế kỷ XX
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ trong văn bản
- HS được rèn luyện kỹ năng đọc, hiểu văn bản; hiểu tác dụng của lối nói khoa trương, phóng đại trong thể thơ này.
3. Thái độ
- Có thái độ yêu mến, trân trọng và cảm phục phẩm chất, ý chí, tinh thần và nghị lực của lớp cha ông thuở trước. Biết noi gương sáng trong những thử thách của cuộc sống.
- Học sinh tự hào về những tấm gương kiên trung bất khuất trong lịch sử cứu nớc của dân tộc.
4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, thưởng thức văn học, thẩm mĩ.
* Tích hợp:
- Tư tưởng HCM: Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng HCM trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch (tiếng cười lạc quan trong Nhật ký trong tù).
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng
- HS: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi trong Sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/ ổn định tổ chức: 1’
Lớp | Sĩ số | Ngày giảng | Điều chỉnh |
8A1 | 43 | /11/2018 | |
8A2 | 42 | /11/2018 | |
8A3 | 42 | /11/2018 | |
2/ Kiểm tra kiến thức cũ: 5’
? Nhà thơ muốn nhắn nhủ điều gì qua văn bản: Thơ về nhà mình của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh?
3.Bài mới :
* Hoạt động 1: Khởi động. Thời gian: 2 phút
Trong bài Văn tế Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu viết:
Ba tấc lưỡi, mà gươm, mà súng, nhà cường quyền trông gió cũng gai ghê.
Một ngòi lông, vừa trống, vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chói.
Cùng với Phan Bội Châu, hình ảnh Phan Châu Trinh sống mãi trong niềm tự hào và ngưỡng mộ của dân tộc. Họ là những con người tâm huyết với sự nghiệp cứu nước ở những năm đầu của thế kỉ XX. Vốn xuất thân từ những nhà nho nên họ vẫn mang cốt cách của Nho gia, vẫn có dáng dấp của những con người nghĩa khí. Họ thường làm thơ để bày tỏ chí khí của mình. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ là một bài thơ như thế.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Thời gian: 37 phút
Hoạt động của GV | HĐ của HS | ND bài học |
?Trình bày hiểu biết của em về tác giả Phan Châu Trinh ? - Phan Chu Trinh (1872 - 1926), hiệu là Tây Hồ. Biệt hiệu là Huy Mã. Quê : Tây Lộc, Hà Đông, Quảng Nam. Đỗ phó bảng làm quan trong 1 thời gian ngắn. - Đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất VN có tài văn chương. - Tác phẩm chính : " Tây Hồ Thi Tập" " Tỉnh Quốc Hồn Ca" .... ? Văn bản "Đập đá ở Côn Lôn ra đời trong hoàn cảnh nào? + Tháng 4 năm 1908, sau vụ chống thuế ở Trung kỳ thất bại, Phan Châu Trinh bị bắt, kết án chém “nhưng đày ra xa ba ngàn dặm, gặp ân xá cũng không cho về”, ông bị đày ra Côn Đảo. + Bài thơ được sáng tác trong thời gian Phan Châu Trinh bị đi đày ngoài Côn Đảo, khi ông và các tù nhân khác phải làm công việc khổ sai: đập đá. ? Em biết gì về Côn Đảo và nhà tù Côn Đảo? - Côn Đảo- Côn Lôn là hòn đảo trơ trọi giữa nắng gió biển khơi, một hòn đảo nhỏ nằm ở phía đông nam nớc ta, cách bờ biển Vũng Tàu hơn trăm km. Hơn 100 năm trớc đây, thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mĩ đã xây dựng hệ thống nhà tù kiên cố, tàn bạo còn được gọi là địa ngục trần gian để giam giữ những người Việt Nam yêu nước. Nhiều chiến sĩ CM đã phải gục ngã ở nơi này vì phải lao động kiệt sức và vì đòn roi của kẻ thù. Nhưng cũng từ đây, tinh thần CM của họ càng thêm tôi luyện đúng nh Phan Châu Trinh đã nói: “ Đây là trường học thiên nhiên, mùi cay đắng ấy, làm trai ở thế kỉ XX này không thể không nếm cho biết”. GV: Định hướng đọc : Giọng đanh thép, mạnh mẽ, hào hùng, tự tin để thể hiện khẩu khí, mục đích nói chí, tỏ lòng của nhà thơ. + 4 câu thơ đầu nhịp 2/2/3 + 4 câu thơ cuối nhịp 4/3 + Chú ý: các từ láy, động từ * Gọi HS đọc và nhận xét. ? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? ? Phần nội dung nào sử dụng tự sự, nội dung nào biểu cảm ? - Nội dung công việc đập đá. - Nội dung cảm nghĩ từ việc đập đá. Định hướng: Biểu cảm – trữ tình ? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Định hướng: Tác giả - Phan Châu Trinh-người tù yêu nước ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? - Thất ngôn bát cú Đường luật GV: Nêu hiểu biết của con về thể thơ Thất ngôn bát cú Đờng luật? + Số câu, số chữ, vần, đối... + Bố cục 4 phần: đề, thực, luận, kết. ? Đọc nhan đề bài thơ, có bạn cho rằng bài thơ kể về công việc đập đá ở Côn Lôn, có bạn lại cho rằng bài thơ mượn chuyện đập đá để nói ý chí của ngời tù. ý kiến của em như thế nào ? GV chốt: + Tại Côn Đảo, bọn thực dân bắt người tù phải lao động khổ sai: đập đá để xây nhà tù, nhà chúa ngục, cầu tàu… kẻ thù chọn việc đập đá làm công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể, tiêu hao sức lực người tù hòng khuất phục ý chí người tù. + Tác giả mượn công việc đập đá và hình ảnh người tù đập đá để nói về bản lĩnh, khí phách, phẩm chất cách mạng của bản thân- người tù- sĩ phu yêu nớc và cách mạng trong hoàn cảnh tù đầy chốn địa ngục trần gian. - Đặc điểm chung của thơ Đường là từ ngữ hàm súc, cô đọng, bố cục chặt chẽ. Thông thường khi phân tích bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật thường phân tích theo bố cục của thể thơ 4 phần. Nhưng ở bài thơ này, ngay từ nhan đề bài thơ, đến tứ thơ, từng câu thơ, hình ảnh, hành động, cử chỉ đều mang tính đa nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất (nghĩa đen, nghĩa mờ nhạt) chỉ công việc đập đá; lớp nghĩa thứ hai (nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng) chỉ hình ảnh người tù đập đá và chí khí của người tù trong công việc đập đá. Chúng ta sẽ đi phân tích bài thơ theo BC 2 phần Phần 1 Hình ảnh người tù đập đá ở Côn Lôn Phần 2 Hình tượng người anh hùng trong nguy nan để hiểu rõ hơn điều đó. ? Công việc, thời gian, không gian đập đá ở Côn Lôn được tác giả miêu tả qua những từ ngữ nào? - Công việc: xách búa - đánh tan - 5,7 đống ra tay- đập bể - mấy trăm hòn - Thời gian, không gian: Tháng ngày, mưa nắng ?Em có nhận xét gì về điều kiện làm việc và công việc đập đá ở Côn Lôn ? +Thời gian làm việc : quãng thời gian dài + Không gian: Giữa đảo Côn Lôn, mưa nắng... + Công việc: Vất vả, nặng nhọc... GV: Xuyên suốt bài thơ là cảnh đập đá ở Côn Lôn. Chỉ bằng một vài từ ngữ, tác giả đã vẽ ra được khung cảnh đập đá ở Côn Lôn giữa trời nước mênh mông, giữa một hòn đảo xa xôi, lộng gió, mùa nắng thì nắng chói chang, cháy da, cháy thịt, mùa mưa thì tầm tã, thiếu thốn đủ thứ lại phải chịu đòn roi, tra tấn lao dịch khổ ải. Trên nền khung cảnh đó là hình ảnh người tù khổ sai đập đá vất vả cực nhọc. Không chỉ có hình ảnh mà ta còn nh nghe thấy âm vang của tiếng đá lở, tiếng búa chát chúa. Bằng các từ láy, các động từ mạnh và đặc biệt là cách dùng điển tích từ hình ảnh những ngời tù đập đá liên tởng đến nhân vật huyền thoại bà Nữ Oa đội đá vá trời, ta thấy công việc đập đá hiện ra là công việc khổ sai vất vả, nặng nhọc. => Chuyển ý: Mục đích của thực dân Pháp là muốn dùng Côn Đảo, dùng việc đập đá làm công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể, tiêu hao sức lực ngời tù hòng khuất phục ý chí của họ. Công việc đập đá lại vô cùng vất vả, cực nhọc, những ngời tù nh Phan Châu Trinh chỉ là những nhà nho quen cầm bút, phải làm những việc khổ ải nh vậy thì ý chí và nghị lực của họ liệu có bị lung lạc không? Chúng ta cùng tìm hiểu lớp nghĩa thứ hai : ? Ngay mở đầu bài thơ, ta cảm nhận được ý chí người tù yêu nước Phan Châu Trinh qua 1 quan niệm. Đó là quan niệm gì? - “làm trai”đứng ...CL-> chí làm trai được gắn liền với một công việc cụ thể: Đập đá khổ sai, một tư thế cụ thể: Đững giữa đất CL đầy nắng gió. Thực ra đây là một quan niệm nhân sinh truyền thống được nhiều thế hệ nhà nho đề cập tới. Ca dao từng quan niệm: Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên. Còn trong Chinh phụ ngâm thì: Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao Nguyễn Công Trứ đã từng nói rằng: Chí làm trai nam, bắc, tây, đông Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. Hoặc: Làm trai sống ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Sau này, Phan Bội Châu đã khẳng định : Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời. Đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động cao cả, mãnh liệt. Phải làm những việc to lớn, xoay chuyển thời thế, xoay chuyển đất trời “Chí làm trai xẻ núi, lấp sông / Cho đáng mặt anh hùng đâu đấy tỏ” Đến Phan Châu Trinh, chí làm trai được gắn liền với một tư thế cụ thể, một công việc cụ thể. ? Phan Châu Trinh lao động khổ sai ở Côn Lôn với một tư thế ntn? - Đứng giữa đất Côn Lôn => đứng giữa đất trời, giữa biển rộng núi cao, tư thế - Lừng lấy ..non ? Dưa vào chú thích 3. Từ láy lừng lẫy gợi tư thế người tù ntn? - ngạo nghễ, lẫm liệt, sừng sững giữa vụ trụ bao la như thách thức với trời đất, với kẻ thù. ? Qua thế đứng ấy khí phách người anh hùng trong nguy nan vân hiện lên ntn? -> GV: Con người với chí khí lớn lao như vậy lại đứng giữa nơi lưu đầy, quanh năm sóng vỗ, đứng giữa đất Côn Lôn. Côn Lôn đã từ lâu cái tên đảo ấy chỉ nghe nhắc đến đã là một nỗi ghê sợ hãi hùng. Đó là nơi tù đày một đi khó ngày trở lại, ở đó là lao động khổ sai đến kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, tra tấn dã man... Đứng giữa đất Côn Lôn là đứng giữa sóng gió của biển cả non cao. Là cái tư thế đội trời đạp đất, hiên ngang sừng sững, đạp lên gian khổ, vượt lên cái chết không một chút sợ hãi, từ câu thơ toát lên một vẻ đẹp cao cả, hùng tráng. Cảm hứng lãng mạn ngay từ những câu mở đầu của bài thơ. ? Từ công việc đập đá, lao dịch khổ sai tác giả giúp ta hình dung đến hành động, sức mạnh của người tù yêu nước trong công việc đập đá. Tìm những từ ngữ thể hiện điều đó? - xách búa, đánh tan..hòn ? biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để MT hành động, sức mạnh của người chí sĩ trong hoàn cảnh tù đày? - Động từ mạnh, khoa trương, đối ... ? Qua những từ ngữ đó giúp ta cảm nhận hành động, sức mạnh của người tù như thế nào? + Hành động mạnh mẽ + Sức mạnh thần kì... GV giảng: Đập đá là công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Lôn càng cực nhọc hơn bởi điều kiện khắc nghiệt của nhà tù và thời tiết. Bằng nét bút khoa trương tác giả đã biến công việc đập đá khổ sai biến thành công cuộc chinh phục thiên nhiên và người tù đang làm việc khổ sai vụt biến thành một dũng sĩ với một sức mạnh thần kì. Chàng dũng sĩ ấy có khí thế bừng bừng, hiên ngang, lừng lẫy như bước vào một cuộc giao tranh quyết liệt, hành động quả quyết mạnh mẽ: xách búa, ra tay; sức mạnh thật là ghê gớm, thần kì: lở núi non, đánh tan năm bảy đống, đập bể mấy trăm hòn. Qua các động từ mạnh được đặt trong những vế đối chặt chẽ, hình ảnh người tù gầy guộc, đen sạm, tả tơi vì đói khát, vì đánh đập đang trần lưng dưới nắng gió biển khơi, nhòa mờ đi để làm nổi bật hình ảnh bậc đại trượng phu dũng liệt, kiêu hùng. ? Đúng với vai trò của phần luận trong bài thơ, từ công việc đập đá, tác giả đã bàn luận về vấn đề gì? - Bàn về phẩm chất của người chiến sĩ CM ?Những biện pháp nghệ thuật nào được thể hiện ở hai câu luận? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó ? - Hình ảnh ẩn dụ tạo thế tương quan đối lập trong một phép đối rất chỉnh tháng ngày > < mưa nắng thân sành sỏi > < dạ sắt son tháng ngày, mưa nắng chỉ những gian khổ phải chịu đựng trong một thời gian đối lập với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ (thân sành sỏi) và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ CM (càng bền dạ sắt son) * Lối chơi chữ sử dụng từ gần nghĩa : sành, sỏi (hiểu theo nghĩa đen), đá tạo nên sự thú vị cho bài thơ ? Hai câu khẳng định PC gì của người tù yêu nước? - Bàn về phẩm chất của người chiến sĩ CM : Cuộc sống tù ngục, gian lao, khó khăn nhưng họ có sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son, kiên cường, gian nan không sờn lòng, khó khăn không nản chí => Họ là những con người bền gan vững chí, có tấm lòng sắt son, niềm tin sắt đá vào sự nghiệp CM GV: Chỉ qua một vài từ ngữ ta thấy hiện lên ý chí bình tĩnh, thái độ vững vàng, sẵn sàng đón nhận và vượt qua mọi gian khổ. Càng trong công việc khổ sai nặng nề, càng trong chốn lưu đầy đằng đẵng, ý chí và nghị lực của người tù càng được tôi rèn, mài giũa. Phép đối được sử dụng trong hai câu thơ 5,6 giúp ý câu sau tăng thêm bổ sung thêm ý cho câu trước, khẳng định ý chí, nghị lực của người tù cách mạng ngày càng tăng. Muốn xứng đáng anh hùng để hoàn thành sự nghiệp cứu nước vĩ đại phải bền gan vững chí, phải có tấm lòng sắt son, niềm tin sắt đá. Và kẻ thù đã thất bại trước nghĩa khí của bậc hào kiệt, trượng phu : phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất. (sách Mạnh Tử: phú quý không làm mờ muội, nghèo khổ không làm lay chuyển, uy vũ không khuất phục nổi). ? Trong hai câu thơ kết, hình ảnh kẻ vá trời được liên tưởng tới hình ảnh nào? Em có NX gì về sự liên tưởng đó của tác giả ? Đây chính là hình ảnh ẩn dụ liên tưởng rất hợp lí vì công việc đập đá và đội đá vá trời có những nét tương đồng; vì sự nghiệp cứu nước của ông và các đồng chí cũng có ý nghĩa lớn lao như hành động của bà Nữ Oa : Bà Nữ Oa đội đá vá trời là thay đổi trời đất cứu con người khỏi cảnh tối tăm còn những người tù đang tìm cách xoay chuyển cả lịch sử giúp nhân dân thoát khỏi ách tối tăm nô lệ. Rất táo bạo vì công việc đập đá được sánh ngang tầm với công việc sắp xếp lại giang sơn. Hình ảnh người tù được nâng lên thành một hình ảnh kì vĩ lớn lao, một nhân vật chỉ có trong huyền thoại. ? Em hiểu “lỡ bước” là như thế nào và “việc con con” mà tác giả nhắc tới là gì? Trong thực tế đó có phải là những việc con con thật không? - Lỡ bước : không may bị bắt , rơi vào cảnh tù đầy. Việc con con là công việc đập đá khổ sai , là đòn roi tù ngục, là tất cả những khó khăn gian nan trên bước đường cứu nước. ? Hoài bão cứu nước và những gian nan trên con đường cứu nước được đặt trong mối quan hệ nào ? - Quan hệ đối lập : + Sự nghiệp cứu nước là công việc lớn lao còn việc vào tù, lao động khổ sai chỉ là lỡ bước, là việc con con không có gì đáng kể gì. ? Qua đây em hiểu thêm vẻ đẹp đáng khâm phục nào của PCT? + tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại, làm chủ hoàn cảnh. *GV: Từ công việc đập đá tác giả liên tưởng đến hình ảnh Nữ Oa đội đá vá trời, để nói lên chí lớn của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước những năm đầu của thế kỉ XX, một công việc mà không phải ai cũng tin sức người có thể làm được. Với ông việc vào tù chỉ là lỡ bước, công việc đập đá khổ sai đầy ải chỉ là việc con con. Nhà thơ đem nỗi gian nan của mình (án chém chung thân, biệt xứ) để so sánh với sự nghiệp vá trời, cứu dân, cứu nước vĩ đại thì chỉ là việc con con. Với họ, sự nghiệp cứu nước là trên hết. Bằng hình ảnh ẩn dụ, cách nói khoa trương ta hiểu được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại, làm chủ hoàn cảnh. ? Mặc dù bị tù đày, lao dịch khổ ải nhưng ở người tù cách mạng Phan Châu Trinh ta cảm nhận được ở ông điều gì đáng khâm phục? Những điều này khiến ta liên tưởng đến nhà thơ nào đã học? + ý chí sắt đá, tinh thần lạc quan... + Phan Bội Châu *GV: Hình ảnh người tù đập đá, người anh hùng cứu nước ở nơi đầy ải hiện lên với dáng vẻ hiên ngang, tinh thần lẫm liệt, phẩm chất kiên gan, bền chí... Nó tạo nên sự thống nhất giữa tư thế và hành động, ý chí và tính cách của Phan Châu Trinh. .? Em hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? - Bút pháp lãng mạn; Giọng điệu hào hùng; Phép đối; đối lập; Lối nói khoa trương; Hình ảnh ẩn dụ. ? Bài thơ xây dựng nên những hình tượng nào? Theo em hình tượng nào là nổi bật? - người tù đập đá và người anh hùng cứu nước. ?vẻ đẹp của người tù anh hùng được thể hiện ntn trong bài thơ? - Có tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt.Không chịu khuất phục trước mọi hoàn cảnh.Luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son. * Đọc ghi nhớ: SGK trang 150 => GV chốt toàn bài: “Đập đá ở Côn Lôn” là tiêu biểu cho thơ ca viết trong nhà tù thực dân của các chiến sĩ yêu nước cách mạng đầu thế kỉ XX. Bài thơ có giọng điệu hào hùng, ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng. Người xưa lấy thơ để dãi bày cái tâm, nói lên cái chí, sẵn sàng xả thân để cứu nước, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đầy. Đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ. Trở lại bối cảnh LSDT vào những năm đầu của thế kỉ XX, đó là những năm đen tối của LSDT. Một bầu không khí đau thương bao trùm cả XH khi mà các phong trào chông Pháp lần lượt thất bại. Trong văn chương đã xuất hiện những tiếng thở dài : Vẫn biết thời cơ đã lỡ rồi hay Trời đã về chiều ... Trong hoàn cảnh ấy thì những bài ca hùng tráng như Đập đá ở Côn Lôn hay Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác càng ngời sáng lên cái tâm, cái chí của những nhà nho yêu nước. ? Qua 2 bài thơ " Vào nhà ngục Quảng Đông" và " Đập đá ở Côn Lôn " Em hãy trình bầy lại những cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và CM đầu thế kỷ 20. Yêu cầu Học sinh chuẩn bị trong 5 phút. Yêu cầu Học sinh phát biểu ý kiến cá nhân. | Trình bày Trình bày Liên hệ Xác định Phát hiện Xác định Phát hiện Thảo luận cặp đôi (2p) Lắng nghe Phát hiện Nhận xét Lắng nghe Phát hiện Lắng nghe Phát hiện Phân tích Nhận xét Lắng nghe Phát hiện Xác định Đánh giá Lắng nghe Phát hiện Phát hiện Đánh giá Lắng nghe Phát hiện Nhận xét Giải thích Phát hiện Nhận xét Lắng nghe Trình bày Khái quát Đọc ghi nhớ Lắng nghe | I-Tìm hiểu chung 1.Tác giả - Phan Châu Trinh (1872-1926) là nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ lớn của nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác 1908 Khi bị bắt lao động khổ sai ở nhà tù Côn Đảo. - Phương thức biểu đạt: biểu cảm. - Thể thơ : Thất ngôn bát cú Đường luật. -Bố cục:2 phần II-Đọc hiểu văn bản 1. Công việc đập đá ở Côn Lôn - Công việc lao dịch, khổ sai, vất vả, cực nhọc. 2/ Hình tượng người anh hùng trong nguy nan - Khí phách hiên ngang lẫm liệt - Hành động quả quyết, mạnh mẽ - Sức mạnh phi thường. -Phẩm chất: bền gan, vững chí, niềm tin không dời đổi. -Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung III-Tổng kết 1.Nghệ thuật 2.Nội dung *Ghi nhớ/sgk |
* Hoạt động 3: luyện tập. Thời gian:5 phút
? Qua 2 bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông" và " Đập đá ở Côn Lôn " Em hãy trình bầy lại những cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và CM đầu thế kỷ 20. - GV khái quát, định hướng | Thảo luận cặp đôi (3p) Trình bày | IV. Luyện tập |
* .Hoạt động 4: vận dụng.Thời gian: 4p ? Người xưa thường lấy cái “tâm” để nói lên cái “chí”. “Cái tâm, cái chí” của của PCT thể hiện trong bài thơ này là gì?- sẵn sàng xả thân cứu nước, sắt son thủy chung với dt, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đầy - Hs trình bày, GV: n/xét, bổ sung |
*. Hoạt động 5: tìm tòi, sáng tạo.Thời gian: 2p ? Hãy chép những câu thơ bộc lộ chí khí yêu nước của VHVN giai đoạn từ 1900-1945?- HS hoàn thiện ở nhà Học thuộc lòng bài thơ, phân tích lại văn bản. Chuẩn bị Viết bài tập làm văn số 3 |