Đất nước nhiều đồi núi (tiết 1), địa lí 12

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Bài 6

ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức


- Trình bày được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

- So sánh được sự khác nhau cơ bản của 4 khu vực đồi núi

- Đánh giá được thế mạnh nổi bật trong phát triển kinh tế của các khu vực đồi núi.

2. Về kĩ năng

- Xác định 4 vùng địa hình đồi núi, đặc điểm của các vùng trên bản đồ.

- Xác định được vị trí các dãy núi, khối núi, các dạng địa hình chủ yếu mô tả trong bài học.

3. Thái độ

- Thể hiện tình yêu đất nước, tinh thần xây dựng quê hương

- Có ý thức bảo vệ môi trường vùng núi thông qua các hành động cụ thể

4. Định hướng năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ...

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, hình ảnh, khai thác phim....

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của Giáo viên


- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Atlat Địa lí Việt Nam.

- Một số hình ảnh về cảnh quan các vùng địa hình đất nước ta.

- Đoạn phim về các vùng núi

2. Chuẩn bị của học sinh

- Atlat địa lí Việt Nam.

- SGK, đồ dùng học tập.

III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

BẢNG MÔ TẢ

CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH

Nội
dung
Nhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao
Đất nước nhiều đồi núiTrình bày được đặc điểm chung của địa hình nước taSo sánh được đặc điểm của từng khu vực đồi núiĐọc Atlat, mô tả, đánh giá được thế mạnh đặc trưng của từng khu vựcPhân tích tác động của con người tới địa hình, đề xuất khai thác tài nguyên vùng núi tại địa phương

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP


A. Tình huống xuất phát (7 phút)

1. Mục tiêu

- Liệt kê nhanh một số địa danh núi nổi tiếng Việt Nam

- Gọi tên được một số dạng địa hình

- Phát biểu nhanh một số đặc điểm chung của địa hình nước ta

- Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tài nguyên vùng núi

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Trò chơi

- Hình thức: cá nhân/nhóm nhỏ

3. Phương tiện:

- Một số hình ảnh về các dạng địa hình nước ta như: dãy núi, dòng sông, hang động…

- HS ghi trên phiếu học tập

4. Tiến trình hoạt động

Bước 1
. Giao nhiệm vụ: Trò chơi - Trả lời nhanh, 8 câu

Bước 2: Giới thiệu thể lệ trò chơi

  • GV sẽ chiếu lần lượt 10 tấm hình
  • HS ghi nhanh tên các đối tượng/địa danh chỉ địa hình nước ta trong ô trống tương ứng ở PHT
  • Thời gian hoàn thành 10s
Bước 3. Thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu lần lượt các tấm hình tương ứng với các câu hỏi trả lời nhanh:

  • Địa danh nghỉ dưỡng nào có tên là thành phố hoa?
  • Dãy núi nào dài nhất nước ta?
  • Công trình nhân tạo nào đồ sộ nhất nước có từ thời Lý, Trần?
  • Tên loại công trình xuyên qua núi?
  • Hiện tượng thường xảy ra miền núi do mưa lớn, không giữ được đất ở vùng dốc?
  • Tên đỉnh núi cao nhất nước?
  • Tên hang động lớn nhất thế giới tỉnh Quảng Bình?
  • Tên Cao Nguyên ở vùng Tây Bắc, nổi tiếng là vùng trồng chè lớn?
  • Tên hình thức canh tác ở miền núi phía Bắc, là danh thắng cấp quốc gia?
  • Dạng địa hình thấp, bồi tụ bởi phù sa
Bước 4. Đánh giá: GV công bố đáp án, HS chấm chéo kết quả và báo cáo

HS chốt nhanh và thông tin liên quan

HS nào đúng trọn vẹn các đáp án, lấy điểm HS 1 cho các em

B. Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG

CỦA ĐỊA HÌNH NƯỚC TA (7 PHÚT)

1. Mục tiêu

-
Trình bày được đặc điểm chung của địa hình

- Dựa vào Atlat và clip, mô tả độ cao địa hình, kể tên các dãy núi chủ yếu

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Đàm thoại gợi mở/ hoạt động nhóm

3. Phương tiện

- Sử dụng phương tiện trực quan: Atlat địa lý VN

- Đoạn phim ngắn về địa hình VN

4. Tiến trình hoạt động

Bước 1:
HS quan sát đoạn clip và Atlat Địa lí VN để trả lời một số câu hỏi sau

- Cho biết các dạng địa hình chủ yếu của nước ta.

- Địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất?

- Hướng nghiêng chung của địa hình.

- Hướng chính của các dãy núi.

- Lấy VD về tác động của con người đến địa hình nước ta?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận

Bước 3: GV rút thăm gọi ngẫu nhiên HS trả lời

Bước 4: HS tự hoàn thành thông tin ngắn gọn trong phiếu HT. GV chuẩn kiến thức

1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH.
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

Đồi núi chiếm ¾ diện tích đất đai.
Đồi núi thấp chiếm hơn 85% diện tích , núi cao trên 2.000m chỉ có 1%.
b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
+ Hướng tây bắc – đông nam.
+ Hướng vòng cung.
c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU VỀ KHU VỰC ĐỒI NÚI (20 PHÚT)

1. Mục tiêu

-
Trình bày được đặc điểm địa hình các khu vực đồi núi

- Lập bảng so sánh được sự giống và khác nhau về hướng, độ cao của các khu vực địa hình

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Trạm và phòng tranh

3. Phương tiện

- Sử dụng phương tiện trực quan: Atlat địa lý VN

4. Tiến trình hoạt động

Bước 1:
GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm (phiếu học tập). Hình thành 8 nhóm chuyên gia.

Nhóm 1,2: trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông bắc

Nhóm 3,4: trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây bắc

Nhóm 5,6: trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường sơn Bắc

Nhóm 7,8: trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường sơn Nam

Bước 2: HS hoàn thành sản phẩm trong 5 phút theo cấu trúc

Phạm vi

Độ cao

Hướng

Cấu trúc

Giá trị kinh tế nổi bật

Bước 3: HS dán sản phẩm lên góc lớp theo vị trí GV đã cho trước. HS chia lại nhóm, 4 nhóm tạo thành một cụm, HS ghép nhóm, di chuyển theo trạm. Mỗi trạm HS có 3 phút trình bày, hỏi đáp

Bước 4: Đánh giá

  • HS hoàn thành bảng lớn ngẫu nhiên
  • GV chuẩn bị các thông tin, cắt nhỏ với các nội dung tương ứng.
  • Trong vòng 3 phút, HS hoàn thành thông tin
  • GV chiếu bảng tổng kết so sánh, HS chấm chéo sản phẩm
  • HS tự đánh giá và báo cáo kết quả
PHIẾU HỌC TẬP

Các vùng địa hình
Vị trí, phạm vi
Đặc điểm chính
Vùng núi Đông Bắc
Vùng núi Tây Bắc
Vùng núi Bắc Trường Sơn
Vùng núi Nam Trường Sơn
* Vùng trung du và bán bình nguyên (HS tự nghiên cứu)

C. Hoạt động luyện tập (vận dụng) (10 phút) – Có thể đảo lên làm phần khởi động qua 1 video minh họa dài 2 phút

1. Mục tiêu

+ Vận dụng các thông tin, đặc điểm vùng núi để đánh giá thế mạnh của vùng

+ Kĩ năng: sử dụng Atlat, liên hệ thực tiễn.

2. Chuẩn bị: Hình ảnh minh họa về vùng núi

3. Phương pháp/kĩ thuật: Đóng vai

4. Tiến trình hoạt động

Nêu vấn đề: Nếu là bộ trưởng Bộ NN&PTNT, anh/chị sẽ làm như thế nào để có thể nâng cao đời sống đồng bào miền núi?

HS suy nghĩ cá nhân trong 2 phút, phân tích 1 giải pháp mà cho là quan trọng nhất theo cấu trúc:

Tên giải pháp

Lí do 1 (căn cứ)

Lí do 2 (căn cứ)

Lí do … (căn cứ)

GV gọi ngẫu nhiên HS chia sẻ, GV ghi nhanh trên bảng, yêu cầu giải pháp không trùng nhau

GV chọn 1 giải pháp khả thi nhất, yêu cầu trình bày. Các HS khác lắng nghe, phản biện

GV cùng HS làm rõ vấn đề, khen ngợi các HS

GV tổng kết các hoạt động, tính điểm thi đua

D. Vận dụng và mở rộng(5 phút)

Học sinh thực hiện 2 nhiệm vụ ở nhà:

1. Mô tả đặc điểm vùng núi của địa phương em

2. Đánh giá thế mạnh và hạn chế của địa phương với sự phát triển KTXH

V. RÚT KINH NGHIỆM BÀY DẠY

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
Nguồn: TH
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
567

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top