giáo án Bài 1 Liên xô và các nước Đông Âu Sau chiến tranh thế giới thứ hai

Bụi Phấn

Thành Viên
Điểm
0
File word giáo án tiết 2 bài 1 Liên xô và các nước Đông Âu Sau chiến tranh thế giới thứ hai . Giáo án soạn theo chuẩn của công văn 2380 đầy đủ và chi tiết.
Ngày soạn: 6/9/2020
Ngày dạy:
Tiết 2 Bài 1 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Biết được sự thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và những thành tựu chính.

- Xác định tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu trên lược đồ. Hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.

2. Kỹ năng

- Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí của tứng nước Đông Âu.

- Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình.

3. Thái độ

- Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Âu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.

- Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu và những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên


- Giáo án word và Powerpoint.

- Tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai, bản đồ các nước Đông Âu, bản đồ thế giới.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức
.(1’)

9A1: 9A2:

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Nêu thành tựu chủ yếu của Liên xô từ 1950 đến đầu năm 70 ?

3- Bài mới: (37’)

“Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã sản sinh ra một nước chủ nghĩa xã hội duy nhất là Liên Xô, còn chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có những nước XHCN nào ra đời? Quá trình xây dựng CNXH ở các nước này diễn ra và đạt kết quả ra sao


Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Cá nhân
- Hướng dẫn HS quan sát bản đồ Châu Âu, xác định vị trí các nước Đông Âu.
- GV giảng: Trước chiến tranh các nước Đông Âu phụ thuộc vào các nước TB Tây âu. Trong thời kì chiến tranh họ lại bị phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch. Khi hồng quân Liên xô truy đuổi phát xít Đức về Beclin đã phối hợp với nhân dân các nước Đông Âu giúp họ giành chính quyền.
CH: Các nước dân chủ nhân dân Đông âu ra đời trong hoàn cảnh nào ?



- HS đọc phần chữ nhỏ SGK. GV gợi ý để HS thảo luận:
CH: Tất cả những nước này đều ra đời trong năm 1944-1945. Riêng CHDC nhân dân Đức mãi tháng 10/ 1949 mới thành lập. Vì sao?
- GV giải thích, HS quan sát H2 SGK.

CH: Để hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông âu đã làm gì ?






- Nhận xét - bổ sung - chốt.


Hoạt động 2 :
- Hướng dẫn HSđọc thêm bằng cách hệ thống các câu hỏi:
CH: Trình bày những nhiệm vụ của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH ?
CH: Em hãy nêu những thành tựu mà các nước Đông Âu đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH


Hoạt động 3 : Cá nhân
- Đọc phần III (Sgk.T.7).
CH: Trình bày hoàn cảnh, cơ sở hình thành hệ thống XHCN ?





Hoạt động 4 : Cá nhân
CH: Sự hợp tác tương trợ giữa Liên Xô và các nước Đông âu thể hiện như thế nào ?




CH: Nêu những thành tựu kinh tế tiêu biểu của khối SEV đã đạt được ?
Nhận xét –Bổ sung – Chốt.





CH: Tổ chức hiệp ước Vác-xa-va ra đời nhằm mục đích gì ?
- GV Nhận xét – kết luận.
1- Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông âu.








* Hoàn cảnh:

-Nhờ sự giúp đỡ to lớn của hồng quân Liên Xô. Nhân dân các nước Đông âu đã đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, một loạt các nước dân chủ nhân dân ở Đông âu ra đời : Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani, Bungari, Cộng hòa dân chủ Đức v.v…





* Nhiệm vụ:
- Để hoàn thành các mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông âu đã :
+ Tiến hành cải cách ruộng đất.
+ Quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của tư sản.
+ Thực hiên các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, đời sống nhân dân được cải thiện.


2- Tiến hành xây dựng CNXH (Từ 1950 đến những năm 70 của thế kỷ XX).
Hướng dẫn HS đọc thêm

III. Sự thành lập hệ thống XHCN
.
1- Hoàn cảnh và cơ sở hình thành :
a) Hoàn cảnh :
+ Các nước Đông Âu cần sự giúp đỡ cao hơn, toàn diện hơn của Liên Xô.
+ Có sự phân công sản xuất theo chuyên ngành giữa các nước.
b) Cơ sở hình thành :
+ Cùng chung mục tiêu xây dựng XHCN.
+ Nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin
+ Đều do Đảng cộng sản lãnh đạo.


2- Sự hình thành hệ thống XHCN
.


* Sự hợp tác thể hiện ở 2 tổ chức :
- Tổ chức tương trợ kinh tế giữa các nước XHCN (SEV – 8/1/1949 -> 28/3/1991).
- Tổ chức hiệp ước Vác-xa-va ( 14/5/1955 -> 1/7/1991).
* Thành tựu của SEV :
+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 10% năm.
+ Thu nhập quốc dân (1950-1973) tăng 5,7 lần.
+ Liên Xô cho các nước trong khối vay 13 tỉ rúp, viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp.
* Tổ chức hiêp ước Vác-xa-va ra đời có tác dụng to lớn : Bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, hòa bình, an ninh Châu Âu và thế giới.

Để xem đầy đủ nội dung giáo án lịch sử 9 tiết 2 bài 1 Hãy kích vào biểu tượng Word dưới đây ( tải về hoàn toàn miễn phí)
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Bụi Phấn,
Trả lời
0
Lượt xem
528

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top