giáo án Bài 1 - Tiết 4: Thực hành tiếng Việt (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Trần Ngọc

S.Moderator
Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tuy nhiên để giúp các em có thể hiểu sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn từ tiếng việt, cô sẽ hướng dẫn cả lớp tìm hiểu trong bài Thực hành tiếng Việt.

Tiết học Thực hành tiếng Việt sẽ giúp học sinh nhận biết được các kiểu cấu tạo của từ tiếng Việt: từ đơn và từ phức; nhận biết được nghĩa của từ và hiểu được nghĩa của một số thành ngữ.


7085



TIẾT 4: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- Nhận biết được các kiểu cấu tạo của từ tiếng Việt: từ đơn và từ phức (từ đơn, từ láy), chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu, đoạn văn;

- Nhận biết được nghĩa của từ ngữ, hiểu được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng, nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong văn bản.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện từ đơn, từ ghép, từ láy và chỉ ra được các từ loại trong văn bản.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt yêu cầu nhớ lại kiến thức tiếngViệt từ tiểu học và trả lời: Phân loại theo cấu tạo, tiếng việt có những từ loại nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời.

- Dự kiến sản phẩm
: Theo cấu tạo: từ đơn, từ ghép, từ láy;

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tuy nhiên để giúp các em có thể hiểu sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn từ tiếng việt, cô sẽ hướng dẫn cả lớp tìm hiểu trong bài Thực hành tiếng Việt.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm từ đơn, từ phức

a. Mục tiêu:
Nắm được các khái niệm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1 :
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn
Chia lớp thành 4 nhóm, hãy ghép các từ ở cột phải với các từ ở cột trái để miêu tả Dế Mèn cho phù hợp:
A B
VuốtNhọn hoắt
CánhRung rinh
NgườiHủn hoẳn
răngĐen nhánh
Bóng mỡ
Ngoàm ngoạp
- Gv yêu cầu HS quan sát lại bảng trên và đặt câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về các từ ở cột A và cột B?
+ Em nhận thấy từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?

- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
- Dự kiến sản phẩm:
Vuốt – nhọn hoắt
Cánh – hủn hoẳn
Người – rung rinh, bóng mỡ
Răng – đen nhánh, ngoằm ngoạp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
GV chuẩn kiến thức:
- Các từ ở cột A có 1 tiếng, đó là từ đơn. Các từ ở cột B có 2 tiếng, đó là từ ghép.
- Các từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa như: đen nhánh, bóng mỡ, nhọn hoắt từ ghép
- Các từ lặp lại âm đầu (rung rinh, hủn hoẳn, ngoằm ngoạp), không có quan hệ với nhau về nghĩa từ láy.
- GV yêu cầu HS rút ra khái niệm về từ đơn, từ ghép, từ láy.
I. Từ đơn và từ phức
- Từ đơn do một tiếng tạo thành, còn từ phức do hai hay nhiều tiếng tạo thành
- Từ phức:
+ Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.
+ Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm
NV2
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm bài tập nhanh
Bài tập thêm: Hãy chỉ ra các từ đơn, từ ghép, từ láy trong câu thơ sau:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn​
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
- Dự kiến sản phẩm:
Từ đơn: ta, ơi, biển, lúa, đâu, trời, đẹp, hơn
Từ ghép: Việt Nam, đất nước
Từ láy: mênh mông
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
Bài tập
- Từ đơn: ta, ơi, , đâu, trời, đẹp, hơn
- Từ ghép: Việt Nam, đất nước, biển lúa
- Từ láy: mênh mông
Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh

a. Mục tiêu:
Nắm được các khái niệm, tác dụng biện pháp tu từ so sánh.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV3: Tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát vi dụ:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan​
? Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh? Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
? Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy? So sánh như thế nhằm mục đích gì? (Hãy so sánh với câu không dùng phép so sánh)

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về so sánh
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
- Dự kiến sản phẩm:
* Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh:
+ Trẻ em như búp trên cành.
* Các sự vật, sự việc được so sánh:
+ Trẻ em đc ss với búp trên cành.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
GV chuẩn kiến thức
* Cơ sở để so sánh:
Dựa vào sự tương đồng, giống nhau về hình thức, tính chất, vị trí, giữa các sự vật, sự việc khác.
+ Trẻ em là mầm non của đất nước tương đồng với búp trên cành, mầm non của cây cối. Đây là sự tương đồng cả hình thức và tính chất, đó là sự tươi non, đầy sức sống, chan chứa hi vọng.
- Mục đích: Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc gợi cảm giác cụ thể, khả năng diễn đạt phong phú, sinh động của tiếng Việt
GV đưa ra mô hình so sánh:
Vế APhương diện ssTừ ssVế B
Trẻ emnhưBúp trên cành
II. So sánh

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa chúng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Bài tập 1
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và làm vào vở
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng
- GV củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS.
NV2:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp:
tìm các từ láy mô phỏng âm thanh trong VB Bài học đường đời đầu tiên, ví dụ như véo von, hừ hừ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;
- Dự kiến sản phẩm: phanh phách, phành phạch…
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng
NV3:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tìm và phân tích các từ láy trong các câu văn;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Các từ láy: phanh phách, ngoàm ngoạp, dún dẩy

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng
- GV chuẩn kiến thức: nghĩa của các từ láy
Phanh phách: âm thanh phát ra do một vật sắc tác động liên tiếp vào một vật khác.
Ngoàm ngoạp: nhiều, liên tục, nhanh
Dún dẩy: điệu đi nhịp nhàng, ra vẻ kiểu cách.
NV4:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4;
- GV hướng dẫn: để giải thích nghĩa thông thường của từ có thể dựa vào từ điển, còn để giải thích nghĩa của từ trong câu cần dựa vào từ ngữ đứng trước và sau nó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;
- Dự kiến sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
- GV chuẩn kiến thức:
Bài tập 5,6 : giao BTVN
Bài tập 1 SGK trang 20
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Tôi, nghe, ngườiBóng mỡ, ưa nhìn,Hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh













Bài tập 2 SGK trang 20
Một số từ láy mô phỏng âm thanh: phanh phách, phành phạch, ngoàm ngoạp, văng vẳng...

















Bài 3 SGK trang 20
Phanh phách: âm thanh phát ra do một vật sắc tác động liên tiếp vào một vật khác.
Ngoàm ngoạp: nhiều, liên tục, nhanh
Dún dẩy: điệu đi nhịp nhàng, ra vẻ kiểu cách.




















Bài 4 SGK trang 20

- Nghèo: ở vào tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc về yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất (như: Nhà nó rất nghèo, Dất nước còn nghèo).
- Nghèo sức:
khả năng hoạt động, làm việc hạn chế, sức khoẻ kém hơn những người bình thường.
- Mưa dầm sùi sụt: mưa nhỏ, rả rích, kéo dài không dứt.
- Điệu hát mưa dầm sùi sụt: điệu hát nhỏ, kéo dài, buồn, ngậm ngùi, thê lương.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong VB Bài học đường đời đầu tiên. Chỉ ra từ đơn, từ ghép, từ láy có sử dụng trong đoạn văn.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm.- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top