giáo án Bài 19- Đặc điểm bên ngoài của lá- sinh học 6

Huyền Trang

Thành Viên
Xu
0
Giáo án sinh học 6 soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:


- Học sinh nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá gồm: cuống, bẹ lá, phiến lá.

- Phân biệt được các kiểu lá đơn, lá kép, các kiểu xếp lá trên thân và cành, các kiểu gân trên phiến lá.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh nhận biết các bộ phân của lá trên mô hình hoặc tranh vẽ, mẫu vật thật.

- Rèn kĩ năng vẽ hình.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên
: Sưu tầm lá, cành có đủ chồi nách, cành có kiểu mọc lá.

2. Chuẩn bị của học sinh: Chú ý nếu có điều kiện trọng nhóm nên có đủ loại lá, cành như yêu cầu bài trước.

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:


- Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn.

Cho các cây sau đây, hãy cho biết chúng thuộc loại thân biến dạng nào?

Cây chuối, cây khoai tây, cây su hào, cây gừng, cây nghệ, cây dao.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu
: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1
: Gv: Yêu cầu các nhóm mang mẫu vật đã chuẩn bị để lên trước mặt bàn

B2: Gv: Nhận xét và khen ngợi sự chuẩn bị của hs

B3: Gv: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi dãy sẽ hát cho lớp nghe một bài hát trong đó có chứa từ lá ( lá của cây).

Hs: Cử đại diện hoặc cả nhóm sẽ cùng hát bài hát

B4: Gv: Nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài học.

VB: Lá thuộc cơ quan nào của cây? Chức năng của lá? Vậy lá có đặc điểm gì phù hợp với chức năng ấy? Bài hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của GV và HSNội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Đặc điểm bên ngoài của lá
Mục tiêu: Học sinh nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá gồm: cuống, bẹ lá, phiến lá.
B1: GV yêu cầu HS quan sát H.19.1, xác định các bộ phận của lá?
Chức năng quan trọng nhất của lá là gì ?
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
-> quang hợi tạo chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cây.
-> Lá gồm : cuống lá, phiến lá, gân lá.
B2: a. Phiến lá
- GV cho HS quan sát phiến lá, thảo luận 3 vấn đề SGK trang 61, 62.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ nhóm yếu.
- GV cho HS trả lời, bổ sung cho nhau.
- GV đưa đáp án (như SGV), nhóm nào còn sai sót tự sửa chữa.
- HS đặt tất cả lá lên bàn quan sát thảo luận theo 3 câu hỏi SGK, ghi chép ý kiến thống nhất của nhóm.
- Yêu cầu: Phiến lá có nhiều hình dạng, bản dẹt... thu nhận ánh sáng.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
B3: b. Gân lá
- GV cho HS quan sát lá, nghiên cứu SGK.
- GV kiểm tra từng nhóm theo mục bài tập của phần b.
? Ngoài những lá mang đi còn những lá nào có kiểu gân như thế (nếu HS không trả lời được cũng không sao)
- GV cho HS quan sát thêm mẫu các loại lá HS không có.
- HS đọc mục  SGK, quan sát mặt dưới của lá, phân biệt đủ 3 loại gân lá.
- Đại diện 1-3 nhóm mang lá có đủ 3 loại gân lá lên trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét.
B4: c. Phân biệt lá đơn, lá kép
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nghiên cứu SGK và phân biệt được lá đơn, lá kép.
- GV đưa câu hỏi, HS trao đổi nhóm.
? Vì sao lá mồng tơi thuộc loại lá đơn, lá hoa hồng thuộc loại hoa kép?
- GV cho các nhóm chọn những lá đơn và lá kép trong những lá đã chuẩn bị.
- GV gọi 1 HS lên chọn ra lá đơn và lá kép trong số những lá của GV trên bàn, cho cả lớp quan sát.
- GV cho HS rút ra kết luận.
- HS quan sát cành mồng tơi, cành hoa hồng kết hợp với đọc mục  SGK để hoàn thành yêu cầu của GV.
Chú ý vào vị trí của trồi nách.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung của 1-2 nhóm mang cành mồng tơi và cành hoa hồng trả lời trước lớp, nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm chọn lá đơn lá kép, trao đổi nhau giữa các nhóm ở gần.
- HS rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Các kiểu xếp lá trên thân và cành
Mục tiêu: Phân biệt được các kiểu lá đơn, lá kép, các kiểu xếp lá trên thân và cành, các kiểu gân trên phiến lá.
B1: * Quan sát cách mọc lá
- GV cho HS quan sát 3 cành mang đến lớp, xác định cách xếp lá.
- HS trong nhóm quan sát 3 cành của nhóm mình đối chiếu hình 19.5 SGK trang 63, xác định 3 cách xếp lá là: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
B2: * Làm bài tập tại lớp
- GV đưa đáp án:
- Mỗi HS kẻ bảng SGk trang 63 hoàn thành vào vở bài tập.
- HS tự chữa cho nhau kết quả điền bảng.
- HS quan sát 3 cành kết hợp với hướng dẫn ở SGK trang 63.
B3: * Tìm hiểu ý nghĩa sinh học của cách xếp lá.
- GV cho HS nghiên cứu SGK tự quan sát hoặc là GV hướng dẫn như trong SGV.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo 2 câu hỏi SGK trang 64.
- HS thảo luận đưa ra ý kiến: kiểu xếp lá sẽ giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
- HS trình bày kết quả trước lớp.
- HS chữa bài và rút ra kết luận.
B4: GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
1.Đặc điểm bên ngoài của lá


- Phiến lá là bản dẹt có màu sắc hình dạng, kích thước khác nhau, có 3 loại gân lá, có lá đơn và lá kép.

































2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành



- Có 3 kiểu xếp lá trên cây, giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu:
Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào câu trả lời đúng

1. Trong các lá sau đây nhóm những lá nào có gân song song

a. Lá hành, lá nhãn, lá bưởi b. Lá rau muống, lá cải

c. Lá lúa, lá mồng tơi, lá bí đỏ d. Lá tre, lá lúa, lá cỏ. x

2. Trong các lá sau đây, những nhóm lá nào thuộc lá đơn

a. Lá dâm bụt, lá phượng, lá dâu b. Lá trúc đào, lá hoa hồng, lá lốt

c. Lá ổi, lá dâu, lá trúc nhật. X d.Lá hoa hồng, lá phượng, lá khế

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu
:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Gv: Đưa ra hàng loạt các mẫu lá cây thu thập được ngoài những mẫu ở SGK và yêu cầu học sinh chỉ ra đâu là phiến lá, gân lá, lá đơn, lá kép, thuộc kiểu xếp lá nào.

4. Dặn dò (1 phút)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết”

* Chuẩn bị bài sau: Dùng băng dính đen ở phần giữa 1 lá khoai lang đang trồng( bịp cả hai mặt) theo H 21.1 SGK trang 64

Các nhóm làm thí nghiệm H 21.2 và ghi kết quả vào vở.
 

Đính kèm

  • Bài 19 ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ.docx
    19.9 KB · Lượt xem: 2

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top