Giáo án word bài 20 "Nước Đại Việt thời Lê Sơ 1428-1527", soạn theo công văn 3280 phát triển năng lực của học sinh, đầy đủ chi tiết phần củng cố kiến thức bài học sau tiết dạy.
Tiết 40 Bài 20 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ 1428-1527.
I .Mục tiêu bài học
1.Kiến thức:
- Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức. –So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê Sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp, đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đánh giá tình hình của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc, đánh giá tình hình chính trị quân sự, luật pháp của một thời kì lịch sử <Lê Sơ>.
3.Thái độ:
- Giáo dục niềm tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
- Bảng phụ về sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ.
- Bảng phụ một số đánh giá về luật Hồng HĐức.
- Tham khảo tư liệu thời Lê Sơ.
2.Học sinh
- Vở ghi SGK
-Chuẩn bị trước bài theo yêu cầu của Giáo viên
3.Bài mới
Sau chiến thắng quân Minh- Lê Lợi lên ngôi vua bộ chỉ huy nghĩa quân chuyển hoá thành bộ máy nhà nước, Lê Lợi bắt tay vào việc xây dựng chính quyền, quân đội ổn định chính trị..
4. Củng cố:
(?) Quân đội nhà Lê được tổ chức ntn?
(?) Vì sao bộ luật thời Lê lại gọi là luật Hồng Đức?
+ Hồng Đức là niên hiệu của vua Lê Thánh Tông.
+ Bộ luật được biên soạn và ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông khi ông dùng niên hiệu này.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà
- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
- CBB: Đọc trước mục II SGK
Để Xem đầy đủ nội dung giáo án các thầy cô hãy kích vào biểu tưởng word dưới đây (tải về hoàn toàn miễn phí)
Tiết 40 Bài 20 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ 1428-1527.
I .Mục tiêu bài học
1.Kiến thức:
- Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức. –So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê Sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp, đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đánh giá tình hình của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc, đánh giá tình hình chính trị quân sự, luật pháp của một thời kì lịch sử <Lê Sơ>.
3.Thái độ:
- Giáo dục niềm tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
- Bảng phụ về sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ.
- Bảng phụ một số đánh giá về luật Hồng HĐức.
- Tham khảo tư liệu thời Lê Sơ.
2.Học sinh
- Vở ghi SGK
-Chuẩn bị trước bài theo yêu cầu của Giáo viên
3.Bài mới
Sau chiến thắng quân Minh- Lê Lợi lên ngôi vua bộ chỉ huy nghĩa quân chuyển hoá thành bộ máy nhà nước, Lê Lợi bắt tay vào việc xây dựng chính quyền, quân đội ổn định chính trị..
Hoạt động của GV và HS | Nội dung bài học | ||||||||||
HĐ1: Tìm hiểu tổ chức bộ máy chính quyền.(8p) *MT: Nắm được tổ chức bộ máy chính quyền,hiểu và vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước. *Tiến hành : H:Đọc sgk. ? Sau thắng lợi , Lê Lợi đã làm gì? ? Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ. (SBS - 164)
? So sánh tổ chức nhà nước thời Lê Sơ với thời Trần nhiều người cho rằng bộ máy nhà nước thời Lê Sơ tập quyền hơn. Em hãy giải thích điều này, nhận xét đó có đúng không?- Vì: Vua nắm mọi quyền hành trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, bãi bỏ những chức vụ cao cấp. ->Quyền lực nhà vua ngày càng củng cố cao hơn. - HS quan sát lược đồ sgk(tr95) ? Quan sát lược đồ Đại Việt thời Lê Sơ và danh sách 13 đạo Thừa Tuyên em thấy có gì khác so với thời Trần? - Đơn vị hành chính rõ ràng, quy củ hơn G:Sơ kết chuyển ý. HĐ2: Tìm hiểu về tổ chức quân đội.(8p) *MT: Nắm rõ việc tổ chức quân đội thời Lê Sơ. *Tiến hành: - HS đọc sgk. ? Quân đội nhà Lê được tổ chức như thế nào? ? Tại sao nói trong hoàn cảnh lúc đó thì chế độ Ngụ Binh ư nông là tối ưu? - Vì thường xuyên có giặc, việc duy trì lực lượng quân đội tốt song thời bình cần tăng gia sản xuất nhiều... HS:Đọc chữ nhỏ sgk. ? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước thời Lê Sơ, đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trên sgk? - Quyết tâm bảo vệ tổ quốc. - Chính sách mềm dẻo, kiên quyết. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm, trừng trị kẻ bán nước... G:Chuyển ý. HĐ3: Tìm hiểu về pháp luật.(8p) *MT: Thấy rõ tính chất tiến bộ của pháp luật đặc biệt là luât Hồng Đức. *Tiến hành: -Cung cấp kiến thức. ? Nội dung luật Hồng Đứclà gì? ? Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ? - Quan tâm đến chủ quyền quốc gia,mang đậm tính dân tộc. - Quyền lợi, địa vị người phụ nữ được tôn trọng... | 1.Tổ chức bộ máy chính quyền. - Lê Lợi lên ngôi hoàng Đế <Lê thái Tổ> xây dựng bộ máy nhà nước mới. +Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền. +Giúp việc cho vua có quan đại thần. ở Triều đình có 6 bộ. <binh, hình, công, lễ, lại, hộ>. + Ngoài ra có cơ quan chuyên trách. + Hàm Lâm Viện < sách công văn>. + Quốc sử Viện <Viết sử>. + Ngự sử đài <Can gián vua...>. + Ở địa phương. + Chia cả nước thành 13 đạo Thừa Tuyên. + Mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt. + Dưới đạo có phủ, châu, huyện, xã. -> Đây là nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh nhất thời phong kiến Việt Nam. 2.Tổ chức quân đội: - Thực hiện chính sách “ ngụ binh ư nông”. - Quân đội gồm 2 bộ phận: + Quân triều đình. + Quân địa phương. 3.Pháp luật. - Ban hành quốc triều hình luật <luật Hồng Đức>. - Nội dung: + Bảo vệ vua- Hoàng Thành. + Bảo vệ giai cấp thống trị + Bảo vệ phụ nữ. + Khuyến khích sản xuất, phát triển kinh tế... |
(?) Quân đội nhà Lê được tổ chức ntn?
(?) Vì sao bộ luật thời Lê lại gọi là luật Hồng Đức?
+ Hồng Đức là niên hiệu của vua Lê Thánh Tông.
+ Bộ luật được biên soạn và ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông khi ông dùng niên hiệu này.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà
- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
- CBB: Đọc trước mục II SGK
Để Xem đầy đủ nội dung giáo án các thầy cô hãy kích vào biểu tưởng word dưới đây (tải về hoàn toàn miễn phí)
Đính kèm
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: