Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án sinh học 6 soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Bài 21: QUANG HỢP (Tiếp theo)
Bài 21: QUANG HỢP (Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tìm hiểu thí nghiệm lá cây cần chất gì và chất khí nào của không khí để chế tạo tinh bột
-Chỉ ra được: các chất tham gia: CO2 và nước; các chất tạo thành: tinh bột và khí ô xi; điều kiện : có ánh sáng và chất diệp lục.
- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
- Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh phân tích thí nghiệm, khái quát kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: Thực hiện trước thí nghiệm, mang lá ở thí nghiệm đến lớp để thử kết quả với dung dịch iốt. Băng hình về thí nghiệm (nếu có)
2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại kiến thức về cấu tạo của lá, sự vận chuyển nước của rễ, ôn lại bài quang hợp của tiết trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
1/ Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?
2/ Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, có thể làm tăng dưỡng chất khí cho cá bằng cách nào?3. Bài học
A . Khởi động: 3’
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Gv: Từ phần trả lời bài cũ của bạn chúng ta đã thấy để chế tạo được tinh bột thì lá cây cần phải có ánh sáng. Vậy ngoài ánh sáng ra thì còn cần yếu tố nào khác nữa thì chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp trong bài quang hợp tiếp theo.
? Vậy lá cây cần chất gì để chế tạo tinh bột? Bài hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu :
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột?
Mục tiêu: Tìm hiểu thí nghiệm lá cây cần chất gì và chất khí nào của không khí để chế tạo tinh bột
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: Gv cho HS quan sát hình ảnh : sự hút nước của cây và H20.4/ sgk - GV yêu cầu: Cá nhân HS đọc thông tin SGK trang 70, 71, cho biết : ? Lá cây cần nước để chế tạo tinh bột, nước được lấy từ đâu ? ? Khoảng trống trong thịt lá có vai trò gì ? B2: GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm sgk/71 Yêu cầu : - Mô tả cách tiến hành thí nghiệm : ? Đặt cây vào chỗ tối trong hai ngày để làm gì . ? Đặt thêm cốc nước vôi trong ở chuông A để làm gì. B3: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi SGK. - GV gợi ý: ? Sử dụng kết quả của tiết trước để xác định lá ở chuông nào có tinh bột và lá ở chuông nào không có tinh bột? + Cây ở chuông A sống trong điều kiện không khí không có cacbonic. + Cây ở chuông B sống trong điều kiện có khí có cacbonic. - Cho HS các nhóm thảo luận kết quả. B4: GV lưu ý HS: chú ý vào điều kiện của thí nghiệm và chính điều kiện sẽ làm thay đổi kết quả của thí nghiệm. - Sau khi HS thảo luận GV cho HS rút ra kết luận nhỏ cho hoạt động này. ? Để lá cây chế tạo được ra tinh bột thì cần có những chất gì? trong điều kiện nào? ? Tại sao ở xung quanh nhà và những nơi công cộng cần trồng nhiều cây xanh? | - Mỗi HS đọc kĩ thông tin mục và các thao tác thí nghiệm ở mục . -> Nước được lấy từ đất nhờ lông hút, vận chuyển từ rễ lên lá qua mạch gỗ của rễ, thân, cuống lá và gân lá. -> Chứa không khí. - HS tóm tắt thí nghiệm cho cả lớp cùng nghe. -> Để cây tiêu thụ hết lượng tinh bột cũ ở lá. -> Nước vôi trong hấp thụ hết khí CO2 - HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời đúng, ghi vào giấy. - Yêu cầu nêu được: + Chuông A có thêm cốc chứa nước vôi trong không còn khí CO2. + Lá trong chuông A không chế tạo được tinh bột. + Lá cây ở chuông B chế tạo được tinh bột. - HS thảo luận kết quả ý kiến của nhóm và bổ sung. - Lá cây chế tạo được tinh bột cần có nước và khí cacbonic , trong điều kiện có ánh sáng và chất diệp lục. |
- Lá cây cần khí cacbonic và nước để chế tạo tinh bột.
Hoạt động 2: Khái niệm về quang hợp
- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
- Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, đọc thông tin SGK. - GV gọi 2 HS viết lại sơ đồ quang hợp lên bảng. B2: GV cho HS nhận xét 2 sơ đồ trên bảng, bổ sung và thảo luận khái niệm quang hợp. ? Phát biểu khái niệm Quang hợp. B3: GV cho HS quan sát lại sơ đồ quang hợp ở SGK trang 72 và trả lời câu hỏi: ? Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Nguyên liệu đó lấy từ đâu? ? Lá cây chế tạo tinh bột trong điều kiện nào? B4: GV cho HS đọc thông tin trả lời câu hỏi: Ngoài tinh bột lá cây còn tạo ra những sản phẩm hữu cơ nào khác? Lồng ghép, liên hệ : Quang hợp góp phần điều hoà khí hậu, làm cho trong lành không khí, có ý nghĩa quan trọng đối với con người và tự nhiên. HS có ý thức bảo vệ thực vật và phát triển cây xanh ở địa phương, trồng cây gây rừng. | - HS tự đọc mục và trả lời yêu cầu SGK trang 72. - HS trình bày kết quả của nhóm, bổ sung sơ đồ quang hợp (nếu cần). - Nước được rễ hút từ đất. - Khí cacbonich lấy từ không khí. - Chế tạo được nhiều chất hữu cơ cần thiết khác cho cây. - HS trả lời câu hỏi và rút ra kết luận. |
- Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước và khí CO2 và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ô xi.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm quang hợp, trả lời câu hỏi 3 SGK trang 72.
- Làm bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong các bộ phận sau đây của lá, bộ phận nào là nơi xảy ra quá trình quang hợp:
a. Lỗ khí b. Gân lá c. Diệp lục
Câu 2: Lá cây cần khí nào trong các chất khí sau để chế tạo tinh bột:
a. Khí oxi b. Khí cacbonic c. Khí nitơ
4. Vận dụng và mở rộng : 5’
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không ? Vì sao ?Cây không có lá hoặc lá sớm rụng ( xương rồng, cành giao ) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận ? Vì sao em biết ?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Sưu tầm tranh ảnh về mộy số cây ưa sáng và một số cây ưa tối.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............