giáo án Bài 36 - Tổng kết về cây có hoa- sinh học 6 (Tiết 1)

Huyền Trang

Thành Viên
Điểm
0
Giáo án sinh học 6 soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực

Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- HS hệ thống hoá những kiến thức về cấy tạo và chức năng của các cơ quan ở cây có hoa.

- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây trồng trong hoạt động sống, tạo thành một cơ thể toàn vẹn.

- Biết vận dụng kiến thức để giải thích được một vài hiện tượng trong thực tế trồng trọt.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế rút ra kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.

- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ hạt khi đem gieo.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV
: Tranh H 36.1 sgk.

Chuẩn bị trò chơi ; Bảng phụ

2. Chuẩn bị của HS : - Ôn lại kiến thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan của cây xanh có hoa đã học.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ ………….., …………, và ………….. .

Khi gieo hạt phải làm đất ……………., phải chăm sóc hạt gieo chống úng, …………., chống rét, phải gieo hạt đúng ………………..

2. Bài học

A. Khởi động (5’)

- Mục tiêu
: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1
:GV hỏi: Bằng kiến thức đã học, cho biết:

+ Mỗi cơ quan ở cây có hoa, giữa cơ quan và chức năng có mối quan hệ với nhau không? Cho ví dụ.

+ Giữa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ với nhau không? Cho ví dụ.

HS: trả lời

B2:GV: Chuẩn KT, dẫn dắt vào bài học

“Cây có nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan đều có chức năng riêng. Vậy, chúng hoạt động như thế nào để tạo thành 1 cơ thể thống nhất ?”

Mở bài: Cây xanh có nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan đều có nnhững chức năng riêng. Vậy chúng hoạt động như thế nào để tạo thành một thể thống nhất? Bài học hôm nay ta sẽ trả lời.

B. Hình thành kiến thức: (25’)

- Mục tiêu:
Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa.

Mục tiêu:
HS hệ thống hoá những kiến thức về cấy tạo và chức năng của các cơ quan ở cây có hoa.

Hoạt động của GVHoạt động của HS
B1:GV treo sơ đồ cây có hoa, yêu cầu HS quan sát sơ đồ và chú thích các bộ phận trên sơ đồ ?
B2:GV sửa nếu HS thực hiện còn sai.


B3:GV yêu cầu HS thực hiện lệnh tam giác SGK/ 116.




B4:GV yêu cầu HS đọc lại hệ thống đặc điểm và chức năng của các cơ quan của cây xanh có hoa.
? Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ?
I/ Cây là một thể thống nhất.
HS : quan sát sơ đồ, nhớ lại kiến thức đã học, chỉ rõ được các cơ quan trong sơ đồ cây xanh có hoa.
Đại diện HS lên bảng chỉ trên tranh, HS khác quan sát và nhận xét bổ sung.
- HS thảo luận nhóm, thực hiện lậnh tam giác.
Yêu cầu : 1- c ; 2- e ; 3- d ; 4- b ; 5- g ; 6- a.
Sau đó ghép các phần vừa nói vớicác bộ phận của cây xanh có hao trên sơ đồ : 1- quả ; 2- lá ; 3- hoa ; 4- thân ; 5- hạt ; 6- rễ.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu phân biệt rõ cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng.
- HS rút ra kết luận.
Yêu cầu: Tiểu kết:

Cây xanh có hoa có 2 cơ quan là cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng. Mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng.

Hoạt động 2: Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa?

Mục tiêu:
Biết vận dụng kiến thức để giải thích được một vài hiện tượng trong thực tế trồng trọt.

Hoạt động của GVHoạt động của HS
B1:GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/117 và cho biết:
? Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ về chức năng.
? Khi hoạt động của một cơ quan giảm đi hay tăng cường có ảnh hưởng gì đến cơ quan khác không?
? Lấy ví dụ chứng minh điều trên.
B2:GV gợi ý: Khi rễ cây không hút nước thì cây sẽ như thế nào?
B3:GV tổng hợp ý kiến của HS, rút ra kiến thức chuẩn cho HS.
B4:GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan của cây cây xanh có hoa.
HS nghiên cứu thông tin, ghi nhớ kiến thức trả lời câu hỏi của GV :
HS nêu được :
- 3 cơ quan : rễ, thân và lá có quan hệ chặt chẽ với nhau, hoạt động của cơ quan sinh dưỡng ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản....
- Thân không vận chuyển đước, là không quang hợp được  ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và tạo quả của cây.
- Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.
- HS rút ra kết luận.
Tiểu kết:

Giữa các cơ quan của cây xanh có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo cho cây thành một thể thống nhất.

Ghi nhớ :SGK trang 117

3. Củng cố

- Mục tiêu:
Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

GV củng cố nội dung bài.

4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (6’)

- Mục tiêu
:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Hướng dẫn hs, trả lời câu hỏi 3 sgk trang 117.

Gv giới thiệu với Hs một số cây xanh có ý nghĩa kinh tế đối với địa phương.

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Làm bài tập trong vở bài tập

- Chuẩn bị Vật mẫu: cây lục bình sống trên cạn và dưới nước.

- Đọc trước Bài 36.(tiếp theo)
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Huyền Trang,
Trả lời
0
Lượt xem
829

Đang có mặt

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top