Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Quê hương yêu dấu: Cây có cội, nước có nguồn, con người có quê hương. Quê hương là nơi tổ tiên, ông bà, cha mẹ ta đã sinh sống. Trong bài học này, các em sẽ cảm nhận được những bài ca dao và thơ trữ tình hiện đại viết theo thể thơ lục bát – một thể thơ mang đậm bản sắc Việt Nam.

Ở bài học này, chúng ta sẽ cùng nhau soạn những bài giáo án sau:

- Giáo án Chùm ca dao về quê hương đất nước

- Giáo án Chuyện cổ nước mình

- Giáo án Cây tre Việt Nam

- Giáo án Thực hành tiếng Việt

- Giáo án Viết tập làm một bài thơ lục bát

- Giáo án Nói và nghe trình bày ý kiến về tình cảm gắn bó của con người với quê hương

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

7129

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Quê hương yêu dấu


BÀI 4: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU

…………………………………………………..

Môn: Ngữ văn 6 – Lớp:…

Số tiết:
12 tiết​

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 4

- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB;

- Nhận biết được từ đồng âm, từ đa nghĩa; nhận biết được hoán dụ và tác dụng của việc sử dụng hoán dụ;

- Bước đầu biết làm bài thơ lục bát và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ lục bát;

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống.

- Trân trọng, tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống và vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

TIẾT 45: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt


- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB;

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm nghệ thuật của thơ lục bát, cảm nhận được cảm xúc và thông điệp của người viết thông qua ngôn ngữ VB.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào để hiểu và phân tích các VB được học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+ Em hãy đọc đoạn VB thơ sau đây và cho biết thể thơ được sử dụng ở đây là gì?

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”​

(Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi)​

+ Em đã bắt gặp những đoạn thơ có cùng thể loại với đoạn thơ trên hay chưa? Hãy kể tên và đọc một đoạn cho cả lớp cùng nghe.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, trả lời và chia sẻ về thơ lục bát.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Như thường lệ, mở đầu mỗi bài học, chúng ta sẽ tìm hiểu về phần tri thức ngữ văn. Tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về thơ lục bát.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và Khám phá tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung của bài học, một số yếu tố của thơ lục bát như: số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB;

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
+ Đọc phần tri thức ngữ văn về thơ lục bát trong SGK;
+ Dựa vào VB thơ được trích dẫn ở đầu buổi học, em hãy:
Đếm số tiếng của từng dòng để nhận diện dòng sáu tiếng, dòng tám tiếng;
Xác định vần được gieo ở dòng sáu, dòng tám;
Xác định thanh điệu của các tiếng 4 – 6 trong dòng sáu tiếng và các tiếng 4 – 6 – 8 trong dòng tám tiếng;
Xác định cách ngắt nhịp trong các dòng thơ lục bát đó.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
GV có thể bổ sung thêm:
- Ví dụ về lục bát biến thể:
+ Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
+ Cưới vợ thì cưới liền tay
Chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha
Thơ lục bát
- Thơ lục bát (6 – 8) là thể thơ mà các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng;
- Vần trong lục bát: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám; tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo;
- Thanh điệu trong thơ lục bát: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu, thứ tám là thanh bằng, còn tiếng thứ tư là thanh trắc. Riêng trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại;
- Nhịp thơ trong lục bát: Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4, 4/4,…).
Lục bát biến thể
- Lục bát biến thể không hoàn toàn tuân theo luật thơ của lục bát thông thường, có sự biến đổi số tiếng trong các dòng, biến đổi cách gieo vần, cách phối thanh, cách ngắt nhịp,…
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Hãy lựa chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thơ lục bát như: số tiếng, số dòng, vần, nhịp. Những đặc trưng đó có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung của bài thơ?

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời,trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Làm bài tập theo nhóm và điền vào phiếu học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)

VI. PHỤ LỤC

Trên đây là Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 4: Quê hương yêu dấu
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: giaoanchuan.com
 

Đính kèm

  • Giáo án Quê hương yêu dấu.docx
    251.2 KB · Lượt xem: 1
Sửa lần cuối:

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Chùm ca dao về quê hương đất nước

7130

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Chùm ca dao về quê hương đất nước


TIẾT 46: VĂN BẢN 1. CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt


- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thơ lục bát thể hiện qua các bài ca dao: số dòng, số tiếng, vần, nhịp của mỗi bài;

- HS nhận xét, đánh giá được nét độc đáo của từng bài ca dao nói riêng và chùm ca dao nói chung thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ;

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- HS cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu mến tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau mà tác giả dân gian thể hiện qua ngôn ngữ VB.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh, các đoạn phim ngắn về các địa danh được giới thiệu trong bài học như Hà Nội, Huế, Lạng Sơn;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV gợi dẫn và yêu cầu HS:
+ Với em, nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?
+ Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung;
- GV dẫn dắt: Cây có cội, nước có nguồn, con người có quê hương. Tình yêu quê hương là tình cảm ấm áp, chân thành, bền lâu của con người. Tình yêu quê hương đất nước Việt Nam từ xưa đến nay đã đi vào văn học, âm nhạc, hội họa, điện ảnh,… Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình yêu quê hương Việt Nam qua Chùm ca dao về quê hương đất nước.
- HS trả lời, chia sẻ về quê hương và các bài thơ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu:
Đọc văn bản, tìm hiểu từ ngữ khó

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm VB:
+ GV đọc mẫu một lần, hướng dẫn ngữ điệu phù hợp với nội dung từng bài ca dao;
+ Gọi một vài HS lần lượt đọc thành tiếng VB.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS đọc diễn cảm VB;
- GV gọi HS khác nhận xét, góp ý về cách đọc của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu và giải thích các từ ngữ khó trong SGK:
+ Các từ chỉ địa danh: Trấn Võ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ; xứ Lạng, sông Tam Cờ; Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình.
+ Các từ ngữ cổ: canh gà.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản


















2. Tìm hiểu từ ngữ khó

- Các địa danh ở Hà Nội:
+ Trấn Võ
+ Thọ Xương
+ Yên Thái
+ Tây Hồ
- Các địa danh ở Lạng Sơn:
+ xứ Lạng
+ sông Tam Cờ
- Các địa danh ở Huế:
+ Đông Ba
+ Đập Đá
+ Vĩ Dạ
+ ngã ba Sình
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung và nghệ thuật của các văn bản trong Chùm ca dao về quê hương đất nước.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:
+ Đọc các bài ca dao 1, 2 và cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng? Cách phân bố số tiếng trong các dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát?
+ Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1 và 2.
+ Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
+ Nêu tình cảm của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại mà trông. Hãy tìm một số câu ca dao có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn Ai ơi…
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Câu trả lời của HS;
+ Một số câu ca dao có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn Ai ơi…
Ai ơi chơi lấy kẻo già
Măng mọc có lứa người ta có thì
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Cái già sòng sọc nó thì theo sau
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:
+ So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thể thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu, v.v…
+ Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây? (gợi ý: Em hãy gạch dưới những từ chỉ địa danh trong bài ca dao. Việc liệt kê các địa danh nổi tiếng của xứ Huế như Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình gợi cho em ấn tượng gì? Từ “lờ đờ” trong dòng thơ thứ ba thuộc loại từ nào, việc sử dụng từ đó có tác dụng gì? Cảm nhận của em về hình ảnh bóng ngả trăng chênh, tiếng hò xa vọng, v.v…).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NV3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:
+ Em hãy tổng kết nội dung và nghệ thuật của VB Chùm ca dao về quê hương đất nước.
- GV gợi ý: Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ tình cảm trực tiếp, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả dân gian đối với quê hương đất nước?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Bài ca dao (1)

- Thể lục bát, 4 dòng. Các dòng 6 có 6 tiếng, các dòng 8 có 8 tiếng;
- Cách gieo vần: đà – gà, xương – sương – gương;…
Tiếng cuối của dòng 6 ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng 8 ở dưới, tiếng cuối của dòng 8 lại vần với tiếng cuối của dòng 6 tiếp theo;
- Ngắt nhịp:
+ Gió đưa/ cành trúc/ la đà
Tiếng chuông Trấn Võ/ canh gà Thọ Xương​
nhịp chẵn: 2/2/2; 2/4; 4/4;
- Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ : mặt gương Tây Hồ vẻ đẹp của Tây Hồ, nước trong vào buổi sớm như sương (ẩn dụ - so sánh ngầm) Vẻ đẹp nên thơ vào sáng sớm
2. Bài ca dao (2)
- Thể lục bát, 4 dòng. Các dòng 6 có 6 tiếng, các dòng 8 có 8 tiếng
- Cách gieo vần: xa – ba, trông – sông
Tiếng cuối của dòng 6 ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng 8 ở dưới, tiếng cuối của dòng 8 lại vần với tiếng cuối của dòng 6 tiếp theo;
- Ngắt nhịp:
+ Ai ơi/ đứng lại mà trông
Kìa thành núi Lạng/ kìa sông Tam Cờ​
nhịp chẵn: 2/4; 4/4
- Lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại mà trông Lời gọi, nhắn gửi tha thiết hãy dừng lại mà xem vẻ đẹp của xứ Lạng.











3. Bài ca dao (3)

- Lục bát biến thể:
+ Tính chất lục bát: hai câu sau vẫn tuân theo quy luật của lục bát thông thường;
+ Tính chất biến thể: hai dòng đầu:
Cả hai dòng đều có 8 tiếng (không phải lục bát, một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng);
Về thanh, tiếng thứ tám của dòng đầu tiên (đá) và tiếng thứ sáu của dòng thứ hai (ngã) không phải thanh bằng như quy luật mà là thanh trắc.
- Vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế - Huế đẹp với sông nước mênh mang, với những điệu hò mái nhì mái đẩy thiết tha, lay động lòng người.



















III. Tổng kết
1. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát và lục bát biến thể, phù hợp với việc tâm tình, bộc lộ tình cảm, cụ thể ở đây là tình yêu quê hương đất nước.
2. Nội dung
- Chùm ca dao thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào của tác giả dân gian đối với vẻ đẹp của quê hương đất nước.
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để giải bài tập.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Thực hành tiếng Việt

7131

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Thực hành tiếng Việt

TIẾT 47: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt


- Thông qua việc thực hiện, giải quyết các yêu cầu, bài tập của phần Thực hành tiếng Việt;

- HS hiểu và phân biệt rõ từ đồng âm, từ đa nghĩa, cách dùng một số từ đồng âm, từ đa nghĩa thường gặp trong các ngữ cảnh quen thuộc và điển hình.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện và phân biệt các từ đồng âm, từ đa nghĩa, cách dùng một số từ đồng âm, từ đa nghĩa thường gặp trong các ngữ cảnh quen thuộc và điển hình.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em hãy chú ý các từ được in đậm dưới đây có gì đặc biệt?

Vd1:

Mẹ tôi ngâm đỗ (1) để nấu chè;

Tôi sung sướng vì đã đỗ (2) đầu trong kỳ thi học sinh giỏi.

Vd2:

Bạn hãy suy nghĩ cho chín (1) rồi quyết định;

Con chờ cơm chín (2) rồi mới được đi chơi nhé!

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời;

- GV dẫn dắt vào bài học mới:
Trong các ví dụ trên, chúng ta thấy các từ có thể đồng âm nhưng khác nhau về nghĩa, chúng ta cũng thấy một từ có thể có nhiều nghĩa và các nghĩa đó có sự liên quan với nhau. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về từ đồng âm và từ đa nghĩa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu lý thuyết

a. Mục tiêu:
Nắm được các khái niệm về ngôn ngữ thơ, so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
+ Em hãy cho biết nghĩa của từ đỗ (1) và từ đỗ (2). Các nghĩa đó có liên quan với nhau không?
+ Em hãy giải thích nghĩa của từ chín (1) và nghĩa của từ chín (2). Các nghĩa đó có liên quan với nhau không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Nghĩa của từ đỗ (1): là một loại thực vật; nghĩa của từ đỗ (2): chỉ trạng thái thi cử đã đạt được kết quả tốt như mong muốn, khả quan, trúng tuyển.
Nghĩa của từ đỗ (1) và đỗ (2) không liên quan đến nhau
+ Nghĩa của từ chín (1): trạng thái nghĩ kỹ, suy xét thấu đáo, không thể hơn được nữa;
Nghĩa của từ chín (2): trạng thái của các sự vật, hiện tượng về thực phẩm (như trái cây, cơm, v.v…), là trạng thái thực phẩm không còn sống, đã đạt đến mức có thể ăn được, ăn ngon, là trạng thái cuối cùng.
Nghĩa của từ chín (1) và chín (2) có nét tương đồng.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
I. Từ đồng âm và từ đa nghĩa
- Từ đồng âm là từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan với nhau;
- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, các nghĩa khác nhau lại có liên quan với nhau.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học: biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ; dấu câu; đại từ nhân xưng.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: đọc lại kiến thức về từ đồng âm và từ đa nghĩa, hoàn thành lần lượt các bài tập trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
II. Luyện tập
Bài tập 1 SGK trang 92

a. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh bóng: hình ảnh của vật do phản chiếu mà có;
b. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc bóng: quả cầu rỗng bằng cao su, da hoặc nhựa, dễ nẩy, dùng làm đồ chơi thể thao;
c. Mặt bàn được đánh véc-ni thật bóng bóng: nhẵn đến mức phản chiếu được ánh sáng gần như mặt gương.
Những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì với nhau từ đồng âm.
Bài tập 2 SGK trang 92 – 93
a. - Đường lên xứ Lạng bao xa đường: chỉ khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác;
- Những cây mía óng ả này chính là nguyên liệu để làm đường đường: chỉ chất kết tinh có vị ngọt, dùng trong thực phẩm;
b. – Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt;
- Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng đồng: đơn vị tiền tệ
Những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì với nhau từ đồng âm.
Bài tập 3 SGK trang 93
a. Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái
b. Bố vừa mua cho em một trái bóng
c. Cách một trái núi với ba quãng đồng
Trái trong ba ví dụ đều biểu thị sự vật có dạng hình cầu Từ đa nghĩa.
Bài tập 4 SGK trang 93
a. Con cò có cái c cao Cổ: chỉ một bộ phận cơ thể, nối đầu với thân;
b. Con quạ tìm cách uống nước trong một chiếc bình cao c Cổ: chỗ eo ở gần phần đầu của một đồ vật, giống hình dáng cái cổ
Từ đa nghĩa.
c. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp của riêng Hà Nội Cổ: tính từ, chỉ sự cổ kính, lâu đời, không liên quan gì đến nghĩa của từ cổ trong hai câu a. và b. Từ đồng âm.
Bài tập 5 SGK trang 93
- Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non
Nặng: tính chất, mức độ nhiều tình cảm.
- Một số ví dụ có từ nặng được dùng với nghĩa khác:
+ Túi hoa quả này nặng quá ;
+ Em rất buồn vì bà nội bị ốm nặng.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nói về tình yêu quê hương đất nước của em, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ đồng âm và một từ đa nghĩa.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Chuyện cổ nước mình

7132

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Chuyện cổ nước mình


TIẾT 48 – 49: VĂN BẢN 2. CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

(Lâm Thị Mỹ Dạ)​

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thể thơ lục bát thể hiện qua bài thơ;

- HS nhận xét, đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ;

- HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chuyện cổ nước mình;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chuyện cổ nước mình;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của VB với các VB có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu quê hương, đất nước, tự hào về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh có nội dung liên quan đến VB Chuyện cổ nước mình, giới thiệu về các câu chuyện cổ,…

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: GV chiếu một số hình ảnh về các câu chuyện cổ có xuất hiện/được nhắc đến trong VB Chuyện cổ nước mình, yêu cầu HS trả lời các hình ảnh đó đang nhắc đến chuyện cổ nào.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi;

- GV dẫn dắt vào bài học mới:
Chúng ta ai cũng thuộc một vài câu chuyện cổ với những kết thúc có hậu. Vẫn nhắc về những câu chuyện cổ với kết thúc có hậu ấy, nhưng Lâm Thị Mỹ Dạ lại thể hiện nó qua thể thơ lục bát – thể thơ mà chúng ta mới cùng tìm hiểu trong những tiết học trước. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ để thấy được những câu chuyện cổ đã được tái hiện như thế nào và tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được các thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS .

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả và tác phẩm;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả

- Họ tên: Lâm Thị Mỹ Dạ;
- Năm sinh: 1949;
- Quê quán: Quảng Bình;
- Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo, thể hiện một tâm hồn tinh tế, giàu yêu thương.
2. Tác phẩm
- Rút từ Tuyển tập, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2011, tr.203.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản Chuyện cổ tích về loài người;

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Em hãy cho biết thể loại và phương thức biểu đạt của VB. (gợi ý: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Hãy cho biết những dấu hiệu giúp em nhận ra thể thơ đó).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 đội chơi trò Ai nhanh nhất: Dựa vào từ ngữ và các chi tiết được gợi nhắc trong bài thơ, các đội hãy nêu tên những câu chuyện cổ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:
+ Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp tình người?
+ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình​
Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên?
+ Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời ông cha dạy cũng vì đời sau​
Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.















NV3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung

- Thể loại: thơ lục bát;
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm;















2. Tìm hiểu chi tiết
2.1. Những câu chuyện cổ được gợi ra từ bài thơ

- Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà)
- Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì)
- Sự tích trầu cau (Đậm đà cái tích trầu cau/ Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người)







2.2. Ý nghĩa của những câu chuyện cổ đối với tác giả

a. Những vẻ đẹp tình người
- Lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,... Tôi yêu chuyện cổ nước tôi vì vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa, vì rất công bằng, rất thông minh, vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
b. Sự tiếp nối, lưu truyền truyền thống, lời căn dặn từ ông cha đến con cháu
- “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”
Chuyện cổ là nhân chứng, sự lưu giữ những lời căn dặn, những suy nghĩ của ông cha Là cái còn lại, còn mãi dẫu ông cha có đi xa, dẫu đời ông cha với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa. (Chân trời đã xa: khó để nắm bắt được nữa, con sông: dòng chảy, sự tiếp nối)
Tình yêu chuyện cổ không những là tình yêu sự nhân văn, bao dung, nhân hậu, mà còn là yêu quê hương, tổ tiên, đất nước, yeu những giá trị tinh thần truyền thống.
- “Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời ông cha dạy cũng vì đời sau”
+ “thầm thì”: thủ thỉ, tâm tình, nói nhỏ nhưng bền bỉ “chuyện cổ thầm thì”: mạch nguồn âm ỉ, bền bỉ;
+ “Lời ông cha dạy cũng vì đời sau” sự yêu thương của thế hệ trước dành cho thế hệ sau.
- Những câu chuyện cổ “vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”: những câu chuyện cổ không bao giờ cũ, là viên ngọc vẫn tiếp tục tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại. Những bài học từ những câu chuyện cổ vẫn luôn đúng và vẹn nguyên giá trị.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật

- Dùng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc để nói về những giá trị truyền thống, nhân văn.
- Giọng thơ nhẹ nhàng, tâm tình, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, đằm sâu, nhưng đầy tự hào.
2. Nội dung
- Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để hoàn thành bài tập.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn ( 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

- GV gợi ý: Chú ý phân tích thể thơ lục bát có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ; chú ý đến các từ ngữ, các quan hệ từ, biện pháp tu từ, v.v...

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Cây tre Việt Nam

7133

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Cây tre Việt Nam


TIẾT 50 – 51: VĂN BẢN 3. CÂY TRE VIỆT NAM

(Thép Mới)​

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt


- HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào của nhà văn qua hình ảnh cây tre với những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam;

- HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu; cách sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ,...

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cây tre Việt Nam;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cây tre Việt Nam;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tình yêu, niềm tự hào đối với quê hương đất nước, với biểu tượng cây tre của dân tộc Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh, các đoạn phim ngắn giới thiệu về cây tre Việt Nam.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời:

+ Em biết những sáng tác nghệ thuật nào có hình ảnh cây tre (bài hát, tranh vẽ, thơ, truyện, v.v...)? Hãy kể tên các vật dụng được làm bằng tre mà em biết.

+ GV chiếu một đoạn phim ngắn về chủ đề Cây tre Việt Nam;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và chia sẻ về anh/chị/em của mình.

- GV dẫn dắt vào bài học mới:
Cây tre là hình ảnh gần gũi với đời sống của người dân Việt Nam. “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. Trong tiết học hôm nay, vẫn tiếp tục với chủ đề Quê hương yêu dấu, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu VB Cây tre Việt Nam của Thép Mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về nhà văn Thép Mới và VB Cây tre Việt Nam.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả

- Họ tên: Hà Văn Lộc;
- Năm sinh – năm mất: 1925 – 1991;
- Quê quán: Nam Định
- Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.
2. Tác phẩm
- VB Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà làm phim Ba Lan.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam;

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Dựa vào VB vừa đọc, em hãy nêu thể loại, phương thức biểu đạt và bố cục của VB.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:
+ Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào?
+ Vì sao tác giả có thể khẳng định: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NV3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:
+ Em hãy chỉ ra những hình ảnh cho thấy tre gắn bó với đời sống vật chất của con người Việt Nam;
+ Em hãy chỉ ra những hình ảnh cho thấy tre gắn bó với đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Khi nói về cây tre, tác giả đồng thời nói đến khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam. Hãy chỉ ra những chi tiết đó trong bài.
+ Bên cạnh việc chỉ ra những yếu tố về nội dung, em hãy chỉ ra các yếu tố nghệ thuật (lối viết giàu nhạc tính, nhịp điệu) đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhà văn và khơi gợi cảm xúc của người đọc về hình ảnh gần gũi, sự thân thuộc của tre.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.






NV4:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:
+ Em hãy chỉ ra các chi tiết cho thấy tre gắn bó với kháng chiến của nhân dân Việt Nam;
+ Phân tích câu văn: Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí;
+ Chọn những câu văn tương tự để phân tích tác dụng của cách sử dụng từ ngữ và lối viết giàu nhịp điệu.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.







NV5:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:
+ Em hãy chỉ ra những hình ảnh trong VB mà nhà văn nói về tre trong tương lai;
+ Em đang sống ở thời điểm “ngày mai” mà tác giả nhắc đến trong VB, “khi sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa”. Theo em, vì sao cây tre vẫn là một hình ảnh vô cùng thân thuộc với đất nước, con người Việt Nam?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NV6:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và nghệ thuật của VB;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung

- Thể loại: bút ký chính luận trữ tình, giới thiệu phim tài liệu;
- Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp biểu cảm;
- Bố cục: 4 phần:
+ Từ đầu... như người: giới thiệu về cây tre trong mối quan hệ với con người Việt Nam.
+ Tiếp... chung thủy: tre – người bạn gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam;
+ Tiếp... chiến đấu!: tre đồng hành chiến đấu cùng dân tộc Việt Nam;
+ Còn lại: Hình ảnh cây tre khi Việt Nam đã giành chiến thắng (tre gắn với đời sống tinh thần) và tre trong tương lai.
2. Tìm hiểu chi tiết
2.1. Vẻ đẹp của cây tre

- Hình ảnh bên ngoài Liên tưởng đến phẩm chất của con người:
+ dáng vươn mộc mạc và thanh cao; mầm măng non mọc thẳng; Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng từ măng đến tre đều mọc thẳng, dáng gầy, cao được nhân hóa, so sánh với phẩm cách của con người;
+ màu tre tươi nhũn nhặn màu xanh bình dị, vừa phải, dễ chịu, không thái quá, rực rỡ hay gay gắt tính cách khiêm tốn, nhún nhường;
+ có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi, vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt dễ thích nghi, không kén chọn;
Đức tính của người hiền (hiền tài): thanh cao, giản dị, ngay thẳng.


2.2. Ý nghĩa của tre đối với nông dân, người dân Việt Nam
a. Tre gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần của con người Việt Nam
- Đời sống vật chất: giúp người hàng nghìn công việc khác nhau:
+ cối xay tre
+ tre làm nhà
+ giang chẻ lạt, cho bóng mát
+ Từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay: chiếc nôi tre nằm trên giường tre.
- Đời sống tinh thần:
+ giang chẻ lạt, cho bóng mát nghĩ đến tình cảm lứa đôi: Lạt này gói bánh chưng xanh/ Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng…
+ Nguồn vui duy nhất của tuổi thơ: mấy que đánh chắt bằng tre;
+ Khúc nhạc đồng quê: sáo tre, sáo trúc ; diều lá tre
Chú ý lối viết: “Diều bay, diều lá tre bay lưng trời…/ Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời” Lối viết sóng đôi, tạo nhịp điệu ; “vang lưng trời” âm thanh vang xa, rộng khắp một vùng, một không gian bạt ngàn hình ảnh đẹp, lãng mạn, kỳ vĩ;
+ Văn hóa: Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời; tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp
“nền văn hóa”: không phải một vài tập tục riêng rẽ, mà là cả một nền văn hóa từ ngàn xưa đến hiện tại, mang tính truyền thống, tính lịch sử (“lâu đời”);
+ Khi dân tộc Việt Nam giành chiến thắng: điệu múa sạp có từ ngày chiến thắng Điện Biên.
b. Tre gắn bó với kháng chiến của nhân dân Việt Nam
Phân tích câu văn: Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí:
+ Câu văn giàu nhịp điệu: có 4 đoạn ngắt, mỗi đoạn ngắt được kết thúc lần lượt bằng các thanh B – T (bằng – trắc) tạo nên nhịp điệu;
+ Sử dụng các từ ngữ giàu tính biểu cảm: “tất cả”. “Tất cả”: cuộc sống, gia đình, văn hóa, v.v… Tre là vũ khí bảo vệ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
Câu văn có sử dụng nhịp điệu kết hợp với từ ngữ khẳng định giá trị của tre và cho thấy cảm xúc của người viết, khơi lên cảm xúc nơi người đọc.
Tre là:
+ vũ khí
+ đồng chí chiến đấu
+ cái chông tre sông Hồng
+ chống lại sắt thép quân thù (chú ý: tre: vật liệu tự nhiên, thô sơ >< sắt thép: những vật liệu để làm vũ khí cao cấp hơn)
+ tre xung phong vào xe tăng;
+ tre hi sinh để bảo vệ con người;
+ gậy tầm vông dựng Thành đồng Tổ quốc
+ anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
c. Vị trí của tre trong tương lai
- Khẳng định: “sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa”, nhưng tre vẫn là một hình ảnh vô cùng thân thuộc, bởi:
+ Tre đã gắn với con người Việt Nam qua rất nhiều thế hệ Hình ảnh của tre là thân thuộc Hình ảnh có sự kế tiếp, từ đời này sang đời khác truyền cho nhau; Tin tưởng vào truyền thống văn hóa: uống nước nhớ nguồn.
+ Tre có sức sống mãnh liệt, ở đâu cũng có thể sống được;
+ Tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam;










III. Tổng kết
1. Nghệ thuật

- Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu; cách sử dụng các biện pháp tu từ, điệp ngữ, hoán dụ,... Thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.
2. Nội dung
- Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào của nhà văn qua hình ảnh cây tre với những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam;
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng hoàn thành bài tập.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Văn bản Cây tre Việt Nam thuộc thể loại gì?

a. Kí

b. Truyện ngắn

c. Tiểu thuyết

d. Thơ

Câu 2: Ai là tác giả của Cây tre Việt Nam?

a. Tô Hoài

b. Nam Cao

c. Thép Mới

d. Lâm Thị Mỹ Dạ

Câu 3: Trong câu “Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối:

a. Ẩn dụ

b. Hoán dụ

c. So sánh

d. Nhân hóa

Câu 4: “Thành đồng Tổ quốc” là chỉ danh hiệu miền đất nào?

a. Bắc Bộ

b. Trung Bộ

c. Nam Bộ

d. Tây Nguyên

Câu 5: Tre đã trở thành biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam

a. Đúng

b. Sai

Câu 6: Nội dung của VB Cây tre Việt Nam là:

a. Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam.

b. Tre có mặt ở khắp nơi, tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc.

c. Tre gắn bó với con người và dân tộc Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

d. Tất cả đều đúng.

Câu 7: Trong VB, nguồn vui mà tre mang lại cho trẻ thơ là từ đâu?

a. Tre hát ru em bé trong giấc ngủ êm nồng

b. Tạo bóng mát cho trẻ em nô đùa

c. Nguyên liệu từ tre tạo ra que đánh chuyền

d. Tre làm nên chiếc nôi đưa trẻ

Câu 8: VB Cây tre Việt Nam có những đặc điểm nghệ thuật nào?

a. Giàu chi tiết hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng

b. Sử dụng rộng rãi và thành công các phép nhân hóa

c. Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu

d. Tất cả đều đúng

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Thực hành tiếng Việt

7134

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Thực hành tiếng Việt

TIẾT 52: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt


- HS nhận biết được biện pháp tu từ hoán dụ, chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ này;

- HS hiểu được ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện và phân tích biện pháp tu từ hoán dụ, chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ này;

- Hiểu được ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông)​

Theo em, từ “bàn tay” trong dòng thơ thứ nhất chỉ đối tượng nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời;

- GV dẫn dắt vào bài học mới:
Từ “bàn tay” trong ví dụ trên dùng để chỉ người lao động; ở đây nhà thơ đã lấy cái bộ phận để thay thế cho cái toàn thể. Đó chính là một trong những dấu hiệu để nhận biết biện pháp tu từ hoán dụ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp tu từ hoán dụ

a. Mục tiêu:
Nắm được các khái niệm về hoán dụ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc phần thông tin trong SGK trang 99 – 100 và nêu hiểu biết về hoán dụ;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
I. Hoán dụ
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học: biện pháp tu từ hoán dụ.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:
+ Hoàn thành trước các bài tập 1, bài tập 3 SGK trang 99 – 100;
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc các bài tập 2 SGK trang 100 và hoàn thành bài tập trên lớp/ ở nhà.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV gợi ý;
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
II. Bài tập
Bài tập 1 SGK trang 99 – 100

a. Nhắm mắt xuôi tay nói đến cái chết.
b. Mái nhà tranh, đồng lúa chín thay thế cho quê hương, làng mạc, ruộng đồng nói chung.
c. Áo cơm cửa nhà nói đến của cải vật chất, những thứ tốt đẹp mà người tốt, hiền lành xứng đáng được hưởng.
Bài tập 2 SGK trang 100
a. - Biện pháp tu từ so sánh, ví khoảng cách giữa Đời cha ông với đời tôi cũng xa như con sông với chân trời.
Tác dụng: Tác giả muốn diễn tả ý: giữa các thế hệ luôn có những khoảng cách.
b. - Biện pháp tu từ nhân hóa: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù; Tre xung phong vào xe tăng đại bác.
Tác dụng: tăng tính gợi hình, gợi cảm, làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn đồng thời nhấn mạnh tác dụng và phẩm chất cao quý của cây tre: tre cũng có những hành động và đức tính giống con người.
Bài tập 3 SGK trang 100
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

Liên tưởng đến thành ngữ: Đẽo cày giữa đường;
Ý nghĩa: những người không độc lập, không có chính kiến riêng, luôn bị tác động và thay đổi theo ý kiến người khác thì làm việc gì cũng không đạt được kết quả.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Tre già măng mọc là một thành ngữ quen thuộc. Dựa vào bài Cây tre Việt Nam, hãy viết một đoạn văn (5 – 7 dòng) nêu cách hiểu của em về thành ngữ này.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC



 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Tập làm một bài thơ lục bát

7135

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập làm một bài thơ lục bát


TIẾT 53 – 56: VIẾT

TẬP LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS lựa chọn đề tài và vận dụng những hiểu biết về thể thơ để tập làm một bài thơ lục bát;

- HS viết được bài văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát;

- HS yêu thích và bước đầu có ý thức tìm hiểu thơ văn.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: Qua những bài ca dao và thơ làm theo thể lục bát được học trong bài, em đã nắm được những đặc điểm cơ bản của thể thơ này. Dựa trên những hiểu biết đó, hãy thử làm một bài thơ lục bát về đề tài mà em yêu thích.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ về những kỷ niệm;

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài tập làm thơ lục bát

a. Mục tiêu:
Nhận biết được các yêu cầu đối với bài tập làm thơ lục bát.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: Theo em, yêu cầu đối với một bài tập làm thơ lục bát là gì?
- GV gợi ý:
+ Làm một bài thơ lục bát có cần tuân theo vận luật của thơ lục bát không?
+ Ngôn ngữ và nội dung của bài thơ phải như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
1. Yêu cầu đối với một bài tập làm thơ lục bát
- Đúng luật của thơ lục bát;
- Nội dung gần gũi, phù hợp với lứa tuổi, bộc lộ những tình cảm đẹp đẽ, chân thành;
- Ngôn ngữ thích hợp, sinh động, gợi cảm.
Hoạt động 2: Thực hành tập làm một bài thơ lục bát theo các bước

a. Mục tiêu:
Nắm được cách làm một bài thơ lục bát.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV gợi dẫn: Sáng tác một bài thơ không phải là điều dễ dàng. Nhưng em có thể thử sức để hiểu rõ hơn cách mà một bài thơ xuất hiện. Đó quả thật là một điều kỳ diệu!
- GV yêu cầu HS: xác định đề tài, tập gieo vần, phát triển ý tưởng
+ Hình dung cụ thể về đề tài em định viết. Thử tìm một nhan đề thích hợp cho bài thơ theo đề tài mà em định chọn;
+ Bắt đầu bằng cách thử viết dòng 6 đầu tiên, cặp lục bát đầu tiên. Chú ý sử dụng số tiếng, lựa chọn vần, ngắt nhịp theo đúng quy định của thể thơ lục bát;
+ Viết những dòng lục bát tiếp theo;
+ Thử phát triển ý tưởng, cảm xúc và hình ảnh thơ theo nhiều cách khác nhau.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
2. Các bước tiến hành
a. Khởi động viết
- Tập gieo vần;
- Xác định đề tài.
b. Thực hành viết
c. Chỉnh sửa

Hoạt động 3: Tìm hiểu các yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

a. Mục tiêu:
Nhận biết được các yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát;

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi cho HS:
+ Trong những tiết học trước, chúng ta đã học viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. Em hãy nhắc lại yêu cầu đối với một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
+ Theo em, yêu cầu đối với một đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát cần đáp ứng những yêu cầu gì? Có gì giống và khác giữa thể hiện cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả với thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát?
- GV gợi ý:
+ Có cần nêu tên tác giả, tên bài thơ đó không?
+ Có cần nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ lục bát đó không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
2. Yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
- Giới thiệu bài thơ, tác giả (nếu có);
- Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một số khía cạnh nội dung của bài thơ;
- Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v…)
Hoạt động 4: Đọc và phân tích bài viết tham khảo

a. Mục tiêu:
Từ bài viết tham khảo, nắm được cách viết bài văn và có cho mình ý tưởng để viết bài văn kể lại một trải nghiệm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành đọc, phân tích bài viết tham khảo, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để cùng đọc VB trong SGK và phân tích VB theo các chỉ dẫn (bên phải) trong SGK.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
3. Đọc và phân tích bài viết tham khảo
- Giới thiệu bài ca dao (thơ lục bát);
- Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài ca dao;
- Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài ca dao.
Hoạt động 5: Thực hành viết theo các bước

a. Mục tiêu:
Nắm được cách viết đoạn văn;

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và bài viết của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc;
- GV hướng dẫn HS tìm ý và hoàn thành vào Phiếu học tập (đính kèm trong phần Hồ sơ dạy học).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm;
- GV yêu cầu HS:
+ Rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý chỉnh sửa trong SGK;
+ Làm việc nhóm, đọc bài văn và góp ý cho nhau nghe, chỉnh sửa bài nhau theo mẫu Phiếu học tập (đính kèm trong phần Hồ sơ dạy học).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
4. Các bước tiến hành
Trước khi viết

- Lựa chọn đề tài
- Tìm ý
- Lập dàn ý
Viết bài
Chỉnh sửa bài viết
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Dựa vào phiếu chỉnh sửa, hãy chỉnh sửa lại đoạn văn của em cho hoàn chỉnh.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Nói và nghe Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương

7136

Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Nói và nghe


TIẾT 57: NÓI VÀ NGHE

TRÌNH BÀY SUY NGHĨ VỀ TÌNH CẢM CỦA CON NGƯỜI VỚI QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS biết trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b.Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Quê hương em có điều gì đặc biệt khiến em ấn tượng hay nhớ mãi? Điều đặc biệt đó khiến em cảm thấy như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng thực hành trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói

a. Mục tiêu:
Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe;
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói: lựa chọn đề tài, nội dung nói, tìm ý dựa vào trải nghiệm của chính HS;
- GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học;
- Các nhóm tìm ý, luyện nói.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời về đề tài, nội dung, các ý trong bài nói;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
1. Chuẩn bị bài nói và các bước tiến hành
Trước khi nói

- Lựa chọn đề tài, nội dung nói;
- Tìm ý, lập ý cho bài nói;
- Chỉnh sửa bài nói;
- Tập luyện.
Hoạt động 2: Trình bày bài nói

a. Mục tiêu:
Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói, khi lắng nghe. Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV gọi một số HS trình bày trước lớp;
- GV hướng dẫn các HS còn lại đánh giá bài nói/phần trình bày của bạn theo phiếu đánh giá;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Một số HS nói trước lớp;
- Các HS còn lại lắng nghe và điền vào phiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi HS khác nhận xét, đặt câu hỏi, góp ý cho bài nói của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
2. Trình bày bài nói
3. Đánh giá bài nói
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để nói và nghe.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS thực hành nói lại, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC

CỦNG CỐ MỞ RỘNG

GV hướng dẫn HS tự hoàn thành các nội dung Củng cố, mở rộng ở nhà:

+ Đọc lại các VB Chùm ca dao về quê hương đất nước, Chuyện cổ nước mình, Cây tre Việt Nam và xác định lại nội dung, nghệ thuật nổi bật của các VB để hoàn thành bài tập.

+ Em có thể tìm thêm các bài ca dao, thơ lục bát và thực hành đọc diễn cảm.

THỰC HÀNH ĐỌC

GV cho HS tự thực hành đọc văn bản Hành trình của bầy ong (Nguyễn Đức Mậu) ở nhà, gợi ý HS chú ý đến những đặc điểm của thể thơ lục bát được thể hiện trong bài thơ; vẻ đẹp của quê hương, đất nước; ý nghĩa được gợi lên từ “hành trình của bầy ong”.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top