Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án sinh học 6 soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Bài 41: HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả(hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép)
- Đặc điểm chứng minh thực vật Hạt kín là nhóm thực vật tiến hóa nhất ( thể hiện qua cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản, quá trình thụ phấn và thụ tinh, kết hạt và tạo quả)
- Ví dụ : cây bưởi, cam, chanh,...
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng khái quát hoá những nhận xét trên cơ sở quan sát các cây cụ thể khác nhau.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : Tranh phóng to H 13.4 vàH 29.1.4 sgk.
Mẫu vật : một số cây hạt kín có đủ bộ phận, 1 số loại quả : bưởi, cam.
2. Chuẩn bị của HS : Xem lại kiến thức về : các loại rễ, các loại thân, lá, cách mọc lá, kiểu gân lá, cấu tạo hoa, các loại hoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
GV đưa bài tập: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Cây thông thuộc ……………, là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: ………., có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng …….. nằm lộ trên các lá noãn ……….. (vì vậy mới có tên là ………………..). Chúng chưa có hoa và …… .
2. Bài học
A. Khởi động: (3p)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên cho học sinh quan sát các mẫu cây, hoa, quả, hạt của một số cây Hạt kín. Yêu cầu học sinh:
- Nhận xét các cơ quan sinh dưỡng so với các cây thuộc các nhóm đã học?
- Quả và hạt có gì khác so với cây Hạt trần?
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Chúng ta đã biết với nhiều cây có hoa như cam, đậu, ngô, lạc, khoai… chúng được gọi là những cây hạt kín. Tại sao lại như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 1: Các cây có hoa.
Mục tiêu: Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả(hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép)
Yêu cầu:Bảng đáp án đúng:
Hoạt động 2: Đặc điểm của các cây hạt kín.
Mục tiêu: Đặc điểm chứng minh thực vật Hạt kín là nhóm thực vật tiến hóa nhất ( thể hiện qua cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản, quá trình thụ phấn và thụ tinh, kết hạt và tạo quả)
-GV yêu cầu HS quan sát lại bảng so sánh trên nhận xét về sự đa dạng của rễ, thân, lá, hoa của các cây.
Tiểu kết: Đặc điểm chung của cây hạt kín là: Cơ quan sinh dưỡng đa dạng. Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả.
* Ghi nhớ :SGK trang 136.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV hỏi: Bài hôm nay cần nắm vấn đề gì?
GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng.
1. Trong các nhóm cây sau đây, nhóm nào toàn cây hạt kín.
A. Cây mít, cây rêu, cây ớt.
B. Cây thông, cây lúa, cây đào.
C. Cây ổi, cây cam, cây đậu.
D. Cây cải, cây dương xỉ, cây dừa.
2. Tính đặc trưng nhất của cây hạt kín là:
A. Có rễ, thân, lá.
B. Có sự sinh sản bằng hạt.
C. Có hoa, quả chứa hạt.
D. Có cơ quan sinh dưỡng đa dạng.
4. Vận dụng tìm tòi: (2p)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Tính chất đặc trưng nhất của các cây hạt kín là gì?
+Có rễ, thân, lá
+ Có sự sinh sản bằng hạt
+ Có hoa, quả, hạt, hạt nằm trong quả
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc mục mục: “ Em có biết”
- Đọc trước bài 42
- Mỗi nhóm mang một số cây 1 lá mầm: lúa, cỏ gà, thài lài,…
và cây 2 lá mầm: dâm bụt, đậu, cải, ….
Bài 41: HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả(hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép)
- Đặc điểm chứng minh thực vật Hạt kín là nhóm thực vật tiến hóa nhất ( thể hiện qua cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản, quá trình thụ phấn và thụ tinh, kết hạt và tạo quả)
- Ví dụ : cây bưởi, cam, chanh,...
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng khái quát hoá những nhận xét trên cơ sở quan sát các cây cụ thể khác nhau.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : Tranh phóng to H 13.4 vàH 29.1.4 sgk.
Mẫu vật : một số cây hạt kín có đủ bộ phận, 1 số loại quả : bưởi, cam.
2. Chuẩn bị của HS : Xem lại kiến thức về : các loại rễ, các loại thân, lá, cách mọc lá, kiểu gân lá, cấu tạo hoa, các loại hoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
GV đưa bài tập: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Cây thông thuộc ……………, là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: ………., có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng …….. nằm lộ trên các lá noãn ……….. (vì vậy mới có tên là ………………..). Chúng chưa có hoa và …… .
2. Bài học
A. Khởi động: (3p)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên cho học sinh quan sát các mẫu cây, hoa, quả, hạt của một số cây Hạt kín. Yêu cầu học sinh:
- Nhận xét các cơ quan sinh dưỡng so với các cây thuộc các nhóm đã học?
- Quả và hạt có gì khác so với cây Hạt trần?
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Chúng ta đã biết với nhiều cây có hoa như cam, đậu, ngô, lạc, khoai… chúng được gọi là những cây hạt kín. Tại sao lại như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 1: Các cây có hoa.
Mục tiêu: Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả(hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép)
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
GV yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật nhóm mình lên bàn, quan sát dựa theo lệnh tam giác SGK/ 135 về các đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm - GV kiểm tra kết quả của mỗi nhóm. - GV chốt đáp án đúng. | HS quan sát mẫu vật ghi nhớ kiến thức, thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác SGK/ 135 theo hướng dẫn của GV. - HS sử dụng kính lúp để quan sát những cơ quan có kích thước nhỏ. Lập bảng SGK/ 135 - Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung nếu cần. |
STT | Cây | Dạng thân | Dạng rễ | Kiểu lá | Gân lá | Cánh hoa | Quả (nếu có) | Môi trường sống |
1 | Bưởi | Gỗ | Cọc | Đơn | Mạng | Rời | Mọng | Cạn |
2 | Đậu | Cỏ | Cọc | kép | Mạng | Rời | Khô nẻ | Cạn |
3 | Huệ | Cỏ | Chùm | Đơn | Song2 | Dính | Cạn | |
4 | Lúa | Cỏ | Chùm | Đơn | Song2 | Chùm | Thịt | Cạn, nước |
5 | Bèo tây | Cỏ | Chùm | Đơn | Cung | Dính | Nước | |
6 | Hoa súng | Cỏ | Chùm | Đơn | Mạng | Rời | Nước |
Hoạt động 2: Đặc điểm của các cây hạt kín.
Mục tiêu: Đặc điểm chứng minh thực vật Hạt kín là nhóm thực vật tiến hóa nhất ( thể hiện qua cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản, quá trình thụ phấn và thụ tinh, kết hạt và tạo quả)
-GV yêu cầu HS quan sát lại bảng so sánh trên nhận xét về sự đa dạng của rễ, thân, lá, hoa của các cây.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
? Nêu cấu tạo của cây hạt kín. ? Nêu đặc điểm chung của cây hạt kín. ? So sánh hạt kín với hạt trần, thấy được sự tiến hoá của ngành hạt kín | - HS quan sát lai bảng trên rút ra nhận xét. Yêu cầu nêu được: - các bộ phận của cây hạt kín đều rất đa dạng. - Quả có hạt, hạt được che trở kín trong quả |
* Ghi nhớ :SGK trang 136.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV hỏi: Bài hôm nay cần nắm vấn đề gì?
GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng.
1. Trong các nhóm cây sau đây, nhóm nào toàn cây hạt kín.
A. Cây mít, cây rêu, cây ớt.
B. Cây thông, cây lúa, cây đào.
C. Cây ổi, cây cam, cây đậu.
D. Cây cải, cây dương xỉ, cây dừa.
2. Tính đặc trưng nhất của cây hạt kín là:
A. Có rễ, thân, lá.
B. Có sự sinh sản bằng hạt.
C. Có hoa, quả chứa hạt.
D. Có cơ quan sinh dưỡng đa dạng.
4. Vận dụng tìm tòi: (2p)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Tính chất đặc trưng nhất của các cây hạt kín là gì?
+Có rễ, thân, lá
+ Có sự sinh sản bằng hạt
+ Có hoa, quả, hạt, hạt nằm trong quả
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc mục mục: “ Em có biết”
- Đọc trước bài 42
- Mỗi nhóm mang một số cây 1 lá mầm: lúa, cỏ gà, thài lài,…
và cây 2 lá mầm: dâm bụt, đậu, cải, ….