giáo án Bài 7 Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh- sinh học 7

Huyền Trang

Thành Viên
Điểm
0
Giáo án sinh học 7 soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
BÀI 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG. VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:


- HS nắm được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.

- HS chỉ ra được vài trò tích cực của động vật nguyên sinh và những tác hại do động vật nguyên sinh gây ra.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập, giữ vệ sinh môi trường và cá nhân.

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Tranh một số ĐVNS + kẻ sẵn bảng phụ 1/16 và 2/18 sgk.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Kẻ sẵn phiếu học tập vào vở + xem lại các bài ĐVNS đã học.

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:


- Dinh dưỡng ở trùng kiết lị và trùng sốt rét giống nhau và khác nhau như thế nào?

- Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khoẻ con người ?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (
3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1
: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành khởi động thông qua hoạt động tập thể.

? Hãy kể tên các động vật nguyên sinh mà em đã học.

? Trong mẫu vật nước ao, hồ theo em có những đông vật nguyên sinh nào? Động vật trong mẫu vật trên có tác dụng gì ? Giải thích

B2:Dự kiến kết quả phần khởi động:

- N1: + trùng roi, trùng giày, trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng biến hình

+ gồm trùng roi, trùng biến hình: làm sạch nước vì chúng ăn vụn hữu cơ, vi khuẩn

- N2: + trùng roi, trùng giày, trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng biến hình

+ gồm trùng roi, trùng biến hình: làm thức ăn vì chúng ăn vi khuẩn

- N3: + trùng roi, trùng giày, trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng biến hình

+ gồm trùng roi, trùng biến hình: làm sạch nước vì chúng ăn vụn hữu cơ, vi khuẩn

- N4: + trùng roi, trùng giày, trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng biến hình

+ gồm trùng roi, trùng biến hình: làm sạch nước vì chúng ăn vụn hữu cơ, vi khuẩn

B3:GV: Động vật nguyên sinh, cá thể chỉ là một tế bào, song chúng có ảnh hưởng lớn đối với con người. Vậy ảnh hưởng đó như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của GV và HSNội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung nhất của động vật nguyên sinh.
B1: GV yêu cầu HS quan sát hình một số trùng đã học, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng 1.
B2: GV kẻ sẵn bảng một số trùng đã học để HS chữa bài.
B3: GV cho các nhóm lên ghi kết quả vào bảng.
B4: GV ghi phần bổ sung của các nhóm vào bên cạnh.
- GV cho HS quan sát bảng 1 kiến thức chuẩn.






Bảng 1: Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh
TTĐại diệnKích thướcCấu tạo từThức ănBộ phận di chuyểnHình thức sinh sản
Hiển viLớn1 tế bàoNhiều tế bào
1Trùng roiXXVụn hữu cơRoiVô tính theo chiều dọc
2Trùng biến hìnhXXVi khuẩn, vụn hữu cơChân giảVô tính
3Trùng giàyXXVi khuẩn, vụn hữu cơLông bơiVô tính, hữu tính
4Trùng kiết lịXXHồng cầuTiêu giảmVô tính
5Trùng sốt rétXXHồng cầuKhông cóVô tính
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh
Mục tiêu: HS nắm được vai trò tích cực và tác hại của động vật nguyên sinh.
B1: GV yêu cầu HS quan sát hình một số trùng đã học, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng 2.
B2: GV kẻ sẵn bảng một số trùng đã học để HS chữa bài.
B3:GV cho các nhóm lên ghi kết quả vào bảng.
B4:GV ghi phần bổ sung của các nhóm vào bên cạnh.
- GV cho HS quan sát bảng 2 kiến thức chuẩn.
Bảng 2: Vai trò của động vật nguyên sinh
Vai trò​
Tên đại diện​
Lợi ích
- Trong tự nhiên:
+ Làm sạch môi trường nước.
+ Làm thức ăn cho động vật nước: giáp xác nhỏ, cá biển.
- Đối với con người:
+ Giúp xác định tuổi địa tầng, tìm mỏ dầu.
+ Nguyên liệu chế giấy giáp.
- Trùng biến hình, trùng giày, trùng hình chuông, trùng roi.
- Trùng biến hình, trùng nhảy, trùng roi giáp.
- Trùng lỗ
- Trùng phóng xạ
Tác hại- Gây bệnh cho động vật
- Gây bệnh cho người
- Trùng cầu, trùng bào tử
- Trùng roi máu, trùng kiết lị, trùng sốt rét.
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

(1) HS đọc kết luận cuối bài SGK.

(2) Khoanh tròn vào đầu câu đúng:

- Động vật nguyên sinh có những đặc điểm:

a. Cơ thể có cấu tạo phức tạp

b. Cơ thể gồm một tế bào

c. Sinh sản vô tính, hữu tính đơn giản

d. Có cơ quan di chuyển chuyên hoá.

e. Tổng hợp được chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.

g. Sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn

h. Di chuyển nhờ roi, lông bơi hay chân giả.

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Em hiểu như thế nào về hiện tượng kết bào xác và ý nghĩa của hiện tượng đó ở Động vật Nguyên sinh?

- Trả lời: Khi gặp điều kiện bất lợi, một số ĐVNS thoát bớt nước thừa, thu nhỏ cơ thể và hình thành vỏ bọc ngoài gọi là kết bào xác. Điều này giúp trao đổi chất ở cơ thể giảm xuống mức thấp nhất để duy trì sự sống cho thích hợp với điều kiện khắc nghiệt của môi trường

4.Dặn dò (1 phút)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK

- Đọc mục “Em có biết”

- Kẻ bảng 1 trang 30 SGK vào vở.
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Huyền Trang,
Trả lời
0
Lượt xem
594

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top