Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án sinh học 7 soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Bài 9: ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
Bài 9: ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS nắm được sự đa dạng của ngành ruột khoang được thể hiện ở cấu tạo cơ thể, lối sống, tổ chức cơ thể, di chuyển.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh hình SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về sứa, san hô, hải quỳ, các động vật nguyên sinh.
- Chuẩn bị xi lanh bơm mực tím, 1 đoạn xương san hô.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Kẻ phiếu học tập vào vở.
- Sưu tầm tranh ảnh về sứa, san hô, hải quỳ.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của thuỷ tức.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV chia nhóm học sinh đưa cho các nhóm các hình ảnh về các động vật nguyên sinh và động vật ruột khoang, yêu cầu chũng sắp xếp thành hai nhóm.
sau đó yêu cầu 4 nhóm dán kết quả lên bảng và GV kiểm tra đánh giá kết quả các nhóm
B2: Yêu cầu: học sinh phân biệt được nhóm DVNS và nhóm Ruột khoang
B3: GV Như vậy ngành ruột khoang rất đa dạng, chúng ta tìm hiểu các ruột khoang khác trong bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt | ||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của ruột khoang Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo, hình thức di chuyển của sứa, hải quỳ và san hô. B1: GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu các thông tin trong bài, quan sát tranh hình trong SGK trang 33, 34, trao đổi nhóm và hoàn thành phiếu học tập. B2: GV kẻ phiếu học tập lên bảng để HS chữa bài. - GV gọi nhiều nhóm HS để có nhiều ý kiến và gây hứng thú học tập. B3: GV nên dành nhiều thời gian để các nhóm trao đổi đáp án. B4: GV thông báo kết quả đúng của các nhóm, cho HS theo dõi phiếu chuẩn. - Sứa có cấu tạo phù hợp với lối sống bơi tự do như thế nào? - San hô và hải quỳ bắt mồi như thế nào? - GV giới thiệu cách hình thành đảo san hô ở biển. | 1. Sứa - Có cấu tạo thích nghi với nối sống bơi lội: - Cơ thể sứa hình dù. - Đối xứng tỏa tròn. - Có lỗ miệng ở dưới. - Di chuyển bằng dù. 2. Hải quỳ và San hô - Cơ thể hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám. riêng san hô còn phát triển khung xương bất động và tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn. - Dạng ruột túi. - San hô có ruột thông với nhau. - Có giá trị kinh tế về du lịch. | ||||||||||||||||||||||||||||||
|
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK, đọc kết luận cuối bài.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Vận dụng: san hô có vai trò gì đối với biển?
Mở rộng: Sau khi nghiên cứu bộ gen của san hô, các nhà khoa học từ Đại Học Penn State, Cơ quan nghề cá Hoa Kỳ và công ty dịch vụ Dial Cordy & Associates, cho thấy chúng có khả năng sống đến hàng nghìn năm. Từ đó, san hô trở thành loài động vật sống thọ nhất trên thế giới.
4.Dặn dò (1 phút)
- Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Tìm hiểu vai trò của ruột khoang.
- Kẻ bảng trang 42 vào vở.