Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Tình huống:
Trong khi chấm bài kiểm tra viết một tiết, bạn nhận thấy có một trường hợp xuất sắc “đột xuất”: Bài của một em có sức học chỉ vào loại trung bình yếu nhưng lại rất tốt, xứng đáng được nhận điểm tuyệt đối. Trong giờ trả bài, bạn sẽ chọn cách xử lý nào sau đây
Trong trường hợp này, trước hết bạn vẫn nên cho điểm bài làm của em đó theo đúng những gì mà em đã viết một cách chính xác, công bằng thậm chí có thể thưởng điểm nếu xét thấy cách giải quyết thực sự hay, độc đáo và vì em đó là một học sinh trung bình mà đã biết cố gắng vượt bậc. Không phải ai cũng chọn cách làm này vì nhiều giáo viên vẫn thường có quan niệm đơn giản rằng, đã là học sinh giỏi thì bài nào cũng tốt, còn đã là học sinh yếu kém thì… muôn đời cũng thế mà thôi. Chính vì tư tưởng ấy mà các thầy cô giáo chưa có sự động viên khích lệ xứng đáng đối với những trường hợp có sự cố gắng để cải thiện sức học của mình. Nhưng bạn nên nhớ rằng những lời động viên khi các em có tiến bộ nhiều khi có tác dụng rất lớn làm thay đổi hẳn một con người đấy.
Nhưng trong những trường hợp xuất sắc “đột xuất” của một em học sinh nào đó bạn cũng cần phải xem xét cẩn thận. Cách xử lý 1 e là quá chủ quan. Khen ngợi, động viên học sinh, nhất là những người có tiến bộ là điều nên làm, nhưng cũng phải đúng lúc, thích hợp thì mới có tác dụng. Bạn chưa biết thực chất bài đó có phải do em học sinh này tự làm hay đi chép thì cần phải tìm hiểu kỹ. Vì nếu đó thực sự là một “bản sao” thì lời khen của bạn sẽ làm cho học sinh đó xấu hổ, nhưng ngược lại cũng cũng có thể là một sự “khuyến khích” em đó lần sau tiếp tục… chép bài. Nếu chọn cách giải quyết thứ 2 thì thật sai lầm. Nếu em đó có chép bài thật đi chăng nữa cũng sẽ cảm thấy “bực tức” khi bị cô giáo mỉa mai, phê bình trước lớp, khiến cho mối quan hệ thầy trò và bạn bè trong lớp cũng xấu đi. Mà thực ra bạn cũng đâu có “chứng cớ” gì. Chỉ kết luận theo cảm tính, hay định kiến thì quả thực khó có thể làm học sinh tâm phục khẩu phục được. Còn nếu bài làm đó thực sự là kết quả của một sự cố gắng thì cách xử lý của bạn thật là tệ hại và bạn đã mắc phải một sai lầm lớn. Những lời nói thiếu “thiện chí”, coi thường như vậy của cô giáo sẽ dập tắt mọi sự cố gắng của em, thậm chí em sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Là những bậc “cha mẹ thứ hai”, đừng bao giờ bạn để học sinh của mình rơi vào tâm trạng đó.
Bạn nên chọn cách giải quyết 3. Khi trả bài trước lớp bạn vẫn phải khen ngợi người làm bài kiểm tra đó trước cả lớp vì đã có cách giải hay, độc đáo. Đồng thời bạn phải khéo léo kiểm tra xem bài làm ấy thực sự là của em hay không bằng cách gọi em lên bảng để chữa cho các bạn khác cùng học tập. Đó cũng là một cơ hội để cho em chứng minh sự tiến bộ của mình trước lớp. Và bạn cũng làm sáng tỏ được vấn đề mình đang băn khoăn. Nếu em trình bày một cách trơn tru, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề đó thì không còn điều gì phải bàn nữa, mọi chuyện đã rõ ràng (và chắc đây cũng là điều bạn mong muốn). Còn nếu em tỏ ra lúng túng, không làm chủ được phần kiến thức, chứng tỏ bài đó không phải do em tự làm mà đi chép ở đâu đó. Nhưng dù sao bạn cũng không nên phê bình em học sinh đó trước lớp mà phải thực sự tế nhị. Bạn tạm thời chưa cho điểm vào bài làm đó, cho em học sinh này nợ hôm sau kiểm tra lại, đồng thời cũng không quên nhắc nhở em cố gắng học tập.
Sưu tầm
Trong khi chấm bài kiểm tra viết một tiết, bạn nhận thấy có một trường hợp xuất sắc “đột xuất”: Bài của một em có sức học chỉ vào loại trung bình yếu nhưng lại rất tốt, xứng đáng được nhận điểm tuyệt đối. Trong giờ trả bài, bạn sẽ chọn cách xử lý nào sau đây
- Cho điểm cao đúng như những gì thể hiện trong bài và khen ngợi em học sinh đó trước toàn lớp.
- Tỏ thái độ nghi ngờ, và không cho điểm vào bài đó vì lý do em đó có thể quay cóp hoặc chép bài của người khác.
- Khen ngợi em đó đã có kết quả làm bài tốt và mời em đó lên bảng trình bày lại cho cả lớp nghe để cùng học tập.
Trong trường hợp này, trước hết bạn vẫn nên cho điểm bài làm của em đó theo đúng những gì mà em đã viết một cách chính xác, công bằng thậm chí có thể thưởng điểm nếu xét thấy cách giải quyết thực sự hay, độc đáo và vì em đó là một học sinh trung bình mà đã biết cố gắng vượt bậc. Không phải ai cũng chọn cách làm này vì nhiều giáo viên vẫn thường có quan niệm đơn giản rằng, đã là học sinh giỏi thì bài nào cũng tốt, còn đã là học sinh yếu kém thì… muôn đời cũng thế mà thôi. Chính vì tư tưởng ấy mà các thầy cô giáo chưa có sự động viên khích lệ xứng đáng đối với những trường hợp có sự cố gắng để cải thiện sức học của mình. Nhưng bạn nên nhớ rằng những lời động viên khi các em có tiến bộ nhiều khi có tác dụng rất lớn làm thay đổi hẳn một con người đấy.
Nhưng trong những trường hợp xuất sắc “đột xuất” của một em học sinh nào đó bạn cũng cần phải xem xét cẩn thận. Cách xử lý 1 e là quá chủ quan. Khen ngợi, động viên học sinh, nhất là những người có tiến bộ là điều nên làm, nhưng cũng phải đúng lúc, thích hợp thì mới có tác dụng. Bạn chưa biết thực chất bài đó có phải do em học sinh này tự làm hay đi chép thì cần phải tìm hiểu kỹ. Vì nếu đó thực sự là một “bản sao” thì lời khen của bạn sẽ làm cho học sinh đó xấu hổ, nhưng ngược lại cũng cũng có thể là một sự “khuyến khích” em đó lần sau tiếp tục… chép bài. Nếu chọn cách giải quyết thứ 2 thì thật sai lầm. Nếu em đó có chép bài thật đi chăng nữa cũng sẽ cảm thấy “bực tức” khi bị cô giáo mỉa mai, phê bình trước lớp, khiến cho mối quan hệ thầy trò và bạn bè trong lớp cũng xấu đi. Mà thực ra bạn cũng đâu có “chứng cớ” gì. Chỉ kết luận theo cảm tính, hay định kiến thì quả thực khó có thể làm học sinh tâm phục khẩu phục được. Còn nếu bài làm đó thực sự là kết quả của một sự cố gắng thì cách xử lý của bạn thật là tệ hại và bạn đã mắc phải một sai lầm lớn. Những lời nói thiếu “thiện chí”, coi thường như vậy của cô giáo sẽ dập tắt mọi sự cố gắng của em, thậm chí em sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Là những bậc “cha mẹ thứ hai”, đừng bao giờ bạn để học sinh của mình rơi vào tâm trạng đó.
Bạn nên chọn cách giải quyết 3. Khi trả bài trước lớp bạn vẫn phải khen ngợi người làm bài kiểm tra đó trước cả lớp vì đã có cách giải hay, độc đáo. Đồng thời bạn phải khéo léo kiểm tra xem bài làm ấy thực sự là của em hay không bằng cách gọi em lên bảng để chữa cho các bạn khác cùng học tập. Đó cũng là một cơ hội để cho em chứng minh sự tiến bộ của mình trước lớp. Và bạn cũng làm sáng tỏ được vấn đề mình đang băn khoăn. Nếu em trình bày một cách trơn tru, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề đó thì không còn điều gì phải bàn nữa, mọi chuyện đã rõ ràng (và chắc đây cũng là điều bạn mong muốn). Còn nếu em tỏ ra lúng túng, không làm chủ được phần kiến thức, chứng tỏ bài đó không phải do em tự làm mà đi chép ở đâu đó. Nhưng dù sao bạn cũng không nên phê bình em học sinh đó trước lớp mà phải thực sự tế nhị. Bạn tạm thời chưa cho điểm vào bài làm đó, cho em học sinh này nợ hôm sau kiểm tra lại, đồng thời cũng không quên nhắc nhở em cố gắng học tập.
Sưu tầm