Tiết 38:
BÀI TẬP
BÀI TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Hệ thống lại, củng cố và khắc sâu kiến thức đã học cho học sinh
Rèn luyện tư duy, vận dụng kiến thức lý thuyết trả lời các câu hỏi và bài tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: giáo án, SGK, SGV
2. Chuẩn bị của HS: vở ghi, Sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp | Ngày dạy | Sĩ số | Họ tên học sinh vắng | Ghi chú |
3. Nội dung bài mới
GV: yêu cầu học sinh làm các bài tập sau trong SGK
3.1. Trả lời câu hỏi 1 + 2, SGK/33
a. nội dung
- Kể tên các chức năng và các loại đối tượng chính trong Access?
b. Trả lời
- Chức năng: thiết kế bảng, thiết lập mối quan hệ giữa các bảng, lưu trữ, cập nhật và kết xuất thông tin.
- Có 4 đối tượng chính trong Access: Bảng, Mẫu hỏi, Biểu mẫu và Báo cáo.
3.2. Trả lời câu hỏi 3, SGK/33
a. Nội dung
- Có những chế độ làm việc nào với các đối tượng?
b. Trả lời
- Các chế độ: chế độ thiết kế, chế độ trang dữ liệu.
3.3. Trả lời câu hỏi 4 + 5, SGK/33
a. Nội dung
- Nêu các cách khởi động và kết thúc Access?
- Có những cách nào để tạo đối tượng trong Access?
b. Một số lưu ý
- Gọi học sinh thực hiện các cách khởi động và kết thúc phiên làm việc với Access trên máy tính, sau đó tổng hợp lại cho cả lớp một số cách.
3.4. Trả lời câu hỏi 2, SGK/39
a. Nội dung
- Trong quản lí học sinh dự kì thi tốt nghiệp, theo em có thể khai báo kiểu dữ liệu gì cho mỗi thuộc tính sau đây?
+ Số báo danh
+ Họ và tên
+ Ngày sinh
+ Điểm số
b. Một số lưu ý
- Thuộc tính số báo danh có thể chọn kiểu TEXT hoặc kiểu NUMBER, các trường khác cũng có thể chọn tương tự. Vì vậy yêu cầu học sinh giải thích cho việc lựa chọn đó.
3.5. Trả lời câu hỏi 3, SGK/39
a. Nội dung
- Nêu các bước chỉ định khóa chính trong bảng ở câu 2.
b. Trả lời
- Chọn trường làm khóa chính (trường Số báo danh)
- Chọn Edit rồi chọn Primary Key.
3.6. Trả lời câu hỏi 5, SGK/39
a. Nội dung
- Liệt kê các thao tác có thể thực hiện trong chế độ thiết kế bảng?
b. Một số điểm lưu ý
- Gợi ý cho học sinh có 2 nhóm thao tác đối với bảng trong chế độ thiết kế
+ Nhóm thao tác tạo cấu trúc bảng
+ Nhóm thao tác chỉnh sửa cấu trúc bảng
- Yêu cầu học sinh liệt kê để ghép vào 2 nhóm
3.7. Trả lời câu hỏi 1, SGK/47
a. Nội dung
- Liệt kê các thao tác cơ bản khi làm việc với bảng?
b. Trả lời
- Cập nhật dữ liệu: thêm bản ghi, chỉnh sửa nội dung bản ghi, xóa bản ghi.
- Sắp xếp và lọc dữ liệu
- Tìm kiếm đơn giản
- In dữ liệu
4. Củng cố
Nhận xét ý thức học tập của học sinh
5. Hướng dẫn về nhà
Làm hết toàn bộ các câu hỏi và bài tập có trong chương 2
Tiết 39:
BÀI TẬP
BÀI TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Hệ thống lại, củng cố và khắc sâu kiến thức đã học cho học sinh
- Rèn luyện tư duy, vận dụng kiến thức lý thuyết trả lời các câu hỏi và bài tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: giáo án, SGK, SGV
2. Chuẩn bị của HS: vở ghi, Sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp | Ngày dạy | Sĩ số | Họ tên học sinh vắng | Ghi chú |
3. Nội dung bài mới
Câu 1: Hãy nêu các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức ?
Trả lời:
- Tạo lập hồ sơ.
- Cập nhật hồ sơ.
- Khai thác hồ sơ.
Câu 2: Xây dựng CSDL có lợi ích gì ?
Trả lời:
- Tìm kiếm thông tin nhanh hơn.
- Nhiều người có thể dùng chung dữ liệu với nhiều mục đích khác nhau.
- Tránh dư thừa dữ liệu.
- Tính an toàn cao.
- Hạn chế sai sót.
Câu 3: Cơ sở dữ liệu có các mức thể hiện nào ?
Trả lời:
- Mức vật lí.
- Mức khái niệm.
- Mức khung nhìn.
Câu 4: Một hệ CSDL cần đạt những yêu cầu gì ?
Trả lời:
- Tính cấu trúc.
- Tính toàn vẹn.
- Tính nhất quán.
- Tính an toàn và bảo mật thông tin.
- Tính độc lập.
- Tính không dư thừa.
Câu 5: Một hệ quản trị CSDL có các chức năng cơ bản nào ?
Trả lời:
- Cung cấp môi trường tạo lập CSDL.
- Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu.
- Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL.
Câu 6: Liên quan đến hoạt động của một hệ CSDL, con người có những vai trò gì ?
Trả lời:
- Người quản trị CSDL.
- Người lập trình ứng dụng.
- Người dùng.
Câu 7: Em hãy nêu các bước để xây dựng CSDL ?
Trả lời:
- Bước 1: Khảo sát.
- Bước 2: Thiết kế.
- Bước 3: Kiểm thử.
Câu 8: Thế nào là một CSDL và hệ quản trị CSDL ? Hệ quản trị CSDL có trực tiếp lưu trữ CSDL không ?
Trả lời:
- Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.
- Hệ quản trị CSDL là phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL.
- Hệ quản trị CSDL không trực tiếp lưu trữ CSDL.
Câu 9: Tại sao nói bảng là thành phần cơ sở tạo nên CSDL ?
Trả lời:
- Nói bảng là thành phần cơ sở tạo nên CSDL vì bảng chứa toàn bộ dữ liệu mà người dùng cần để khai thác.
Bài tập: Để quản lí việc bán sách của một cửa hàng, sau khi phân tích nhân viên của cửa hàng đã lập một CSDL có một bảng gồm các trường sau:
Tên trường | Mô tả |
MSSACH | M· sè s¸ch |
TENSACH | Tªn s¸ch |
LOAISACH | Lo¹i s¸ch |
TENTG | Tªn t¸c gi¶ |
DONGIA | §¬n gi¸ |
TON | Tån ®Çu k× |
NGAYHD | Ngµy lËp hãa ®¬n |
TENNV | Tªn nh©n viªn |
PHAI | Ph¸i |
MSHD | M· sè hãa ®¬n |
SOLUONG | Sè lîng nhËp |
Trả lời:
- CSDL này thiết kế chưa tốt, vì dễ xảy ra dư thừa dữ liệu.
- Đề xuất phương án xây dựng cho CSDL này: chia thành 5 bảng:
+ Bảng 1: Sách: SACH(MSSACH, TENSACH, MSLS, TENTG, DONGIA, TON)
+ Bảng 2: Loại sách: LOAISACH(MSLS, TENLOAI)
+ Bảng 3: Hóa đơn HOADON(MSHD, MSNV, NGAYHD)
+ Bảng 4: Nhân viên NHANVIEN(MSNV, TENNV, PHAI)
+ Bảng 5: Chi tiết hóa đơn CHITIETHD(MSHD, MSSACH, SOLUONG)
4. Củng cố:
- Các đối tượng của Access.
- Cách dùng thuật sĩ để tạo mẫu hỏi, báo cáo.
5. Hướng dẫn bài tập về nhà
Học bài, xem lại các bài đã học, tiết sau cơ sở dữ liệu.