Bài thơ tiểu đội xe không kính(tiếp), ngữ văn 9

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 09. Tiết 46 : Văn bản:

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

( Phạm Tiến Duật )- Tiếp

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:
Cảm nhận được vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ và sự độc đáo của hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu trong bài thơ “Tiểu đội xe không kính”.

Nắm được đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ : chi tiết và hình ảnh tự nhiên, bình dị mà cô đọng, giàu sức biểu cảm.

2. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước,lòng tự hào về truyền thống anh hùng cách mạng, trân trọng những người lính lái xevowis những vẻ đẹp đáng quí đó.

4. Định hướng phát triển năng lực HS: Đọc diễn cảm, giao tiếp, cảm thụ văn học, tư duy, hợp tác....

II. CHUẨN BỊ

1. GV
: Bài soạn, SGK, SGV, tư liệu về văn bản.

2. HS: Soạn bài theo cõu hỏi SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC

1. Ổn định tổ chức.


Lớp Ngày dạy Sĩ số Vắng mặt – Lí do Điều chỉnh
9A
9D
2. Kiểm tra kiến cũ: 3’

1. Đọc thuộc lòng đoạn 1 của bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

2. Em có nhận xét gì về h/a những chiếc xe không kính trong bài thơ?

3. Bài mới.

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động. Thời gian: 1 phút
Bên cạnh hình ảnh những chiếc xe không kính thì hình ảnh người chiến sĩ lái xe hiện lên cũng thật đẹp và rất đáng trân trọng...Giờ học hôm nay ta sẽ phân tích tiếp.Lắng nghe
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 30 phút
H: Tại sao những chiếc xe không bình thường như vậy mà vẫn hoạt động bình thường trên tuyến đường ác liệt ?
- Vì người điều khiển nó là những chiến sĩ lái xe dũng cảm. Họ là hình ảnh tiêu biểu cho lớp trẻ VN trong chiến tranh chống Mĩ.
* Trả lời
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe.
H: Những chiến sĩ lái xe được miêu tả qua những hình ảnh nào ?
Ung dung buồng lái ta ngồi.
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
- Phát hiện.
H: Từ trong những chiếc xe không kính ấy người chiến sĩ đã cảm nhận được điều gì ?
“Nhìn thấy....buống lái”
GV: Đây thực ra là cách nói bông đùa xem nhẹ khó khăn, gian khổ của các chiến sỹ.
* Trả lời
- Tư thế ung dung, hiên ngang làm chủ hoàn cảnh.

H: Qua đó em hình dung như thế nào về tư thế người chiến sĩ ?
-> Tư thế ung dung, hiên ngang, oai hùng, coi thường hiểm nguy.
- Phát hiện.- Tinh thần lạc quan ,yêu đời có chút bông đùa, tinh nghịch.
H: Nhận xét về từ ngữ, nhịp điệu thơ ? Tác dụng?
- Điệp từ, nhịp thơ nhanh, dồn dập, giọng khoẻ khoắn
-> Cảm nhận được tốc độ lao nhanh của chiếc xe.
* Phân tích.
H: Vì sao người lái xe phải chạy với tốc độ nhanh?
- Vì tranh thủ từng giờ, từng phút, giữa những trận bom đạn của kẻ thù -> khẩn trương.
* Trả lời
H: Tìm những câu thơ thể hiện sức chịu đựng phi thường của người lính lái xe?
“Không có kính….mau thôi”
- Phát hiện
H: Qua những hình ảnh thơ trên, em nêu cảm nhận của mình về người lính ?
sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
* Bộc lộ.
- Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm trước mắt.
*Yờu cầu HS Đọc khổ thơ 5 -6.- Đọc .
H: Em cảm nhận được điều gì qua hai khổ thơ đó?
- Hình ảnh thơ lãng mạn
-> lời hứa quyết tâm, lời thề quyết thắng.
- Cách đánh giá mới về gia đình kiểu lái xe.
* Bộc lộ.


- Tình đồng đội keo sơn gắn bó như gia đình.
*Yêu cầu HS đọc khổ thơ cuối- Đọc khổ thơ cuối cùng.
H: Câu kết bài thơ có gì đặc sắc ?
- Cách kết thúc bất ngờ -> giàu sức thể hiện: mặc cho bom rơi, đạn nổ, mặc cho những khó khăn thiếu thốn -> xe vẫn chạy, chỉ cần trong xe có “trái tim” yêu nước, mang lí tưởng, khát vọng cao đẹp…
* Thảo luận.
Trả lời
- Có trái tim yêu nước, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm chiến dấu vì độc lập tự do cho dân tộc, vì sự thốngnhất của Tổ quốc.
  • - Nghệ thuật:
+ Điệp cấu trúc thơ.
+ Giọng thơ giản dị, tự nhiên, khỏe khoắn.
III. Tổng kết
Ghi nhớ SGK/133
Hoạt động 3: Luyện tập. Thời gian: 5’
H: S22 2 hình ảnh người lính trong bài thơ với hình ảnh người lính trong“Đồng chí” ?HĐ cá nhân phát hiện, trả lời
Hoạt động 4: Vận dụng. Thời gian: 3’
So sánh điểm giống và khác nhau về hình ảnh người lính trong hai bài thơHĐ cá nhân phát hiện, trả lời
Hoạt động 5: mở rộng, bổ sung, phát triển (về nhà)
Viết đoạn văn ngắn nêuCảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ, liên hệ với thế hệ trẻ ngày hôm nay.
RÚT KINH NGHIỆM:.....................................................................
 

Đính kèm

  • BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH(tiếp).docx
    20.1 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top