BÃO SỐ 9 ĐẶC BIỆT NGUY HIỂM

Giaoanchuan

Thành Viên
Xu
0
Philippin đã đưa ra thống kê thiệt hại lần đầu khi bão số 9 này đi qua. Cây cối nằm rạp, la liệt. 9 người chết và hơn 10 người khác mất tích. Họ nói chưa phải con số cuối.

Đây là cơn bão vô cùng nguy hiểm. Chính phủ đã đưa ra các dự báo và đẩy nhanh phòng chống cực cao.

Rất đáng lo
 

Đính kèm

  • FB_IMG_1603811292392.jpg
    FB_IMG_1603811292392.jpg
    108.8 KB · Lượt xem: 444
  • FB_IMG_1603795038139.jpg
    FB_IMG_1603795038139.jpg
    53.8 KB · Lượt xem: 2,079
  • FB_IMG_1603779542866.jpg
    FB_IMG_1603779542866.jpg
    108.4 KB · Lượt xem: 9

Giaoanchuan

Thành Viên
Xu
0
⚠️ VÔ CÙNG NGUY HIỂM; PHẢI SƠ TÁN TRIỆT ĐỂ NGƯỜI DÂN RA KHỎI NHỮNG NƠI KHÔNG AN TOÀN

---
Bão số 9 cùng với cơn bão Xangsane (2006) dự báo là một trong hai cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 20 năm gần đây có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến Trung bộ và Tây nguyên nước ta.

Bão hiện đang di chuyển nhanh với sức gió cường độ cấp 13-14, giật cấp 17, sóng có nơi lên cao tới 6-8m, phạm vi ảnh hưởng rộng, đổ bộ vào thời điểm triều cường, vô cùng nguy hiểm. Sau bão là mưa to, rất to, Nam Nghệ An, Hà Tĩnh có thể lên tới 500-700mm.

Đêm nay (27/10) và ngày mai bão sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến các địa phương ven biển miền trung, nhất là tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên.

Để ứng phó với bão, Thủ tướng yêu cầu:

1. Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt công tác ứng phó với bão theo Công điện 1470/CĐ-TTg ngày 26/10/2020 của Thủ tướng; các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và của Ban Chỉ đạo tiền phương, trong đó tập trung các nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm và về nơi tránh trú an toàn; yêu cầu chính quyền các địa phương phối hợp với lực lượng biên phòng, ngành thủy sản, ngành giao thông vận tải tiếp tục rà soát kỹ, không để sót tàu thuyền trong vùng nguy hiểm. Tổ chức neo đậu tàu thuyền an toàn; chủ động đưa tàu thuyền nhỏ lên bờ để hạn chế thiệt hại tại nơi tránh trú.

- Rà soát, chủ động sơ tán triệt để người dân ra khỏi những nơi nguy hiểm, không bảo đảm an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp, nhất là trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản trên biển, ven biển; trên tàu thuyền; trong các nhà không an toàn, các khu dân cư vùng thấp trũng ven biển, cửa sông, bãi ngang có nguy cơ bị sạt lở, ngập sâu hoặc tác động trực tiếp của sóng,....

Tuyệt đối không để người ở lại trên lồng bè nuôi trồng thủy sản, trên tàu thuyền khi bão đổ bộ vào. Trường hợp cần thiết phải cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

- Chằng chống, gia cố nhà cửa, kho tàng, trụ sở, trường học, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, triển khai phương án bảo vệ các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch để hạn chế thiệt hại do bão.

- Chủ động khuyến cáo, hướng dẫn người dân hạn chế hoặc không ra đường trong đêm nay và ngày mai. Trường hợp cần thiết có thể cho nghỉ làm, nghỉ học. Kiểm soát giao thông, chủ động điều tiết giao thông, hạn chế các phương tiện từ các địa phương khác đi vào vùng tâm bão trong thời gian bão đổ bộ vào đất liền.

- Triển khai các biện pháp phòng, chống mưa lũ trước, trong và sau bão, đặc biệt lưu ý bảo đảm an toàn hồ đập, ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu.

- Các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Bình Thuận; các tỉnh khu vực Tây Nguyên trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về địa phương của mình. Yêu cầu giảm thiểu ở mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão gây ra.

2. Các Bộ: Quốc phòng, Công an và các địa phương huy động tối đa lực lượng, phương tiện, tập trung ứng phó, cứu hộ cứu nạn khi bão vào và sau khi bão kết thúc, nhất là những sự cố sạt lở đất, ngập lụt.

---
Trên đây là nội dung Công điện 1490/CĐ-TTg

Theo cổng TTCP
 

Giaoanchuan

Thành Viên
Xu
0
NẾU GIỮ NGUYÊN CẤP 12 KHI VÀO ĐẤT LIỀN, BÃO CÓ SỨC TÀN PHÁ KHỦNG KHIẾP

---
Tại cuộc họp trực tuyến toàn hệ thống dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (DBKTTV) chiều nay, Phó Giám đốc Trung tâm DBKTTV quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, bão số 9 bắt đầu gây gió mạnh trên đất liền từ tối và đêm nay (27/10); thời gian có gió mạnh nhất trên đất liền từ sáng sớm đến chiều tối ngày 28/10.

Trên cơ sở phân tích kết quả các số liệu và mô hình dự báo mà các đài Việt Nam thu thập được, dự báo vùng trọng tâm chịu ảnh hưởng của bão là các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định với gió mạnh cấp 11-13, giật cấp 15. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.

Ông Lâm cũng cho biết, bão sẽ di chuyển đến khu vực làm tăng cường độ trong 6-12 giờ và có khả năng đạt cường độ cực đại trong chiều và tối nay.

Đặc biệt, cơn bão có đặc điểm gây mưa to, gió lớn trước khi tâm bão đổ bộ vào bờ. “Nếu giữ nguyên cấp 12 khi vào đất liền, bão số 9 sẽ có sức tàn phá khủng khiếp, các nhà cấp 4 có thể không thể chịu đựng được trước sức gió", ông Lâm cho hay.

Chia sẻ thêm thông tin, ông Vũ Đức Long, Phó Giám đốc Trung tâm DBKTTV quốc gia cho hay, ảnh hưởng mưa lớn do bão số 9, từ đêm ngày 27/10 đến ngày 1/11, trên các sông từ Nghệ An đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ.

Trong đợt lũ này, đỉnh lũ thượng lưu sông Cả (Nghệ An), sông La (Hà Tĩnh) và các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai lên mức báo động 2- báo động 3, có sông trên mức báo động 3; hạ lưu sông Cả (Nghệ An), các sông chính ở Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk lên mức báo động 1-báo động 2 và trên báo động 2, các sông nhỏ lên mức báo động 3.

"Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị tại các tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên. Nguy cơ xảy ra sự cố các công trình thủy điện, thủy lợi nhỏ xung yếu" - ông nói.

Ông Lê Thanh Hải, Tổng thư ký Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam lưu ý, trong vòng 5 tiếng qua, bão không đi chếch lên mà đang đi theo chính tây (đi ngang). Với tốc độ rất nhanh là 25 km/h, bão sẽ đi thẳng vào bờ. Dự báo chỉ trong vòng 15-18 giờ tới, tâm bão sẽ cập bờ, ngay trên đất liền Quy Nhơn, hoặc ở khu vực giữa Quảng Ngãi - Bình Định.

Phân tích thêm về khả năng suy yếu, ông Hải cho biết nếu 19h tối nay bão đạt cường độ là cấp 14, giật cấp 17 và trường hợp khả quan sau đó, cứ 3 tiếng bão giảm 1 cấp thì đến khi vào bờ, bão vẫn mạnh đến cấp 11-12. “Không có cơ may nào cho thấy bão sẽ suy yếu hơn cường độ dự báo khi vào đất liền”, ông Hải nói.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra, ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn yêu cầu các đài dự báo khu vực của Tổng cục phối hợp chặt chẽ với các địa phương để đưa thông tin dự báo kịp thời, chính xác nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.

“Khi bão cấp 12-13 đổ bộ thì hệ thống thông tin bị ảnh hưởng. Do đó đề nghị các đơn vị bố trí kênh thông tin dự phòng. Đặc biệt, đề nghị Trung tâm DBKTTV quốc gia chuyển ngay cho các địa phương bản đồ cảnh báo lụt, sạt lở cảnh báo kịp thời cho người dân”, ông Trần Hồng Thái nói.

Cổng TTCP
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Đáng sợ

FB_IMG_1603813597036.jpg
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
BÃO VÀO, MƯA TO, LŨ LÊN NHANH, KHẢ NĂNG XẢY RA NGẬP LỤT

Ở QUẢNG NGÃI, KON TUM

Dự báo tối nay 28/10, sông Vệ - Quảng Ngãi, sông Đắkbla tại Kon Tum sẽ lên mức BÁO ĐỘNG KHẨN CẤP, vượt báo động 3 từ 50-60cm.

Sông Trà Khúc - Quảng Ngãi và sông Ba tại Gia Lai còn cách báo động 3 khoảng 50cm.

Ở BÌNH ĐỊNH
sông An Lão vượt báo động 3 là 1m
sông Lại Giang ở mức báo động 3
sông Kôn trên báo động 3 khoảng 1m

CẢNH BÁO XẢY RA NGẬP ÚNG CÁC VÙNG TRŨNG THẤP, ĐỀ PHÒNG LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT Ở VÙNG NÚI
 
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top