Cái hay trong nền giáo dục của dân tộc Việt Nam ta trước hết là tinh thần tâm huyết, yêu nghề, yêu trò của thầy cô, tiếp đó là sự dõi theo từng bước chân của phụ huynh, và yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bài giảng chương trình học. Trong đó, có thể nói đến môn Tiếng Việt ớp 3, các em dã dần tiếp cận được với nhiều ý nghĩa trong cuộc sống thông qua những câu chuyện kể rất nhẹ nhàng, gần gũi,...Để có thể ra những bộ đề hay và hấp dẫn cho các em học sinh, thầy cô có thể tham khảo bộ đề thi học kì 2 Tiếng Việt 3 dưới đây.
Lưu ý: Phần dưới đây chỉ là trích đoạn tài liệu, để tải bản đầy đủ, thầy cô vui lòng kéo xuống dưới mục bình luận.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019-2020
1. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Ái Mộ B
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV cho học sinh bắt thăm đọc và trả lời câu hỏi theo phiếu in sẵn.
II. Đọc thầm bài văn sau: (6 điểm) (Thời gian làm bài: 35 phút)
Chú chim sâu
Một hôm, chim sâu vào rừng chơi và nghe được họa mi hót. Trở về cái tổ trong vườn, chim sâu phụng phịu nói với bố mẹ:
- Bố mẹ ơi! Con có thể trở thành họa mi được không?
- Tại sao con muốn trở thành họa mi? Chim mẹ ngạc nhiên hỏi.
- Vì con muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý.
-Chim bố nói:
- Người ta yêu quý chim không chỉ vì tiếng hót đâu, con ạ. Con hãy cứ là chim sâu. Bắt thật nhiều sâu, bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi người yêu quý.
- Một buổi chiều, trời đầy dông bão. Chim sâu bị gió thổi bạt vào một khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà. Một cậu bé chạy tới nâng chim sâu lên và đặt nó trong một chiếc hộp cứng. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh, cậu bé đến mở nắp hộp, nhẹ nhàng nâng chim sâu trên tay. Bố cậu bé nói:
- Con hãy thả chim sâu ra. Loài chim này có ích với vườn cây lắm đấy!
- Cậu bé vuốt ve chim sâu rồi khẽ tung nó lên. Chim sâu chợt nhớ đến lời bố ngày nào. Chú vội vã bay về phía vườn cây.
Theo NGUYỄN ĐÌNH QUẢNG
* Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và làm các bài tập sau:
1. (0,5 điểm) Chú chim sâu được nghe họa mi hót ở đâu?
a. Ở trước cửa nhà
b. Ở ngoài vườn
c. Ở trong rừng
2. (0,5 điểm) Vì sao chim sâu muốn trở thành họa mi?
a. Vì nó muốn có tiếng hót hay để mọi người yêu quý
b. Vì nó muốn xinh đẹp hơn để mọi người yêu quý
c. Vì nó muốn bắt thật nhiều sâu để bảo vệ cây cối
3. (0,5 điểm) Chim bố nói gì với chim con?
a. Người ta yêu quý chim không chỉ vì tiếng hót
b. Người ta yêu quý chim không chỉ vì biết bắt sâu
c. Người ta yêu quý chim không chỉ vì vẻ đẹp bên ngoài
4. (0,5 điểm) Sự việc gì đã xảy ra với chim sâu sau đó?
a. Trời bão, gió thổi mạnh, chim sâu rơi vào một chiếc hộp
b. Trời bão, chim sâu bị gió thổi, một cậu bé bắt được
c. Chim sâu bị gió thổi, rơi xuống nền nhà, bố cậu bé bắt được
5. (1 điểm) Vì sao cậu bé thả cho chim bay đi? Hãy viết câu trả lời của em vào chỗ chấm.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
6. (1 điểm) Câu chuyện muốn nhắn nhủ với em điều gì? Hãy viết câu trả lời của em vào chỗ chấm.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
7. (0,5 điểm) Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu văn sau:
Một buổi chiều dông bão chim sâu bị gió thổi bạt vào ngôi nhà của cậu bé.
8. (0,5 điểm) Điền vào chỗ chấm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
Dù không có giọng hót hay như họa mi nhưng chim sâu vẫn được mọi người yêu mến vì: ............................................................................................................................
9. (1 điểm) Đặt một câu có hình ảnh nhân hóa để nói về một loài chim mà em biết.
.......................................................................................................................................
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
A. Kiểm tra đọc (10 điểm):
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
2. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học An Thuận
I. Phần đọc hiểu: (6 điểm)
Học sinh đọc thầm bài “Cóc kiện Trời” và làm bài tập:
Cóc kiện Trời
1. Ngày xưa, có một năm nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng.
Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên đình kiện Trời. Dọc đường, gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Tất cả đều xin đi theo.
2. Đến cửa nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, Cóc bảo:
- Anh Cua bò vào chum nước này. Cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp ở hai bên.
Sắp đặt xong, Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Thấy chú Cóc bé tẹo dám náo động thiên đình, Trời nổi giận, sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo, Chó mới ra tới cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi. Trời càng tức, sai thần Sét ra trị Gấu. Thần Sét cầm lưỡi tầm sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ, đã bị Ong ở sau cửa bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức Cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị Cọp vồ.
3. Trời túng thế, đành mời Cóc vào, Cóc tâu :
- Muôn tâu Thượng đế ! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.
Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói:
- Thôi, cậu hãy về đi. Ta sẽ cho mưa xuống !
Lại còn dặn thêm:
- Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khỏi phải lên đây !
Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng.
Từ đó, hễ Cóc nghiến răng là trời đổ mưa.
TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao Cóc phải kiện Trời
a. Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn hán lớn, muôn loài đều khổ sở.
b. Nắng hạn lâu năm.
c. Chim muôn khát khô cả họng.
d. Ruộng đồng khô cạn.
Câu 2: (0,5 điểm) Đi cùng với Cóc lên kiện Trời có mấy con vật ?
a. Ba con vật.
b. Bốn con vật
c. Năm con vật.
d. Sáu con vật.
Câu 3: (0,5 điểm) Sau khi sắp đặt vị trí các con vật xong, Cóc làm gì ?
a. Cóc cất tiếng kêu “ộp … ộp” để gọi Trời.
b. Tất cả các con vật đề hô to, gây náo loạn nhà Trời.
c. Cóc nghiến răng.
d. Cóc đánh vang ba hồi trống.
Phần II: Chính tả : (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Cuộc chạy đua trong rùng” SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 83 (Từ Ngựa Con đến đừng bao giờ chủ quan) trong thời gian 15 phút.
Phần III. Tập làm văn: (5 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu kể lại buổi Lễ khai giảng theo gợi ý sau:
a/ Đó là lễ gì ?
b/ Lễ được tổ chức khi nào, ở đâu ?
c/ Mọi người đi dự lễ như thế nào ?
d/ Lễ được bắt đầu bằng những hoạt động gì ?
e/ Cảm tưởng của em về ngày lễ đó như thế nào ?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
I. Tiếng Việt (đọc - hiểu): 6 điểm
Lưu ý: Câu 6 học sinh có cách trả lời khác đúng vẫn đạt tròn số điểm.
II Phần viết: (10 điểm)
1/ Chính tả: (4 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (5 điểm).
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai-lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm.
2/ Tập làm văn: (6 điểm)
- Giới thiệu được buổi lễ khai giảng (0,5 điểm)
- Giới thiệu được lễ được tổ chức vào lúc nào, ở đâu ? (1 điểm)
- Nói được chi tiết lễ được bắt đầu bằng những hoạt động gì ? (2,5 điểm)
- Nói được tình cảm của em về ngày lễ đó như thế nào ? (1 điểm)
*Hình thức: (1 điểm)
- Viết được một đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề bài (0,5 điểm)
- Chữ rõ ràng, trình bày sạch (0,5 điểm)
3. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Bình Yên
PHẦN A (10 điểm): KIỂM TRA ĐỌC.
Thực hiện sau khi kiểm tra xong phần B môn Tiếng Việt.
1. Đọc thành tiếng (4 điểm).
HS đọc 1 đoạn khoảng 70 chữ trong các bài Tập đọc đã học (từ tuần 19 đến tuần 34) và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) (35 phút)
CÂY GẠO KHI XUÂN VỀ
Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê. Trong vòm cây, tiếng đàn sáo ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu…Nghe chúng mà xốn xang, mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng, nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có chú ý lắng nghe hay không.
Theo Băng Sơn
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.
Câu 1. Cây gạo bắt đầu nở hoa vào mùa nào ?
a . Mùa đông. b. Mùa xuân. c. Mùa thu.
Câu 2. Hoa gạo màu gì ?
a. Đỏ thắm b. Sáng bừng c. Đỏ hồng
Câu 3: Cây gạo được trồng ở đâu?
a. giữa cánh đồng.
b. ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê.
c. ngoài cổng làng, lối vào chợ.
Câu 4: Trong vòm cây gạo, tiếng của đàn sáo được so sánh với những âm thanh nào ?
a. như một cái chợ vừa mở; như một lớp học vừa tan
b. như một buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu
c. Tất cả các ý trên
Câu 5: Chép lại câu văn cho thấy hoa gạo nở làm cho cảnh làng quê thay đổi
Câu 6: Vì sao đàn sáo chuyện trò râm ran?
Câu 7. Bộ phận in đậm trong câu “Đàn sáo đậu trên cây gạo để trò chuyện với nhau.” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Để làm gì ? b. Như thế nào ? c. Khi nào ?
Câu 8: Câu “Đàn sáo chuyện trò râm ran.” được nhân hóa bằng cách nào?
a. Nói với đàn sáo như nói với người.
b. Gọi đàn sáo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
c. Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về đàn sáo.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
1/ Đọc thành tiếng (4đ)
HS đọc 1 đoạn khoảng 70 chữ trong các bài Tập đọc đã học (từ tuần 19 đến tuần 34) và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) (35 phút)
Câu 5: 1 điểm: Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê.
Câu 6: 1 điểm: có lẽ mỗi con đều có chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng, nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời,
Câu 9: 1 điểm: VD:
- Chúng em quét sân trường bằng chổi.
- Chúng em chăm sóc vườn hoa bằng tất cả trách nhiệm của mình.
4. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Bồ Đề
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) (Thời gian : 35 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Chuyện trong vườn
Có một cây hoa giấy và một cây táo con cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho lá cây xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo vẫn đứng lặng lẽ một góc vườn, thân cành trơ trụi, nứt nẻ. Cây hoa giấy nói:
- Táo ơi! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.
Cây táo con nép mình im lặng. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng và hiếm hoi. Rồi cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng. Một hôm, hai ông cháu chủ vườn ra thăm cây. Ông với tay trẩy cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen táo thơm ngon. Thấy hai ông cháu không để ý đến mình, cây hoa giấy buồn lắm. Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn:
- Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người, còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.
Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu ra nhiều điều. Nó không còn nghĩ chỉ có mình mới đáng yêu như trước nữa. Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của cây táo sau mùa cho quả.
Theo Thành Tuấn
(1) Câu văn nào miêu tả vẻ đẹp của cây hoa giấy? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
.........................................................................................................................
(5) Dòng nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
(7) Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên ?
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
(8) Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai làm gì ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Cây hoa giấy đến với mọi người bằng ....................................................
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
1. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
1.1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra từng cá nhân) : 4 điểm
* Nội dung kiểm tra :
+ HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 3 (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng)
+ HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
* Cách đánh giá, cho điểm :
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, đọc lưu loát, trôi chảy: 1 điểm
- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
1. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt; 6 điểm
5. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Cửa Tùng
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm). (GV tùy chọn bài, đoạn đã học gọi HS đọc và TLCH )
II. Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi: (5 điểm).
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Nâng niu từng hạt giống
Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.
Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý, Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm. Còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.
Theo Minh Chuyên
Câu 1. (0,5 điểm) Ông Lương Định Của là:
A. Nhà thiên văn học.
B. Nhà sản xuất.
C. Nhà khoa học.
D. Nhà báo.
Câu 2. (0,5 điểm) Ông Lương Định Của là nhà khoa học có công tạo ra gì?
A. Thuốc trị bệnh dịch hạch.
B. Nhiều giống lúa mới.
C. Công trình bảo vệ môi trường.
D. Cả ba ý trên.
Câu 3. (0,5 điểm) Người bạn nước ngoài của Lương Định Của đã gửi gì cho viện nghiên cứu của ông?
A. Năm hạt thóc giống quý.
B. Mười loại hạt quý.
C. Mười hạt thóc giống quý.
D. Năm loại hạt quý.
Câu 4. (0,5 điểm) Ông Lương Định Của đã làm gì với mười hạt thóc giống đó?
A. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông ủ trong người.
B. Ông gieo tất cả mười hạt trong phòng thí nghiệm.
C. Ông gieo 3 hạt vào phòng thí nghiệm.
D. Cả 3 ý đều sai.
Câu 5. (05 điểm) Vì sao ông Của không gieo tất cả mười hạt thóc giống đó?
A. Vì ông muốn để giành năm hạt, chỉ gieo năm hạt.
B. Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này khi nảy mầm sẽ chết vì rét.
C. Vì trong phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho năm hạt giống nảy mầm và lớn lên.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 6. (0,5 điểm) Từ cùng nghĩa với từ “Tổ quốc” là:
A. Đất nước.
B. Làng xóm.
C. Làng quê.
D. Quê hương.
Câu 7. (1 điểm) Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?
A. Ngày xưa, nước ta có một năm nắng hạn rất lâu.
B. Ruộng đồng khô hạn, cây cỏ trụi trơ.
C. Anh cua đang bò vào chum nước.
D. Thời tiết hôm nay rất đẹp.
Câu 8. (1 điểm) Qua câu chuyện “ Nâng niu từng hạt giống”, em rút ra được bài học gì?
B. Kiểm tra viết. ( 10 điểm)
1. Chính tả. (4 điểm - Nghe viết).
Viết bài “Cuộc chạy đua trong rừng”. Từ Ngày mai đến vô địch. Sách HDH TV3 Tập 2B trang 4.
2.Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
- Việc tốt em đã làm là việc gì? Em làm khi nào? Vào dịp nào?
- Việc làm đó đã diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
- Tác dụng của việc làm đó đối với môi trường và đối với bản thân em
- Cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt: (10 điểm)
I (5đ) (GV tùy chọn bài, đoạn đã học gọi HS đọc và TLCH )
II (5đ) Đọc văn bản và làm bài tập
Câu 1: c
Câu 2: b
Câu 3: c
Câu 4: a
Câu 5: b
Câu 6: a
Câu 7: c
Câu 8 :Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và ghi điểm.
B. Kiểm tra viết: ( 10 điểm )
I. Chính tả: ( 4 điểm )
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Bài viết không mắc quá 5 lỗi : 1 điểm.
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1điểm
- Trình bày sạch, đẹp, đúng quy định: 1 điểm .
II. Tập làm văn: ( 6 điểm )
* Nội dung:
- Bài viết đúng yêu cầu, bố cục, thể thức: 3,0 điểm
* Kĩ năng:
Chữ viết, chính tả: 1,0 điểm
Dùng từ đặt câu: 1,0 điểm ;
Cảm xúc, sáng tạo: 1,0 điểm
Lưu ý: Phần dưới đây chỉ là trích đoạn tài liệu, để tải bản đầy đủ, thầy cô vui lòng kéo xuống dưới mục bình luận.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019-2020
1. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Ái Mộ B
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV cho học sinh bắt thăm đọc và trả lời câu hỏi theo phiếu in sẵn.
II. Đọc thầm bài văn sau: (6 điểm) (Thời gian làm bài: 35 phút)
Chú chim sâu
Một hôm, chim sâu vào rừng chơi và nghe được họa mi hót. Trở về cái tổ trong vườn, chim sâu phụng phịu nói với bố mẹ:
- Bố mẹ ơi! Con có thể trở thành họa mi được không?
- Tại sao con muốn trở thành họa mi? Chim mẹ ngạc nhiên hỏi.
- Vì con muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý.
-Chim bố nói:
- Người ta yêu quý chim không chỉ vì tiếng hót đâu, con ạ. Con hãy cứ là chim sâu. Bắt thật nhiều sâu, bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi người yêu quý.
- Một buổi chiều, trời đầy dông bão. Chim sâu bị gió thổi bạt vào một khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà. Một cậu bé chạy tới nâng chim sâu lên và đặt nó trong một chiếc hộp cứng. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh, cậu bé đến mở nắp hộp, nhẹ nhàng nâng chim sâu trên tay. Bố cậu bé nói:
- Con hãy thả chim sâu ra. Loài chim này có ích với vườn cây lắm đấy!
- Cậu bé vuốt ve chim sâu rồi khẽ tung nó lên. Chim sâu chợt nhớ đến lời bố ngày nào. Chú vội vã bay về phía vườn cây.
Theo NGUYỄN ĐÌNH QUẢNG
* Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và làm các bài tập sau:
1. (0,5 điểm) Chú chim sâu được nghe họa mi hót ở đâu?
a. Ở trước cửa nhà
b. Ở ngoài vườn
c. Ở trong rừng
2. (0,5 điểm) Vì sao chim sâu muốn trở thành họa mi?
a. Vì nó muốn có tiếng hót hay để mọi người yêu quý
b. Vì nó muốn xinh đẹp hơn để mọi người yêu quý
c. Vì nó muốn bắt thật nhiều sâu để bảo vệ cây cối
3. (0,5 điểm) Chim bố nói gì với chim con?
a. Người ta yêu quý chim không chỉ vì tiếng hót
b. Người ta yêu quý chim không chỉ vì biết bắt sâu
c. Người ta yêu quý chim không chỉ vì vẻ đẹp bên ngoài
4. (0,5 điểm) Sự việc gì đã xảy ra với chim sâu sau đó?
a. Trời bão, gió thổi mạnh, chim sâu rơi vào một chiếc hộp
b. Trời bão, chim sâu bị gió thổi, một cậu bé bắt được
c. Chim sâu bị gió thổi, rơi xuống nền nhà, bố cậu bé bắt được
5. (1 điểm) Vì sao cậu bé thả cho chim bay đi? Hãy viết câu trả lời của em vào chỗ chấm.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
6. (1 điểm) Câu chuyện muốn nhắn nhủ với em điều gì? Hãy viết câu trả lời của em vào chỗ chấm.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
7. (0,5 điểm) Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu văn sau:
Một buổi chiều dông bão chim sâu bị gió thổi bạt vào ngôi nhà của cậu bé.
8. (0,5 điểm) Điền vào chỗ chấm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
Dù không có giọng hót hay như họa mi nhưng chim sâu vẫn được mọi người yêu mến vì: ............................................................................................................................
9. (1 điểm) Đặt một câu có hình ảnh nhân hóa để nói về một loài chim mà em biết.
.......................................................................................................................................
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
A. Kiểm tra đọc (10 điểm):
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Câu | Điểm | ĐÁP ÁN |
1 | 0,5 | c |
2 | 0,5 | a |
3 | 0,5 | a |
4 | 0,5 | b |
5 | 1 | Gợi ý: Vì loài chim có ích cho vườn cây |
6 | 1 | Gợi ý: - Hãy sống có ích để được mọi người yêu mến. - Hãy bảo vệ các môi trường, bảo vệ các loài chim. |
7 | 0,5 | Đặt đúng dấu phẩy sau chữ “ bão” |
8 | 0,5 | Gợi ý: Vì chim sâu bắt sâu, bảo vệ cây cối, hoa màu |
9 | 1 | Lưu ý: Đặt được câu văn tả một loài chim có sử dụng biện pháp nhân hóa: 1 điểm; Đặt câu văn tả một loài chim song không sử dụng biện pháp nhân hóa: 0,5 điểm Câu văn không nói về loài chim : 0 đ |
I. Phần đọc hiểu: (6 điểm)
Học sinh đọc thầm bài “Cóc kiện Trời” và làm bài tập:
Cóc kiện Trời
1. Ngày xưa, có một năm nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng.
Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên đình kiện Trời. Dọc đường, gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Tất cả đều xin đi theo.
2. Đến cửa nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, Cóc bảo:
- Anh Cua bò vào chum nước này. Cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp ở hai bên.
Sắp đặt xong, Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Thấy chú Cóc bé tẹo dám náo động thiên đình, Trời nổi giận, sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo, Chó mới ra tới cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi. Trời càng tức, sai thần Sét ra trị Gấu. Thần Sét cầm lưỡi tầm sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ, đã bị Ong ở sau cửa bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức Cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị Cọp vồ.
3. Trời túng thế, đành mời Cóc vào, Cóc tâu :
- Muôn tâu Thượng đế ! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.
Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói:
- Thôi, cậu hãy về đi. Ta sẽ cho mưa xuống !
Lại còn dặn thêm:
- Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khỏi phải lên đây !
Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng.
Từ đó, hễ Cóc nghiến răng là trời đổ mưa.
TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao Cóc phải kiện Trời
a. Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn hán lớn, muôn loài đều khổ sở.
b. Nắng hạn lâu năm.
c. Chim muôn khát khô cả họng.
d. Ruộng đồng khô cạn.
Câu 2: (0,5 điểm) Đi cùng với Cóc lên kiện Trời có mấy con vật ?
a. Ba con vật.
b. Bốn con vật
c. Năm con vật.
d. Sáu con vật.
Câu 3: (0,5 điểm) Sau khi sắp đặt vị trí các con vật xong, Cóc làm gì ?
a. Cóc cất tiếng kêu “ộp … ộp” để gọi Trời.
b. Tất cả các con vật đề hô to, gây náo loạn nhà Trời.
c. Cóc nghiến răng.
d. Cóc đánh vang ba hồi trống.
Phần II: Chính tả : (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Cuộc chạy đua trong rùng” SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 83 (Từ Ngựa Con đến đừng bao giờ chủ quan) trong thời gian 15 phút.
Phần III. Tập làm văn: (5 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu kể lại buổi Lễ khai giảng theo gợi ý sau:
a/ Đó là lễ gì ?
b/ Lễ được tổ chức khi nào, ở đâu ?
c/ Mọi người đi dự lễ như thế nào ?
d/ Lễ được bắt đầu bằng những hoạt động gì ?
e/ Cảm tưởng của em về ngày lễ đó như thế nào ?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
I. Tiếng Việt (đọc - hiểu): 6 điểm
Câu | Đáp án | Điển | |
Đề A | Đề B | ||
1 | a | d | 0,5 điểm |
2 | c | b | 0,5 điểm |
3 | d | c | 0,5 điểm |
4 | 1 – b; 2 - c | 1 – c; 2 - b | 0,5 điểm |
5 | Do có qyết tâm và biết phối hợp với nha đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời. | 1 điểm | |
6 | Cóc có gan lớn, mưu trí, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời. | 1 điểm | |
7 | b | a | 0,5 điểm |
8 | Tìm câu có sử dụng từ nhân hóa | 1 điểm |
Lưu ý: Câu 6 học sinh có cách trả lời khác đúng vẫn đạt tròn số điểm.
II Phần viết: (10 điểm)
1/ Chính tả: (4 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (5 điểm).
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai-lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm.
2/ Tập làm văn: (6 điểm)
- Giới thiệu được buổi lễ khai giảng (0,5 điểm)
- Giới thiệu được lễ được tổ chức vào lúc nào, ở đâu ? (1 điểm)
- Nói được chi tiết lễ được bắt đầu bằng những hoạt động gì ? (2,5 điểm)
- Nói được tình cảm của em về ngày lễ đó như thế nào ? (1 điểm)
*Hình thức: (1 điểm)
- Viết được một đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề bài (0,5 điểm)
- Chữ rõ ràng, trình bày sạch (0,5 điểm)
3. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Bình Yên
PHẦN A (10 điểm): KIỂM TRA ĐỌC.
Thực hiện sau khi kiểm tra xong phần B môn Tiếng Việt.
1. Đọc thành tiếng (4 điểm).
HS đọc 1 đoạn khoảng 70 chữ trong các bài Tập đọc đã học (từ tuần 19 đến tuần 34) và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) (35 phút)
CÂY GẠO KHI XUÂN VỀ
Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê. Trong vòm cây, tiếng đàn sáo ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu…Nghe chúng mà xốn xang, mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng, nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có chú ý lắng nghe hay không.
Theo Băng Sơn
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.
Câu 1. Cây gạo bắt đầu nở hoa vào mùa nào ?
a . Mùa đông. b. Mùa xuân. c. Mùa thu.
Câu 2. Hoa gạo màu gì ?
a. Đỏ thắm b. Sáng bừng c. Đỏ hồng
Câu 3: Cây gạo được trồng ở đâu?
a. giữa cánh đồng.
b. ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê.
c. ngoài cổng làng, lối vào chợ.
Câu 4: Trong vòm cây gạo, tiếng của đàn sáo được so sánh với những âm thanh nào ?
a. như một cái chợ vừa mở; như một lớp học vừa tan
b. như một buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu
c. Tất cả các ý trên
Câu 5: Chép lại câu văn cho thấy hoa gạo nở làm cho cảnh làng quê thay đổi
Câu 6: Vì sao đàn sáo chuyện trò râm ran?
Câu 7. Bộ phận in đậm trong câu “Đàn sáo đậu trên cây gạo để trò chuyện với nhau.” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Để làm gì ? b. Như thế nào ? c. Khi nào ?
Câu 8: Câu “Đàn sáo chuyện trò râm ran.” được nhân hóa bằng cách nào?
a. Nói với đàn sáo như nói với người.
b. Gọi đàn sáo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
c. Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về đàn sáo.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
1/ Đọc thành tiếng (4đ)
HS đọc 1 đoạn khoảng 70 chữ trong các bài Tập đọc đã học (từ tuần 19 đến tuần 34) và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) (35 phút)
Câu 1: 0,5 điểm | Câu 2 0,5 điểm | Câu 3 0,5 điểm | Câu 4 0,5 điểm | Câu 7 0,5 điểm | Câu 8 0,5 điểm |
Ý b | Ý c | Ý b | Ý c | Ý a | Ý c |
Câu 6: 1 điểm: có lẽ mỗi con đều có chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng, nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời,
Câu 9: 1 điểm: VD:
- Chúng em quét sân trường bằng chổi.
- Chúng em chăm sóc vườn hoa bằng tất cả trách nhiệm của mình.
4. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Bồ Đề
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) (Thời gian : 35 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Chuyện trong vườn
Có một cây hoa giấy và một cây táo con cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho lá cây xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo vẫn đứng lặng lẽ một góc vườn, thân cành trơ trụi, nứt nẻ. Cây hoa giấy nói:
- Táo ơi! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.
Cây táo con nép mình im lặng. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng và hiếm hoi. Rồi cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng. Một hôm, hai ông cháu chủ vườn ra thăm cây. Ông với tay trẩy cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen táo thơm ngon. Thấy hai ông cháu không để ý đến mình, cây hoa giấy buồn lắm. Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn:
- Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người, còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.
Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu ra nhiều điều. Nó không còn nghĩ chỉ có mình mới đáng yêu như trước nữa. Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của cây táo sau mùa cho quả.
Theo Thành Tuấn
(1) Câu văn nào miêu tả vẻ đẹp của cây hoa giấy? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
- Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc.
- Mưa phùn làm cho lá cây xanh mướt, tốt tươi.
- Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực.
- Thân cành trơ trụi, nứt nẻ.
- Đâm chồi, nảy những chiếc lá hiếm hoi.
- Nở ra những bông hoa có mùi thơm nhẹ.
- Cậu đã làm cho khu vườn thêm tươi đẹp.
- Cậu làm xấu khu vườn, đi chỗ khác cho tớ nở hoa.
- Cậu làm cho khu vườn thêm chật hẹp
.........................................................................................................................
(5) Dòng nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
- Cây hoa giấy có vẻ đẹp rực rỡ.
- Cây táo thường nở hoa, ra quả rất muộn.
- Nên hiểu đúng về nhau, tôn trọng lẫn nhau.
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
(7) Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên ?
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
(8) Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai làm gì ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
- Cây táo con nép mình im lặng.
- Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng và hiếm hoi.
- Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng.
- Cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió.
- Chẳng bao lâu, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ màu xanh.
- Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn.
Cây hoa giấy đến với mọi người bằng ....................................................
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
1. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
1.1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra từng cá nhân) : 4 điểm
* Nội dung kiểm tra :
+ HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 3 (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng)
+ HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
* Cách đánh giá, cho điểm :
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, đọc lưu loát, trôi chảy: 1 điểm
- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
1. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt; 6 điểm
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | C | 0,5 |
2 | A | 0,5 |
3 | B | 0,5 |
4 | Cây hoa giấy cảm thấy buồn bã | 0,5 |
5 | C | 0,5 |
6 | Cây táo hiểu được công việc của mình; biết an ủi động viên bạn. | 1 |
7 | Cần yêu thương đoàn kết với bạn, biết tôn trọng và hiểu đúng về bạn. | 1 |
8 | A | 0,5 |
9 | C | 0,5 |
10 | Sắc hoa và bóng mát. | 0,5 |
5. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Cửa Tùng
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm). (GV tùy chọn bài, đoạn đã học gọi HS đọc và TLCH )
II. Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi: (5 điểm).
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Nâng niu từng hạt giống
Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.
Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý, Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm. Còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.
Theo Minh Chuyên
Câu 1. (0,5 điểm) Ông Lương Định Của là:
A. Nhà thiên văn học.
B. Nhà sản xuất.
C. Nhà khoa học.
D. Nhà báo.
Câu 2. (0,5 điểm) Ông Lương Định Của là nhà khoa học có công tạo ra gì?
A. Thuốc trị bệnh dịch hạch.
B. Nhiều giống lúa mới.
C. Công trình bảo vệ môi trường.
D. Cả ba ý trên.
Câu 3. (0,5 điểm) Người bạn nước ngoài của Lương Định Của đã gửi gì cho viện nghiên cứu của ông?
A. Năm hạt thóc giống quý.
B. Mười loại hạt quý.
C. Mười hạt thóc giống quý.
D. Năm loại hạt quý.
Câu 4. (0,5 điểm) Ông Lương Định Của đã làm gì với mười hạt thóc giống đó?
A. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông ủ trong người.
B. Ông gieo tất cả mười hạt trong phòng thí nghiệm.
C. Ông gieo 3 hạt vào phòng thí nghiệm.
D. Cả 3 ý đều sai.
Câu 5. (05 điểm) Vì sao ông Của không gieo tất cả mười hạt thóc giống đó?
A. Vì ông muốn để giành năm hạt, chỉ gieo năm hạt.
B. Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này khi nảy mầm sẽ chết vì rét.
C. Vì trong phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho năm hạt giống nảy mầm và lớn lên.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 6. (0,5 điểm) Từ cùng nghĩa với từ “Tổ quốc” là:
A. Đất nước.
B. Làng xóm.
C. Làng quê.
D. Quê hương.
Câu 7. (1 điểm) Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?
A. Ngày xưa, nước ta có một năm nắng hạn rất lâu.
B. Ruộng đồng khô hạn, cây cỏ trụi trơ.
C. Anh cua đang bò vào chum nước.
D. Thời tiết hôm nay rất đẹp.
Câu 8. (1 điểm) Qua câu chuyện “ Nâng niu từng hạt giống”, em rút ra được bài học gì?
B. Kiểm tra viết. ( 10 điểm)
1. Chính tả. (4 điểm - Nghe viết).
Viết bài “Cuộc chạy đua trong rừng”. Từ Ngày mai đến vô địch. Sách HDH TV3 Tập 2B trang 4.
2.Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
- Việc tốt em đã làm là việc gì? Em làm khi nào? Vào dịp nào?
- Việc làm đó đã diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
- Tác dụng của việc làm đó đối với môi trường và đối với bản thân em
- Cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt: (10 điểm)
I (5đ) (GV tùy chọn bài, đoạn đã học gọi HS đọc và TLCH )
II (5đ) Đọc văn bản và làm bài tập
Câu 1: c
Câu 2: b
Câu 3: c
Câu 4: a
Câu 5: b
Câu 6: a
Câu 7: c
Câu 8 :Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và ghi điểm.
B. Kiểm tra viết: ( 10 điểm )
I. Chính tả: ( 4 điểm )
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Bài viết không mắc quá 5 lỗi : 1 điểm.
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1điểm
- Trình bày sạch, đẹp, đúng quy định: 1 điểm .
II. Tập làm văn: ( 6 điểm )
* Nội dung:
- Bài viết đúng yêu cầu, bố cục, thể thức: 3,0 điểm
* Kĩ năng:
Chữ viết, chính tả: 1,0 điểm
Dùng từ đặt câu: 1,0 điểm ;
Cảm xúc, sáng tạo: 1,0 điểm