Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
"Nó" !
Bố tôi vẫn thường nói với tôi: “Nó khổ hơn con rất nhiều, con đừng ganh tị với nó.”
“Nó” là bé Ngần, con bé lang thang không có cha mẹ được bà tôi đem về nuôi trong một lần bà đi tàu từ Sài Gòn về. Bà tôi kể: lúc thấy nó ngơ ngơ ngác ngác một mình trên sân ga, quần áo rách rưới bẩn thỉu, bà tôi động lòng hỏi han nó thì không hiểu sao nó oà khóc đòi đi theo bà tôi. Nó chẳng nhớ tại sao nó đến được đây. Nó cũng chẳng nhớ nó tên gì. Bắt đầu từ ngày đó, cuộc sống đang êm ả của tôi bị đảo lộn lung tung cả lên.
Ðầu tiên là mấy con búp bê xinh đẹp. Mẹ tôi bảo: “Con cho nó chơi với”. Rồi hộp đồ xếp hình tôi vẫn cất cẩn thận trong thùng giấy các tông. Bố tôi bảo: “Con hãy chơi chung với nó”. Bực nhất là nó chẳng thèm xin chơi với tôi. Nó đứng trân trân, tròn đôi mắt nhìn tôi. Nó muốn tất cả đồ chơi của tôi ư? Ðừng hòng …
Tới năm đầu đi học nó mới được bố tôi đặt cho cái tên là Ngần. Cả nhà gọi nó là bé Ngần. Nó quen dần với cái tên mới. Khi được gọi “Ngần ơi”, nó toét miệng cười. Nó gọi bà tôi bằng bà, gọi bố tôi bằng bố. Nghe ngọt không? Tôi nhiều lần quát nó: “Bà mày à? Bà của tao chứ… Bố tao chứ. Bố mày ấy à, đang ở ...” Tôi chỉ tay về rặng núi xa tít phía chân trời. Nó nhìn theo, bần thần gạ tôi: “Cho em chung bà với… chung bố với …”. Có thế chứ. Cuối cùng nó cũng hiểu thân phận nó và đã ngoan ngoãn xin tôi.
Ở làng tôi, rất nhiều cây xoan. Tháng Hai, hoa xoan thả hương thơm ngát, rụng tím cả các phiến đá lát đường. Những hàng rào cúc tần xanh mơn mởn trong mưa bụi mùa xuân. Dây tơ hồng vàng quấn quýt đan vào nhau hứng những cánh hoa xoan li ti như những vỏ trấu màu tím rơi nhẹ. Tôi với bé Ngần chơi trò công chúa về làng. Nó luôn bắt tôi làm công chúa. Làm công chúa được đeo vòng vàng (vòng vàng làm bằng dây tơ hồng). Nó cẩn thận “trang điểm” cho tôi xong rồi nghiêng ngó cười ngặt nghẽo: “Chị Huyền giống hệt công chúa nhé”. Công chúa như thế nào tôi không biết. Có gì khác lũ con gái bình thường chúng tôi? Tôi làm bộ sang trọng đi vào sân nhà. Bé Ngần vun hoa xoan rụng đầy vạt áo, đi sau tung hoa lên đầu tôi, miệng ơi ới: “Tránh ra nhá, cho công chúa đi cái nhá”. Chú cún cũng rối rít lăng xăng chạy lui chạy tới. Chán vai Công chúa tôi bảo đổi cho nó. Bé Ngần lắc nguây nguẩy: “Em không làm được công chúa đâu. Em xấu lắm. Công chúa phải đẹp chứ. Em là người hầu công chúa thôi”.
Những mùa hoa xoan tím thấm thoắt qua nhanh. Vèo một cái chúng tôi đã học lớp 9. Bà tôi dạo này yếu hẳn đi. Bà ho nhiều về đêm. Mâm cơm hàng ngày của gia đình tôi không còn nhiều bát đĩa to đựng thức ăn như trước. Bố tôi hay ngồi tư lự sau những buổi đi làm về. Mẹ tôi lại chuẩn bị sinh em bé. Tất cả việc đồng áng đều một mình bố tôi gánh vác. Tôi và bé Ngần sau buổi học lăn ra làm giúp bố. Tối tối đến giờ học bài, bố bắt chúng tôi vào học: “Năm nay là năm cuối, các con phải chú ý bài vở hơn đấy”.
Tôi với Ngần hai đứa không giao ước nhưng đều cố đạt điểm tốt để bố vui lòng. Tuy khác lớp nhau nhưng chúng tôi đều biết được kết quả học tập của nhau.
Tôi là học sinh giỏi lớp A thì nó cũng là học sinh giỏi lớp C. Kỳ thi tốt nghiệp, đám học trò lo xanh mặt. Tôi với Ngần thì “Yên trí làm bài xong bọn tớ sẽ viện trợ”, chúng tôi đùa với bạn như thế.
Năm đó chúng tôi thi xong tốt nghiệp phải thi tiếp lên lớp 10. Buổi báo tin danh sách trúng tuyển tôi không tin vào mắt mình nữa: “Ngần không đỗ lớp 10”.
Khi tôi báo tin này với bố, bố tôi bỏ buổi cày phóng xe đạp hộc tốc xuống trường. Mẹ tôi hỏi lại tôi: “Sao Ngần lại không đỗ?” Bà tôi thì rên rẫm: “Ðúng là học tài thi phận. Rõ khổ”. Rồi bà lại ho khan từng hồi dài …
Ngần về, mặt buồn buồn. Tôi hỏi. Nó trả lời qua quýt: “Em bị điểm liệt”. Bố tôi đạp xe từ trường về thở dài: “Con Ngần không đỗ rồi, bị một môn điểm liệt”. Không, tôi không tin được. Tất cả các môn Ngần đều học khá. Có môn còn giỏi nữa. “Vấn đề” gì đây. Tôi quyết định cất công tìm hiểu. Có đứa mách: “Không hiểu sao Ngần chép đề xong cứ ngồi im khóc thầm. Thầy giám thị hỏi nó trả lời ấp úng là không hiểu bài, không làm được”. Tôi nóng ruột: “Hôm đó thi môn gì?” Ðứa bạn trả lời: “Môn địa lý”
Người tôi run lên. Môn địa lý nó học giỏi hơn cả tôi. Ðề năm nay không khó …
Ðúng rồi … Tôi chạy về nhà, lôi nó ra sau bếp: "Sao mày cố tình không làm bài thi môn địa lý?".
Lúc đầu nó chống chế: "Em không nhớ bài …".
"Nói láo!", tôi quát lên: "Mày cố tình không làm. Bài đó tao với mày đã từng kiểm tra lẫn nhau!".
Ngần cúi đầu. Tôi nhìn qua làn tóc mai của nó. Những giọt nước mắt đang từ từ lăn trên má nó. Tôi khóc oà lên: "Tao biết rồi. Mày muốn ở nhà làm giúp bố phải không? Mày thấy bà ốm nên muốn ở nhà phải không? Mày muốn dành cho tao đi học phải không? Sao lại thế ..."
Bố tôi từ đồng về đứng sau chúng tôi lúc nào không biết. Ông lẳng lặng dựng chiếc cuốc vào góc hè, mắt cũng đỏ hoe ...
ST
Bố tôi vẫn thường nói với tôi: “Nó khổ hơn con rất nhiều, con đừng ganh tị với nó.”
“Nó” là bé Ngần, con bé lang thang không có cha mẹ được bà tôi đem về nuôi trong một lần bà đi tàu từ Sài Gòn về. Bà tôi kể: lúc thấy nó ngơ ngơ ngác ngác một mình trên sân ga, quần áo rách rưới bẩn thỉu, bà tôi động lòng hỏi han nó thì không hiểu sao nó oà khóc đòi đi theo bà tôi. Nó chẳng nhớ tại sao nó đến được đây. Nó cũng chẳng nhớ nó tên gì. Bắt đầu từ ngày đó, cuộc sống đang êm ả của tôi bị đảo lộn lung tung cả lên.
Ðầu tiên là mấy con búp bê xinh đẹp. Mẹ tôi bảo: “Con cho nó chơi với”. Rồi hộp đồ xếp hình tôi vẫn cất cẩn thận trong thùng giấy các tông. Bố tôi bảo: “Con hãy chơi chung với nó”. Bực nhất là nó chẳng thèm xin chơi với tôi. Nó đứng trân trân, tròn đôi mắt nhìn tôi. Nó muốn tất cả đồ chơi của tôi ư? Ðừng hòng …
Tới năm đầu đi học nó mới được bố tôi đặt cho cái tên là Ngần. Cả nhà gọi nó là bé Ngần. Nó quen dần với cái tên mới. Khi được gọi “Ngần ơi”, nó toét miệng cười. Nó gọi bà tôi bằng bà, gọi bố tôi bằng bố. Nghe ngọt không? Tôi nhiều lần quát nó: “Bà mày à? Bà của tao chứ… Bố tao chứ. Bố mày ấy à, đang ở ...” Tôi chỉ tay về rặng núi xa tít phía chân trời. Nó nhìn theo, bần thần gạ tôi: “Cho em chung bà với… chung bố với …”. Có thế chứ. Cuối cùng nó cũng hiểu thân phận nó và đã ngoan ngoãn xin tôi.
Ở làng tôi, rất nhiều cây xoan. Tháng Hai, hoa xoan thả hương thơm ngát, rụng tím cả các phiến đá lát đường. Những hàng rào cúc tần xanh mơn mởn trong mưa bụi mùa xuân. Dây tơ hồng vàng quấn quýt đan vào nhau hứng những cánh hoa xoan li ti như những vỏ trấu màu tím rơi nhẹ. Tôi với bé Ngần chơi trò công chúa về làng. Nó luôn bắt tôi làm công chúa. Làm công chúa được đeo vòng vàng (vòng vàng làm bằng dây tơ hồng). Nó cẩn thận “trang điểm” cho tôi xong rồi nghiêng ngó cười ngặt nghẽo: “Chị Huyền giống hệt công chúa nhé”. Công chúa như thế nào tôi không biết. Có gì khác lũ con gái bình thường chúng tôi? Tôi làm bộ sang trọng đi vào sân nhà. Bé Ngần vun hoa xoan rụng đầy vạt áo, đi sau tung hoa lên đầu tôi, miệng ơi ới: “Tránh ra nhá, cho công chúa đi cái nhá”. Chú cún cũng rối rít lăng xăng chạy lui chạy tới. Chán vai Công chúa tôi bảo đổi cho nó. Bé Ngần lắc nguây nguẩy: “Em không làm được công chúa đâu. Em xấu lắm. Công chúa phải đẹp chứ. Em là người hầu công chúa thôi”.
Những mùa hoa xoan tím thấm thoắt qua nhanh. Vèo một cái chúng tôi đã học lớp 9. Bà tôi dạo này yếu hẳn đi. Bà ho nhiều về đêm. Mâm cơm hàng ngày của gia đình tôi không còn nhiều bát đĩa to đựng thức ăn như trước. Bố tôi hay ngồi tư lự sau những buổi đi làm về. Mẹ tôi lại chuẩn bị sinh em bé. Tất cả việc đồng áng đều một mình bố tôi gánh vác. Tôi và bé Ngần sau buổi học lăn ra làm giúp bố. Tối tối đến giờ học bài, bố bắt chúng tôi vào học: “Năm nay là năm cuối, các con phải chú ý bài vở hơn đấy”.
Tôi với Ngần hai đứa không giao ước nhưng đều cố đạt điểm tốt để bố vui lòng. Tuy khác lớp nhau nhưng chúng tôi đều biết được kết quả học tập của nhau.
Tôi là học sinh giỏi lớp A thì nó cũng là học sinh giỏi lớp C. Kỳ thi tốt nghiệp, đám học trò lo xanh mặt. Tôi với Ngần thì “Yên trí làm bài xong bọn tớ sẽ viện trợ”, chúng tôi đùa với bạn như thế.
Năm đó chúng tôi thi xong tốt nghiệp phải thi tiếp lên lớp 10. Buổi báo tin danh sách trúng tuyển tôi không tin vào mắt mình nữa: “Ngần không đỗ lớp 10”.
Khi tôi báo tin này với bố, bố tôi bỏ buổi cày phóng xe đạp hộc tốc xuống trường. Mẹ tôi hỏi lại tôi: “Sao Ngần lại không đỗ?” Bà tôi thì rên rẫm: “Ðúng là học tài thi phận. Rõ khổ”. Rồi bà lại ho khan từng hồi dài …
Ngần về, mặt buồn buồn. Tôi hỏi. Nó trả lời qua quýt: “Em bị điểm liệt”. Bố tôi đạp xe từ trường về thở dài: “Con Ngần không đỗ rồi, bị một môn điểm liệt”. Không, tôi không tin được. Tất cả các môn Ngần đều học khá. Có môn còn giỏi nữa. “Vấn đề” gì đây. Tôi quyết định cất công tìm hiểu. Có đứa mách: “Không hiểu sao Ngần chép đề xong cứ ngồi im khóc thầm. Thầy giám thị hỏi nó trả lời ấp úng là không hiểu bài, không làm được”. Tôi nóng ruột: “Hôm đó thi môn gì?” Ðứa bạn trả lời: “Môn địa lý”
Người tôi run lên. Môn địa lý nó học giỏi hơn cả tôi. Ðề năm nay không khó …
Ðúng rồi … Tôi chạy về nhà, lôi nó ra sau bếp: "Sao mày cố tình không làm bài thi môn địa lý?".
Lúc đầu nó chống chế: "Em không nhớ bài …".
"Nói láo!", tôi quát lên: "Mày cố tình không làm. Bài đó tao với mày đã từng kiểm tra lẫn nhau!".
Ngần cúi đầu. Tôi nhìn qua làn tóc mai của nó. Những giọt nước mắt đang từ từ lăn trên má nó. Tôi khóc oà lên: "Tao biết rồi. Mày muốn ở nhà làm giúp bố phải không? Mày thấy bà ốm nên muốn ở nhà phải không? Mày muốn dành cho tao đi học phải không? Sao lại thế ..."
Bố tôi từ đồng về đứng sau chúng tôi lúc nào không biết. Ông lẳng lặng dựng chiếc cuốc vào góc hè, mắt cũng đỏ hoe ...
ST